3.1. Các giải pháp chung
3.1.1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến việc duy trì
mối quan hệ giữa CCHC và PCTN
-Việc hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và quy chế phối hợp, kiểm soát quyền lực, phân công, phân cấp rõ ràng để nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan
và cả bộ máy nhà nước,đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính, phục vụ tốt nhất
cho nhân dân và chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân không chỉ là giải pháp
chung mà còn là giải pháp cơ bản, quan trọng nhất trong việc đảm bảo và duy trì mối quan hệ giữa CCHC và PCTN.
Tiếp tục đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương các cấp trong thực hiện nhiệm vụ CCHC. Tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về TTHC của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, bãi bỏ các TTHC đang gây trở ngại cho phát triển sản xuất – kinh doanh. Tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết
TTHC tại các cấp chính quyền, nhằm tạo chuyển biến tích cực trong giải quyết
TTHC cho người dân và doanh nghiệp.
Việc thực thi pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước không tách rời với việc những vi phạm pháp luật từ phía cán bộ, cơng chức trong bộ máy hành chính
nhà nước bị khởi kiện hoặc truy tố tại tịa án. Có như vậy, quyền con người, quyền công dân và sự công bằng mới được bảo đảm.Tại Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phịng, chống tham nhũng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban
Chỉ đạo đã nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng thứ nhất là bổ sung, hoàn thiện chặt chẽ hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, khơng tạo ra kẽ hở để cho những cán bộ, đảng
nhũng, lãng phí. Trong đó, tập trung xây dựng hệ thống chỉ thị, kết luận, nghị quyết, đề án quan trọng của Đảng về cơng tác phịng, chống tham nhũng; đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế về kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, từng bước hình thành cơ chế phịng ngừa tham nhũng. Đại hội XII đã chỉ rõ, nguyên
nhân dẫn tới tham nhũng là do “chưa chế định rõ, đồng bộ, hiệu quả cơ chế phân
cơng, phối hợp và kiểm sốt quyền lực nhà nước ở các cấp... Chưa khắc phục được
sự chồng chéo, vướng mắc về chức năng, nhiệm vụ giữa các thiết chế, làm ảnh hưởng tới sự thống nhất quyền lực nhà nước... Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, nhiều nội dung chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền, còn chồng
chéo...”. Do đó, muốn bịt kín được những “khoảng trống”, “kẽ hở” để “không thể
tham nhũng, không dám tham nhũng” thì cần phải hồn thiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phải xem việc hoàn thiện thể chế là một nhiệm vụ chiến lược, “là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển nhanh
và bền vững”
Hệ thống quy phạm pháp luật Việt Nam do nhiều cơ quan nhà nước, cá nhân
có thẩm quyền ban hành cho nên không tránh khỏi sự chống chéo, thậm chí mâu thuẫn, khơng có tính khả thi, gây khó khăn cho cấp cơ sở thực hiện đồng thời cũng tạo kẽ hở cho CBCC thực hiện hành vi tham nhũng, nhũng nhiễu, lạm quyền. Nhiều
quy định của pháp luật được đặt ra để quản lý hành chính nhà nước tốt nhưng không
được thực hiện nghiêm minh như: quy định về chế độ tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức… đã có những quy định về việc cải cách, ứng dụng cơng nghệ thơng tin hiện đại, Quy chế thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp Phòng và tương đương tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ… nhằm mục đích phát hiện, thu hút, lựa chọn, bổ nhiệm người thực sự có năng lực lãnh đạo, quản lý, có trình độ chun mơn, nghiệp vụ phù hợp; có phẩm chất chính trị, đạo đức, đáp ứng vị trí lãnh đạo, quản lý cần bổ nhiệm. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh; từng bước đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý; tránh tình trạng cục bộ khép kín trong cơng tác quy hoạch; bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại cơ quan. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức giữ các chức danh
lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị để đáp ứng yêu cầu thực tiễn về đổi mới công tác cán bộ trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, Chính phủ mới tổ chức thí điểm và
số lượng cán bộ, lãnh đạo được tuyển dụng theo phương thức này chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với tổng biên chế hành chính của cả nước. Vậy khi đánh giá về hệ thống
pháp luật Việt Nam còn cần phải hồn thiện hơn nữa để từ đó có cơ chế kiểm soát việc tuân thủ pháp luật được nghiêm minh. Có như vậy Chính phủ mới có thể tiếp cận đến quản trị tốt, phòng chống tham nhũng trong hoạt động cơng vụ và đặc biệt
qua đó các quyền con người, quyền cơ bản của công dân mới được tôn trọng, thực
hiện và bảo vệ.