Nâng cao năng lực quản trị và chất lượng chuyên môn của cán bộ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong điều kiện Hội nhập Quốc tế (Trang 121 - 124)

3.1.3 .Tiến trình hội nhập quốc tế của NHNo&PTNTVN

3.1.5. Nâng cao năng lực quản trị và chất lượng chuyên môn của cán bộ

- Quản trị tốt ngân hàng là một trong những yếu tố cốt lõi cho thành công

của ngân hàng. Cơ cấu quản trị tại NHNo&PTNTVN tiếp tục được hồn thiện thơng qua việc thiết lập các bộ phận chuyên trách, phân cấp ủy quyền linh hoạt, tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa hội đồng quản trị và ban điều hành. NHNo&PTNTVN cần định hướng thay đổi cơ cấu tổ chức theo cách chọn đúng

người, đúng việc và đạt được sự phối hợp và hiệu quả, tận dụng sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa bản địa và thơng lệ quốc tế.

- Quản trị tài chính của NHNo&PTNTVN còn nhiều bất cập so với quy mô, tốc độ tăng trưởng và mức độ rủi ro trong các hoạt động: Sự hạn chế về năng lực quản trị thiếu kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm về ngân hàng. Hệ thống quản trị, nhất là hệ thống quả trị tài chính, quản trị rủi ro, hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ chưa có hiệu quả và chưa phù hợp với thơng lệ, chuẩn mực quốc tế. Chuẩn mực, chính sách; phương pháp, quy trình kinh doanh của ngân hàng. Cùng với năng lực quản trị yếu kém, đạo đức kinh doanh ngân hàng chưa cao làm gia tăng mức độ rủi ro hoạt động và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.

Việc cải cách để thích ứng với hội nhập quốc tế về TC – NH. Xu hướng tồn cầu hóa, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động đến hệ thống ngân hàng theo cả hai cách trực tiếp và gián tiếp:

+ Một cách trực tiếp, lĩnh vực ngân hàng cũng đã từng bước được mở cửa theo các cam kết gia nhập WTO. Trên thực tế, sự hiện diện của một số ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đã kích thích sự phát triển của các ngân hàng trong nước. Do việc tự do hóa khu vực tài chính giúp các ngân hàng nội địa tăng cường năng lực hoạt động để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Việc dỡ bỏ các hạn chế hiện tại cho phép các định chế tài chính và cơng ty chứng khốn 100% vốn nước ngồi tham gia vào thị trường trong nước và đóng góp lớn vào sự phát triển của các định chế tài chính và các dịch vụ tài chính trong nền kinh tế của Việt Nam.

+ Tác động gián tiếp của việc mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đến hệ thống ngân hàng thông qua sự mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng nền kinh tế. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và mức sống của người dân được nâng lên là cơ sở cho sự mở rộng các dịch vụ ngân hàng.Tự do hóa các giao dịch vốn cũng đã dần từng bước được thực hiện ở Việt Nam, tạo ra những tác động khơng nhỏ đối với nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Trong bối cảnh các thị trường tài chính khác (chứng khốn) chưa phát

triển, tự do hóa các giao dịch vốn mà đặc biệt là dòng vốn FDI, đã khiến cho một lượng vốn lớn đã chảy qua hệ thống ngân hàng để vào nền kinh tế.

Tuy nhiên việc mở cửa và hội nhập, bên cạnh những tác động tích cực cũng mang lại những rủi ro nhất định. Khủng hoảng tài chính tồn cầu đặt ra vấn đề phải tái cơ cấu hệ thống tài chính của từng quốc gia cũng như toàn cầu, theo một xu hướng tăng cường khả năng giám sát và cảnh báo sớm nhằm ngăn ngừa những bất ổn có thể xảy ra. Điều này đòi hỏi NHNo&PTNTVN cũng phải nhanh chóng nâng cao chất lượng hoạt động và khả năng quản trị điều hành, nâng cao chất lượng về chuyên môn cán bộ đang làm việc tại NHNo&PTNTVN. Đây là sự thành công của NHNo&PTNTVN trong tương lại. Vậy việc hoàn thiện bộ máy quản lý từ Trung ương đến các phòng giao dịch là rất cần thiết, số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của NHNo&PTNTVN quá lớn, dàn trải mọi khu vực trong phạm vi cả nước. Nhưng kinh doanh lại chưa đạt hiệu quả cao. NHNo&PTNTVN có 2.300 chi nhánh chiếm 25% tổng chi nhánh và phòng giao dịch của cả hệ thống NHTM nội địa. Số lượng chi nhánh nhiều, NHNo&PTNTVN phải đầu tư lớn vào cơ sở vật chất, trong khi năng lực tài chính của NHNo&PTNTVN rất có hạn; với 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, số lượng cán bộ biên chế lên đến 40.000 người. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCNV tại NHNo&PTNTVN trong thời gian tới đặc biệt chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ CBCNV có trình độ chun mơn về chun ngành ngân hàng.

- Tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở ngân hàng, đây là tiền đề cho sự phát triển NHNo&PTNTVN trong giai đoạn mới để tăng cường biện pháp ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực tham nhũng, phát huy tính năng động sáng tạo của CBCNV. Xây dựng chiến lược phát triển chuyên môn về lâu dài, đủ mạnh cả về chất và lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển của NHNo&PTNTVN trong tương lai, có đủ năng lực cạnh tranh trong thời kỳ mở cửa hội nhập. Trong đó, tập trung xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý vững mạnh về năng lực và phẩm chất, nâng cao năng lực làm việc cho đội ngũ công nhân .

Với biên chế đơng, vượt tầm kiểm sốt của Trung tâm, chắc chắn sẽ xảy ra khiếm khuyết trong quản lý nhân sự và tài chính. Vì vậy cần phải xây dựng cơ

chế tăng cường khả năng quản lý giám sát nội bộ của NHNo&PTNTVN, thực hiện tinh giảm biên chế, xóa bỏ chi nhánh kinh doanh thua lỗ.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong điều kiện Hội nhập Quốc tế (Trang 121 - 124)