Xử lý nghiêm minh những vi phạm pháp luật trong quá trình CCHC

Một phần của tài liệu Luận văn mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 103 - 105)

3.1. Các giải pháp chung

3.1.4. Xử lý nghiêm minh những vi phạm pháp luật trong quá trình CCHC

và PCTN

Cần có chế tài nghiêm khắc, công bằng đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Sự nghiêm khắc của chế tài thể hiện ở mức độ trừng phạt tương ứng với hành

vi vi phạm và ý thức khắc phục. Sự công bằng thể hiện ở việc xác định ảnh hưởng, nguy hiểm của hành vi tác động đến mối quan hệ giữa CCHC và PCTN mà không phân biệt chủ thể vi phạm pháp luật là lãnh đạo quản lý, người có chức vụ quyền hạn hay tổ chức ngoài nhà nước. Cần đề cao trách nhiệm người đứng đầu, nếu để xảy ra sai phạm trong cơ quan, đơn vị thì nhất định người đứng đầu phải chịu trách

nhiệm cao nhất chứ không thể đổ lỗi cho tập thể. Hiện nay, vẫn còn những quy định thể hiện sự khập khiễng, không công bằng như hành vi của những cán bộ cao cấp

thì được xét xử với mức phạt thấp, khơng có tính răn đe, nhưng hành vi vi phạm

pháp luật của người dân tính nguy hiểm khơng cao thì lại bị xử lý với mức chế tài rất cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới tính nghiêm minh, pháp quyền trong quản lý

hành chính nhà nước. Vậy nên, cần phải bổ sung quy định về chế tài xử lý hành

chính tương ứng đối với các hành vi vi phạm về liêm chính, bảo đảm sự công bằng

đối với mọi công chức trong nền công vụ. Hiện tại, Luật Cán bộ, công chức chỉ quy định chung các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, cơng chức mà chưa có những quy định mang tính chất định khung, ví dụ như nếu vi phạm quy định về những việc

khơng được làm thì hình thức kỷ luật thấp nhất là cảnh cáo. Do đó dễ tạo ra sự tùy

tiện trong quá trình xử lý hành vi vi phạm đồng thời chưa tạo được sức mạnh răn đe. Vì vậy, đối với những vi phạm về liêm chính cần có quy định cụ thể hơn về hình thức xử lý kỷ luật.

Song song với việc xử lý nghiêm minh những sai phạm cần có cơ chế hữu hiệu bảo vệ người phát hiện, tố cáo sai phạm. Mặc dù pháp luật về khiếu nại, tố cáo cũng như Luật tố tụng hình sự hiện nay có quy định: người tố cáo có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù; cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm để áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật, áp dụng các biện

pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho người tố cáo khi họ yêu cầu, tuy nhiên những quy định này chưa được thực hiện đầy đủ trong thực tế, và có nhiều vấn đề chưa được cụ thể hóa như: cơ quan nào có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo? Điều kiện tài

chính, kỹ thuật đảm bảo cho cơng tác này? Vậy nên, trong các giai đoạn CCHC tiếp theo cần chú trọng công tác xử lý vi phạm pháp luật trong PCTN, đồng thời cần quy

định cụ thể hơn nữa cơ chế khen thưởng, bảo vệ quyền lợi cho tổ chức, công dân

khi phát hiện, tố cáo sai phạm để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Sửa đổi, hoàn thiện các quy định về chế độ, chính sách cho cơng chức bảo đảm sự cơng bằng và phù hợp với mức sống xã hội; tiếp tục từng bước nâng dần

mức lương dành cho cán bộ, công chức bảo đảm cho cán bộ, cơng chức có thể sống được bằng lương của mình. Ngồi ra, có thể nghiên cứu tiếp thu kinh nghiệm của

Singapore trong quy định bắt buộc cơng chức trích lại một khoản tiền từ lương gọi là “tiền tích lũy” và cơng chức sẽ bị tịch thu nếu có hành vi vi phạm. Đây cũng là một biện pháp phòng ngừa và xử lý hữu hiệu nếu công chức thực hiện hành vi tham nhũng mà Việt Nam cần học hỏi.

3.1.5. Tăng cường việc nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa CCHC và

PCTN, tạo nền tảng về tư tưởng cho việc triển khai mối quan hệ này trong thực tiễn

Để CBCC nhận thức rõ mối quan hệ giữa CCHC và PCTN trước hết phải

tích cực tuyên truyền về hiệu quả và những chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về triển khai công cuộc CCHC và PCTN, tác tại của tham nhũng, các biện

pháp phịng ngừa tham nhũng có mối liên quan thế nào tới hoạt động cải cách hành chính và hệ quả khi các hành vi tham nhũng bị phát hiện, xử lý. Công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức cơng vụ, đạo đức liêm chính cũng có ý nghĩa to lớn như

giáo dục ý thức pháp luật vậy. Phải xây dựng được văn hóa liêm chính, văn hóa

cơng vụ, tinh thần trách nhiệm, tính cơng tâm khi thực thi công vụ. Để nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa CCHC và PCTN thì vấn đề cơng khai, minh bạch rất cần được chú trọng. Người dân cần phải được tiếp cận với những thông tin về quy hoạch, về tổ chức cán bộ, các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, về kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước… một cách chính xác, kịp thời, minh bạch nhằm đảm bảo trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, đồng thời tránh sự lạm quyền để tham nhũng, tiêu cực

Một phần của tài liệu Luận văn mối quan hệ giữa cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng qua thực tiễn ở thành phố hà nội (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)