Khái niệm rủi rotín dụng Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong điều kiện Hội nhập Quốc tế (Trang 35 - 40)

7. Kết cấu luận án

1.2.1. Khái niệm rủi rotín dụng Ngân hàng thương mại

Rủi ro tín dụng (RRTD) là rủi ro phát sinh do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay, gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM).

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của Tổ chức tín dụng (TCTD) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động Ngân hàng của TCTD do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Tín dụng là hoạt động chủ yếu của NHTM. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng ln chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng thu nghiệp vụ ngân hàng và đem lại phần lớn lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng lại là hoạt động có nhiều rủi ro nhất và phức tạp nhất. Hoạt động tín dụng liên quan chặt chẽ đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Mỗi rủi ro trong các lĩnh vực này đều tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM.

Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp các NHTM không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn. Như vậy khả năng trả nợ của người vay quyết định mức độ rủi ro tín dụng, tuy nhiên mức rủi ro tín dụng có thể giảm xuống nhờ khả năng phân

tích, sàng lọc khách hàng, yêu cầu thế chấp và đa dạng hóa danh mục đầu tư được thực hiện bởi các NHTM.

Trong hoạt động tín dụng, NHTM ln đặt ra mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, đồng thời tối thiểu hoá rủi ro. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi NHTM phải có những giải pháp thích hợp để quản lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Rủi ro tín dụng xảy ra khi người vay khơng trả được nợ lãi và nợ gốc đúng hạn, đầy đủ. Theo phương thức quản lý rủi ro tín dụng hiện nay, người ta chia rủi ro tín dụng thành bốn cấp độ theo mức độ rủi ro.

Một là; Không thu được lãi đúng hạn. Cấp độ thấp nhất là khi người vay

khơng trả được lãi đúng hạn, khi đó Ngân hàng sẽ chuyển số lãi đó vào khoản mục lãi treo phát sinh. Hình thức rủi ro này được xếp vào mức rủi ro thấp vì ngoại trừ trường hợp khách hàng muốn quỵt nợ, chiếm dụng vốn thì phần lớn đều xuất phát từ việc thiếu cân đối trong kỳ hạn thu nợ và trả nợ cuả khách hàng.

Hai là: Không thu được vốn đúng hạn. Khi khơng thu được vốn đúng hạn

tình hình dường như nghiêm trọng hơn, một phần do một lượng vốn cho vay lớn bị mất. Khi đó, Ngân hàng sẽ chuyển số nợ vốn đó sang mục nợ quá hạn phát sinh. Khoản mục này phát sinh vào thời gian đáo hạn của hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, đấy chưa phải là khoản mất mát hiện thực của Ngân hàng vì có thể tiến độ hoạt động kinh doanh cuả khách hàng bị chậm so với kế hoạch đã đề ra trình Ngân hàng.

Ba là; Không thu được đủ lãi. Khi Ngân hàng khơng thu được đủ lãi thì

tình hình đã trở nên nghiêm trọng hơn. Tình hình kinh doanh của khách hàng có thể đã kém hiệu quả đến mức khơng thể trả đủ lãi cho Ngân hàng. Khi đó, Ngân hàng phải chuyển khoản lãi này vào khoản mục lãi treo đóng băng và thậm chí có thể phải thực hiện miễn giảm lãi cho khách hàng.

Bốn là: Không thu đủ vốn cho vay. Tình huống xấu nhất xảy ra khi ngân

hàng khơng thu đủ vốn cho vay và lúc này Ngân hàng đã bị mất vốn. Tại thời điểm này, Ngân hàng sẽ chuyển khoản nợ vào mục nợ khơng có khả năng thu hồi hoặc phải xoá nợ, coi như khép lại một hợo đồng tín dụng khơng có hiệu quả. Trên đây chủ là bốn hình thức giúp cho NHTM nhận biết rủi ro tín dụng và có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào gặp rủi ro tín dụng thì Ngân hàng đều phải trải qua bốn trường hợp trên. Có trường hợp khách hàng trả lãi rất đầy đủ và đúng hạn nhưng cuối cùng lại không thể trả được nợ gốc cho Ngân hàng. Vì vậy, khi nghiên cứu về rủi ro tín dụng, người ta thường chú trọng vào các trường hợp có nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng, người ta thường chú trọng vào các trường hợp có nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng như là lãi treo phát sinh và đặc biệt là nợ quá hạn phát sinh.

Đã có nhiều nghiên cứu của nhiều chuyên gia tài chính về rủi ro tín dụng và QTRRTD trong hoạt động kinh doanh của NHTM, trên cơ sở đó các tác giả cũng đưa ra những định nghĩa và quan điểm khác nhau về rủi ro tín dụng. Một số định nghĩa về rủi ro tín dụng được đưa ra như sau:

- Theo Saunders, A., & Cornett, M. M. (2007). Financial Institutions

Management A Risk Management Approach, 6th edition. Boston: Mcgraw-Hill Irwin,[84] rủi ro tín dụng là rủi ro các dòng tiền mang lại từ các khoản vay hoặc

các chứng khoán (như trái phiếu) mà tổ chức tài chính nắm giữ khơng được thanh toán đầy đủ. Tất cả các định chế tài chính đều phải đối mặt với rủi ro tín dụng, trong đó các định chế tài chính cho vay dài hạn hoặc mua trái phiếu dài hạn thường đối mặt với rủi ro tín dụng cao hơn so với các định chế tài chính cho vay ngắn hạn hoặc mua trái phiếu ngắn hạn.

- Theo Hull, J. C. (2012). Risk management in Financial Institutions, 3rd

edition. New Jersey: John Wiley & Sons, Inc,[82] rủi ro tín dụng là rủi ro các

bên đối tác trong giao dịch vay và giao dịch phái sinh khơng trả nợ. Hull cho rằng rủi ro tín dụng thơng thường là rủi ro lớn nhất mà một ngân hàng phải đối mặt. Theo Gituro wainaina, Kibera FN, K’Obonyo PO (2011), [68] định nghĩa rủi ro tín dụng hay còn gọi là rủi ro đối tác (counterparty risk) là rủi ro người đi vay hoặc người phát hành cơng cụ tài chính – là cá nhân, cơng ty hoặc một quốc gia – không trả được gốc và các dòng tiền liên quan theo các điều khoản đã được thoả thuận trên hợp đồng tín dụng.

- Trong bộ “17 nguyên tắc quản trị RRTD” của Ủy ban Basel được ban

hành vào tháng 9/2000 thì “Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay hoặc bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúngnghĩa vụ thanh toán theo các điều khoản đã thỏa thuận” (Basel Committee on Banking Supervision , 09/2000) [72].Phạm vi của rủi ro tín dụng theo định nghĩa này tương tự phạm vi của rủi ro tín dụng trong định nghĩa của Saunders & Cornett (2007) [84] và Hull (2012) [82]: nó bao hàm cả rủi ro trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng vay và trong cả các hoạt động khác như hoạt động đầu tư, phái sinh mà ngân hàng thực hiện.

- Tại Việt Nam, theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được định nghĩa “là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng khơng thực hiện hoặc khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Theo PGS.TS. Phan Thị Thu Hà tại Giáo trình Ngân hàng thương mại (2013), Trường đại học kinh tế quốc dân, viện Ngân hàng – Tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân[32], rủi ro tín dụng bao gồm (i) rủi ro tín dụng đối với một

khoản tín dụng - là khả năng xảy ra tổn thất khi khách hàng khơng hồn trả hoặc hồn trả khơng đầy đủ theo hợp đồng tín dụng đã ký giữa ngân hàng và khách

hàng; và (ii) rủi ro tín dụng trên cơ sở danh mục tín dụng của ngân hàng - là khả năng xảy ra tổn thất khi khách hàng không hồn trả hoặc hồn trả khơng đầy đủ số tiền gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng đã ký giữa Ngân hàng và khách hàng xét theo danh mục tín dụng (ví dụ như đối với một lĩnh vực kinh doanh cụ thể, một nhóm khách hàng hàng liên quan, một phân khúc khách hàng cụ thể….). Tương tự, theo PGS. TS. Nguyễn Minh Kiều tại Giáo trình Nghiệp vụ Ngân

hàng thương mại (2012), Đại học Mở TP Hồ Chí Minh & chương trình Giảng dạy kinh tế Fullbright, NXB Lao Động [61], rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách nợ không còn khả năng chi trả. Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vay nợ có thể mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó. Rủi ro tín dụng phát sinh khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng và tất cả các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng như cho vay ngắn hạn, trung dài hạn, cho thuê tài chính, chiết khấu chứng từ có giá, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ dự án, bao thanh toán và bảo lãnh đều chứa đựng rủi ro tín dụng. Như vậy, theo hai định nghĩa đưa ra bởi PGS. TS. Phan Thị Thu Hà và PGS. TS. Nguyễn Minh Kiều, rủi ro tín dụng chỉ liên quan đến các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, không liên quan đến các hoạt động đầu tư, phái sinh mà ngân hàng thực hiện.

Tóm lại, có nhiều định nghĩa về rủi ro tín dụng với các phạm vi định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, như đã giới thiệu trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận án chỉ nghiên cứu rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Do đó, trong phạm vi luận án này, rủi ro tín dụng được định nghĩa như sau:

Rủi ro tín dụng của NHTM là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi chất lượng của khoản tín dụng hoặc danh mục tín dụng dẫn đến khả năng phát sinh những tổn thất cho ngân hàng do khách hàng không thực hiện việc trả gốc và lãitheo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Các khoản nợ quá hạn này trở thành nợ xấu, và buộc các ngân hàng thương mại phải sử dụng vốn của mình để xóa nợ đối với các khoản nợ khơng có khả năng thu hồi.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong điều kiện Hội nhập Quốc tế (Trang 35 - 40)