Thực tiễn sự tác động của CCHC với PCTN

Một phần của tài liệu Luận văn mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 61 - 70)

2.3. Thực tiễn mối quan hệ giữa CCHC và PCTN ở thành phố Hà Nội

2.3.1. Thực tiễn sự tác động của CCHC với PCTN

- CCHC ở Hà Nội góp phần xây dựng cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo quá trình phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý tham nhũng

Chương trình 08-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức

trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2020” đã nêu bật được những thành quả đạt được từ việc thực hiện

chương trình CCHC của thành phố giai đoạn 2011-2015, những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân đã được Thành ủy Hà nội chỉ rõ và đặt ra các mục tiêu, chỉ

tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong giai đoạn 2016-2021. UBND thành phố

Hà Nội triển khai Chương trình 08 của Thành ủy Hà Nội bằng Kế hoạch số

158/KH-UBND ngày 24/8/2016 về Cải cách hành chính nhà nước của thành phố Hà

Nội giai đoạn 2016 – 2020 với mục tiêu cải cách thể chế là đến năm 2019, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của thành phố cơ bản hoàn thiện, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch và dễ tiếp cận. Đối với từng nội dung cải cách hành

chính, UBND thành phố đã đặt ra những chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, người đứng đầu các Sở, cơ quan ngang Sở, UBND

các quận, huyện, thị xã theo hướng “rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm, rõ hiệu quả” và “một việc, một đầu mối xuyên suốt”.

Hằng năm, căn cứ vào Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của thành phố, các Sở, cơ quan ngang Sở, các ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã,

UBND xã phường thị trấn đều ban hành kế hoạch cải cách hành chính; kế hoạch kiểm sốt thủ tục hành chính; kế hoạch kiểm tra cơng tác cải cách hành chính; kế hoạch thông tin tuyên truyền về công tác cải cách hành chính; kế hoạch rà sốt và phối hợp đánh giá thủ tục hành chính… của cấp mình, đồng thời thực hiện chế độ

thông tin báo cáo định kỳ, kiểm tra, giám sát theo kế hoạch đã ban hành.

Bên cạnh đó, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 16/KH-

UBND ngày 20/1/2016 về việc rà soát, sắp xếp, kiện tồn tổ chức bộ máy các cơ

quan hành chính, đơn vị sự nghiệp toàn thành phố theo tinh thần của Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của BCH trung ương Đảng khóa XII về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Kể từ khi ban hành kế hoạch cải cách hành chính nhà nước, UBND thành phố Hà Nội lựa chọn chủ đề công tác năm luôn gắn với mục tiêu xây dựng và

hoàn thiện nền hành chính, cơng vụ kỷ cương, chuyên nghiệp, đề cao tinh thần

trách nhiệm của người đứng đầu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị.

UBND thành phố cũng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngân sách, đầu tư, tài chính cơng, chế độ hội nghị, đối ngoại, quản lý và phát triển

kinh tế xã hội… trình HĐND thành phố thông qua để đảm bảo cho việc vận hành bộ máy hành chính thủ đơ đúng quy định về phân cấp, phân quyền của Luật tổ chức

chính quyền địa phương, đồng thời tạo điều kiện để các tổ chức, công dân giám sát

hoạt động quản lý tài chính ở địa phương. Tính đến hết ngày 31/12/2018, thành phố đã tiến hành hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND ban

hành, trong đó có 399 văn bản còn hiệu lực, 95 Nghị quyết, 304 quyết định chai

thàng 23 lĩnh vực. Ban hành danh mục 227 VBQPPL cần sửa đổi, bổ sung, thay thế

trung ở các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Sở, ban,

ngành thành phố, các lĩnh vực tài chính, phí, lệ phí, xây dựng, quản lý đơ thị, đất đai, hạ tầng kỹ thuật… tiến hành cập nhật 1.991 VBQPPL còn hiệu lực thi hành vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật [22, 23, 24, 27]. Việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật sẽ hạn chế việc quy định thẩm quyền, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ chồng chéo, hạn chế việc đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan hành chính gây khó khăn, phiền hà, nhũng nhiễu đối với người dân.

Việc thành phố đã ban hành đồng bộ, hệ thống các văn bản chỉ đạo, điều

hành, triển khai công tác cải cách hành chính đã thiết lập cơ sở pháp lý chặt chẽ, thể

chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, bảo đảm cho quá trình thực

thi, cung ứng dịch vụ cơng, tiếp nhận đơn thư, khiếu nại, tố cáo của cơng dân… được đảm bảo đúng quy trình, đúng pháp luật, đồng thời cũng là căn cứ để các cơ

quan, tổ chức có thẩm quyền, người dân giám sát, đánh giá trách nhiệm giải trình, sự cơng khai, minh bạch, hiệu lực và liêm chính của bộ máy hành chính thủ đơ.

- CCHC bảo đảm phát hiện và khắc phục kịp thời những kẽ hở dễ bị chủ thể

thực hiện hành vi tham nhũng lợi dụng trong q trình thực thi cơng vụ. Thực hiện

kế hoạch cải cách hành chính, UBND thành phố Hà Nội thường xuyên rà sốt, quyết định cơng bố bộ thủ tục hành chính, thủ tục hành chính sửa đổi, thay thế, bãi bỏ; cơng bố quy trình giải quyết thủ tục hành chính; quyết định ban hành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong giải quyết thủ tục hành chính và cơng

khai trên Trang thơng tin điều hành của UBND thành phố, trang thông tin hoạt động

kiểm sốt thủ tục hành chính thành phố, Cổng thông tin điện tử của các Sở, ngành

thành phố, UBND các quận, huyện thị xã thuộc thành phố. Việc quyết định ban

hành thủ tục hành chính được thực hiện theo Luật ban hành văn bản pháp luật, có sự tham gia xây dựng và đóng góp vào dự thảo của các cơ quan, tổ chức sẽ là căn cứ để các cấp, ngành tổ chức thực hiện, đồng thời cũng là cơ sở để người dân và các cơ

quan có thẩm quyền tra cứu, giám sát quy trình thực thi cơng vụ của cán bộ, cơng chức có đảm bảo đúng pháp luật, kịp thời khắc phục những kẽ hở của các quy trình để hạn chế hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức.

Ban hành quy định về áp dụng cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông

trong cung ứng dịch vụ công tại các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, hợp tác xã tại thành phố Hà Nội.

Ví dụ tại UBND quận Tây Hồ đã ban hành 02 Quyết định phê duyệt phương án rút ngắn thời gian giải quyết 98 TTHC cấp quận, 63 TTHC cấp phường. Tổng thời gian rút ngắn giải quyết TTHC tương đương 603 giờ làm việc của cán bộ, công chức [18].

Triển khai việc tuyên truyền, hỗ trợ người dân sử dụng các dịch vụ công tại một số tổ dân phố, mơ hình khu dân cư điện tử; hướng dẫn thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho các em học sinh khối THCS nhằm thông qua các em học

sinh, thực hiện tuyên truyền tới gia đình và cộng đồng dân cư, tạo tiền đề xây dựng “công dân điện tử” và “Thành phố thông minh”; triển khai cấp Căn cước công, cấp đăng ký mô tô điện, xe máy điện tại các trường học, khu đô thị, khu dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho người dân; bố trí cơng chức và cộng tác viên giới thiệu, hướng dẫn tư vấn miễn phí cho tổ chức và cơng dân về dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

Hà Nội còn tập trung triển khai 3/6 hệ thống thông tin, CSDL cốt lõi (CSDL

dân cư cho gần 8 triệu người dân. CSDL quản lý DN của thành phố, CSDL quản lý

bảo hiểm); lắp đặt mạng diện rộng, các phần mềm một cửa điện tử dùng chung kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia; tổ chức các lớp đào tạo sử dụng phần mềm và hướng dẫn, hỗ trợ người dân thao tác thực hiện dịch vụ (647 lớp đào tạo trực tiếp

cho 17.800 CBCCVC về chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT) [38].

- CCHC nhằm xây dựng hệ thống cán bộ, cơng chức có năng lực, trách nhiệm, liêm chính trong hoạt động cơng vụ, góp phần hiệu quả trong hoạt động cơng vụ.

UBND Thành phố đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ xây dựng quy tắc ứng xử, các quy chế, quy định, nội quy; thực hiện nếp sống văn hóa cơng sở; Việc xây dựng, thực hiện các quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; chuyển đổi vị trí cơng tác của cán bộ

công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng được thành phố triển khai bằng

Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội; Kế

hoạch số 11-KH/BCĐ ngày 29/03/2018 của Ban Chỉ đạo trình 04-CTr/TU về việc chỉ đạo thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, người lao động

trong các cơ quan Thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020.

UBND Thành phố đã chỉ đạo triển khai kiểm tra công vụ hàng năm nhằm

nâng cao trách nhiệm, tinh thần, thái độ, chất lượng phục vụ nhân dân của các cơ

quan, đơn vị Nhà nước thuộc Thành phố Hà Nội góp phần phịng ngừa tham nhũng, tiêu cực. Riêng trong năm 2018, toàn thành phố đã tiến hành xử lý 277 công chức, viên chức có hành vi vi phạm chính sách, pháp luật, vi phạm quy tắc ứng xử [8]. Việc quy định quy tắc ứng xử, quản lý, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng

đối với cán bộ, công chức là thực hiện đúng quy định của Luật cán bộ, công chức và

các quy định về kiểm sốt xung đột lợi ích trong Luật phịng, chống tham nhũng. Thành phố tiếp tục đổi mới công tác theo dõi, đánh giá cán bộ, công chức,

viên chức (CBCCVC), cụ thể triển khai Quy định đánh giá hàng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội theo Quyết định số 3814-QĐ/TU ngày 16/5/2018 của Thành ủy Hà Nội về ban hành Quy định khung tiêu chí đánh giá hàng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong hệ thống chính trị của Thành phố. Kết quả đánh giá, xếp loại hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng là căn cứ để bình xét khen thưởng hàng tháng và đánh giá, xếp loại hàng năm đồng thời là cơ sở để bố trí, sử dụng, quy hoạch, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu, nhiệm vụ.

Chỉ đạo Sở Nội vụ hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã định kỳ theo

quý, năm đánh giá chất lượng và hiệu quả cơng việc đối với Trưởng phịng chun mơn cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã. Đặc biệt, có sự đánh giá của Giám đốc các

Sở đối với các Trưởng phịng chun mơn cấp huyện thuộc ngành dọc.Tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch và thực hiện chuyển đổi vị trí cơng tác của cán bộ, cơng chức viên chức theo Nghị định số 158/2007/NĐ-

CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ và Nghị định số 150/2013/NĐ-CP ngày

phòng ngừa tham nhũng. Trong các năm từ 2016-2019, có 2.456 cán bộ, cơng chức viên chức được chuyển đổi vị trí cơng tác [22, 23, 24, 27].

- CCHC góp phần quyết định sự tinh gọn, hiệu quả, minh bạch xóa bỏ nguy

cơ tham nhũng trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước. Thành phố Hà Nội

đã xác định rõ mục tiêu, quan điểm và quán triệt nghiêm túc việc thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW về tinh giản biên chế, và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức; Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 20/01/2016 của UBND thành phố về rà sốt, sắp xếp, kiện tồn tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp toàn thành phố, thành lập Tiểu ban chỉ đạo của thành phố và chỉ đạo Sở Nội vụ ban hành các văn bản triển khai, hướng dẫn thực hiện việc rà sốt, kiện tồn tổ chức bộ máy theo

quy định của Trung ương, Chính phủ.

Hà Nội đã hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy 23 sở và tương đương, sau sắp

xếp giảm một cơ quan hành chính ngang sở, giảm 65 phịng (từ 208 phịng xuống 143

phịng), giảm 29 trưởng phịng, 120 phó trưởng phịng. Tính đến nay, số lượng cấp phó tại các sở, cơ quan tương đương sở đã được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định

số 24/2014/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, quy định tổ chức các cơ quan chuyên

môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. (Tỉ lệ tinh giản biên chế

công chức toàn Thành phố đạt 8,7% số liệu báo cáo đến 31/8/2020). Thành phố thống

nhất tổ chức 12 phịng chun mơn tại 30 quận, huyện, thị xã, giảm 3 Phịng Dân tộc tại 3 huyện; thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc

UBND cấp huyện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; kiện tồn, sắp xếp

102 Ban chỉ đạo thuộc UBND thành phố còn 28 Ban chỉ đạo, giảm 74 ban. Cùng với việc sắp xếp các cơ quan hành chính, UBND thành phố Hà Nội đã thực hiện sắp xếp các đơn vị sự nghiệp tinh gọn, hiệu quả. Kết quả là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở giảm từ 401 đơn vị xuống 280 đơn vị (giảm 121 đơn vị). Các đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện giảm từ 206 đơn vị còn 96 đơn vị (giảm 110 đơn vị) [8].

- CCHC đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, sử dụng ngân sách, tài chính cơng

hiệu quả góp phần kiểm soát tham nhũng. Thành phố Hà Nội tổ chức phân cấp điều

sử dụng NSNN. Đơn cử, đối với chi thường xuyên, thực hành triệt để tiết kiệm 10%

chi thường xuyên để tạo nguồn, bố trí chi thực hiện cải cách tiền lương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với đó, Thành phố tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ứng dụng

cơng nghệ thơng tin, thanh tốn khơng dùng tiền mặt để thực hiện thu chi tài chính,

thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, nâng cao chất lượng công tác

thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động quản lý ngân sách; tiết kiệm các khoản chi

liên quan đến mua sắm phương tiện, trang thiết bị đắt tiền; giảm tối đa kinh phí tổ

chức hội nghị, hội thảo, đi cơng tác nước ngồi; kiểm sốt các khoản chi mua sắm

tài sản trong kế hoạch, dự toán NSNN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đúng

tiêu chuẩn, định mức phù hợp khả năng cân đối nguồn lực; triển khai thực hiện quy

định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, nâng mức tự chủ chi thường

xuyên với tổng số 296 đơn vị, hướng tới xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp cơng lập để tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường… . Bên cạnh đó, cơ chế phân cấp đã khuyến khích các địa phương phấn đấu tăng thu ngân sách để có nguồn chi. Hàng năm, chính quyền thành phố Hà Nội đều

xác định và giao dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng khoảng 5% so với dự toán Trung ương giao và cơ bản mục tiêu đặt ra đều hoàn thành. Đây là

Một phần của tài liệu Luận văn mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)