7. Kết cấu luận án
1.2.6. Nội dung quản trị rủi rotín dụng
Có thể phân chia QTRRTD thành các nội dung cụ thể khác nhau tuỳ theo cách thức tiếp cận. Cụ thể:
a, Cách tiếp cận rủi ro xuất phát từ nghiên cứu các dạng rủi ro cụ thể để hoạch định chính sách quản trị rủi ro.
Theo PGS. TS. Phan Thị Thu Hà (2013)tại Giáo trình Ngân hàng thương
mại, Trường đại học kinh tế quốc dân, viện Ngân hàng – Tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân[32], nội dung quản lý rủi ro tín dụng bao gồm nhận dạng
rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng, báo cáo rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng. Theo đó:
- Nhận dạng rủi ro tín dụng là việc ngân hàng cụ thể hố các dấu hiệu của rủi ro tín dụng đối với khách hàng riêng lẻ và đối với tồn danh mục tín dụng.
- Đo lường rủi ro tín dụng là việc xác định mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu. Đo lường rủi ro tín dụng thường được thực hiện dựa trên các mơ hình, chỉ tiêu khác nhau, và cũng được thực hiện đối với khách hàng riêng lẻ hoặc đối với danh mục tín dụng.
- Việc báo cáo rủi ro tín dụng giúp ban lãnh đạo ngân hàng đưa ra các định hướng về cấp tín dụng và kiểm sốt tín dụng tốt hơn.
- Xử lý rủi ro tín dụng bao gồm các hoạt động của ngân hàng để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra như trích và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng, cấp thêm vốn, cơ cấu lại thời gian trả nợ, bán tài sản đảm bảo, bán nợ hoặc chuyển nợ thành cổ phần.
* Ưu nhược điểm:
Ưu điểm của cách tiếp cận này là: Từ nghiên cứu, nhận dạng từng dạng rủi ro, sử dụng các mơ hình đánh giá, đo lường rủi ro và mức độ tác động cụ thể của từng loại rủi ro đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Từ đó, chủ động
đưa ra các Chính sách quản trị rủi ro và các chính sách phát triển kinh doanh phù hợp theo từng thời kỳ.
Nhược điểm: Để áp dụng nội dung QTRRTD theo cách tiếp cận này yêu cầu nền tảng cơ sở dữ liệu lớn, khoảng thời gian số liệu nghiên cứu dài và số liệu phải thống nhất, minh bạch.
b, Cách tiếp cận theo các bước tiến hành trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng.
- Hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng
Chiến lược QTRRTD là một bộ phận của chiến lược kinh doanh tổng thể do các nhà quản lý ngân hàng hoạch định ra nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời xác định khả năng và thái độ sẵn sàng chấp nhận của ngân hảng đối với rủi ro tín dụng tiềm ẩn, là cơ sở để ngân hàng đề ra các chính sách tín dụng.
- Xác định khẩu vị rủi ro của ngân hàng
Cùng với việc hoạch định chiến lược, các ngân hàng phải tự xác định khẩu vị rủi ro của ngân hàng, tức mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được. Khẩu vị rủi ro phụ thuộc vào khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng tương ứng với quy mơ vốn tự có, năng lực quản trị, cơ sở vật chất kỹ thuật và các yếu tố khác thuộc đặc điểm của ngân hàng. Khẩu vị rủi ro được xác định sẽ là cơ sở để ngân hàng xây dựng các chính sách tín dụng phù hợp.
- Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng
Chính sách tín dụng là hệ thống các quan điểm, chủ trương, định hướng, quy định liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng phù hợp với đặc điểm, tình hình tài chính và chiến lược phát triển của ngân hàng nhằm tối đa lợi nhuận đồng thời đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Thơng thường, chính sách tín dụng do ban lãnh đạo ngân hàng soạn thảo và được Hội đồng quản trị ngân hàng thông qua… phù hợp với đặc điểm, tình hình tài chính của từng ngân hàng. Chính sách QTRRTD là một bộ phận của chính sách tín dụng, bao gồm các nội dung cơ bản như: chính sách giới hạn hoặc hạn chế cấp tín dụng, chính sách phân tán rủi ro thơng qua đa dạng hố lĩnh vực, ngành kinh tế hoặc khu vực
địa lý, chính sách đảm bảo an tồn cho q trình cấp tín dụng và chính sách trích lập quỹ dự phòng tổn thất trong kinh doanh tín dụng.
- Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng
Các NHTM cần xây dựng một bộ máy tổ chức phù hợp để thực hiện QTRRTD. Cơ cấu bộ máy QTRRTD có thể có dạng phi tập trung hoặc tập trung.Các NHTM hiện đại có xu hướng chuyển từ cơ cấu QTRRTD phi tập trung sang xu hướng quản trị tập trung. Đối với cơ chế QTRRTD phi tập trung, chưa có sự tách bạch rõ ràng giữa chức năng quản lý rủi ro, chức năng kinh doanh và chức năng tác nghiệp. Tại một số ngân hàng áp dụng mơ hình QTRRTD phi tập trung, phòng tín dụng của ngân hàng phải thực hiện đầy đủ cả ba chức năng nói trên. Trong khi đó, đối với cơ chế quản trị rủi ro theo hướng tập trung, 3 chức năng bao gồm chức năng quản lý rủi ro, chức năng kinh doanh và chức năng tác nghiệp được tách biệt một cách độc lập nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.Xây dựng bộ máy quản trị rủi ro thích hợp đóng vai trò quan trọng để các NHTM có thể thực thi các chiến lược, khẩu vị rủi ro và chính sách tín dụng đã đề ra một cách hiệu quả hơn.
- Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng
Tổ chức thực hiện QTRRTD đòi hỏi sự tham gia phối kết hợp của nhiều bộ phận, phòng, ban trong ngân hàng nhằm giảm thiểu các sai sót, kẽ hở hoặc vi phạm trong tồn bộ q trình thực hiện hoạt động tín dụng. Việc thực hiện QTRRTD phải tuân theo đúng chiến lược, khẩu vị rủi ro, chính sách và các quy trình, quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng.
- Giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện
Giám sát và kiểm tra q trình thực hiện đóng vai trò quan trọng trong QTRRTD, nhằm liên tục thu thập thông tin, phát hiện các dấu hiệu sớm của các khoản nợ có vấn đề, tiếp tục quá trình sàng lọc khách hàng, đồng thời hình thành quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất.
- Điều chỉnh sau giám sát
Điều chỉnh sau giám sátnhằm đưa ra các điều chỉnh cần thiết để khắc phục những hạn chế bộc lộ trong quá trình thực hiện và giám sát thực hiện QTRRTD, qua
đó hồn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động QTRRTD tại NHTM.
Ưu điểm của cách tiếp cận này: Có thể chủ động xây dựng các chính sách QTRRTD mà khơng phụ thuộc nhiều vào cơ sở dữ liệu dùng để đánh giá đo lường rủi ro. Đồng thời có thể linh hoạt trong việc điều chỉnh các cơ chế QTRRTD cho từng thời kỳ.
Nhược điểm: Dựa trên những rủi ro đã xảy ra làm căn cứ để xây dựng và điều chỉnh các cơ chế chính sách quản trị rủi ro. Theo cách tiếp cận này, không đo lường, lượng hóa được mức độ ảnh hưởng khi xảy ra tổn thất, đặc biệt là các tổn thất khơng ước tính được, dẫn đến khơng đánh giá được khả năng chịu đựng của Ngân hàng khi những tổn thất khơng ước tính được xảy ra.
Với mỗi cách tiếp cận về nội dung QTRRTD khác nhau đều có những ưu và nhược điểm riêng. Theo quan điểm của tác giả, để QTRRTD được hiệu quả thì các NHTM nên nhận dạng, đo lường, đánh giá tác động của các rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh đồng thời đánh giá sức chịu đựng của ngân hàng trước những tổn thất có thể gây ra từ các rủi ro tín dụng, từ đó hoạch định, xây dựng chiến lược quản trị rủi ro phù hợp.