QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NGÂN

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong điều kiện Hội nhập Quốc tế (Trang 54 - 55)

7. Kết cấu luận án

1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NGÂN

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1. Khái niệm về năng lực quản trị rủi ro tín dụng của NHTM

Trong hoạt động ngân hàng cũng như trong các hoạt động kinh doanh khác, rủi ro là không thể tránh khỏi. Để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro và những tổn thất, mất mát khi rủi ro xảy ra, doanh nghiệp cần thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro (risk management) chủ yếu liên quan đến việc giảm thiểu sự biến động đến thu nhập và tránh các tổn thất lớn. Quá trình quản trị rủi ro bao gồm xác định các rủi ro, đo lường, định lượng các rủi ro và xây dựng chiến lược quản lý rủi ro . Có nhiều định nghĩa về QTRRTD, theo tác giả đa số các định nghĩa này đều nhấn mạnh mục tiêu của QTRRTD là tối đa hố lợi nhuận trong phạm vi rủi ro có thể chấp nhận được. Trong phạm vi luận án này, tác giả đưa ra khái niệm về năng lực QTRRTD là quá trình nhận dạng, đo lường, đánh giá

mức độ rủi ro tín dụng; thiết lập các chính sách, chiến lược, quy trình và quy định có liên quan; đồng thời tổ chức bộ máy và thực hiện, giám sát và kiểm tra nhằm mục đích tối đa hố lợi nhuận trong phạm vi mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng có thể chấp nhận được.

1.3.2. Một số tiêu chí phản ánh năng lực quản trị rủi ro tín dụng

Có thể chia các tiêu chí đánh giá hiệu quả QTRRTD thành các nhóm chính: nhóm tiêu chí về quy mơ, tốc độ và cơ cấu tín dụng, nhóm tiêu chí về khả năng sinh lợi.

Nhóm tiêu chí về quy mơ, tốc độ và cơ cấu tín dụng: + Tiêu chí 1: Dư nợ cho vay khách hàng:

Dư nợ cho vay khách hàng của NHTM là tồn bộ các khoản tín dụng cho vay đối với các đối tượng KH khác nhau tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ, tiêu dùng… ở thành thị và ở nơng thơn tính tại một thời

điểm. Tiêu chí này phản ánh quy mơ tín dụng đối với KH. Khi đánh giá tiêu chí này, phải đánh giá tỷ trọng của nó so với tổng dư nợ cho vay và đầu tư, tổng tài sản có của NHTM và so với kế hoạch, so với năm trước. Ngồi ra, để xem xét cơ cấu tín dụng của NHTM, tiêu chí dư nợ cho vay khách hàng cũng cần được tổng hợp theo từng ngành nghề, lĩnh vực kinh tế.

+ Tiêu chí 2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng:

Dư nợ cho vay năm nay

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KH = ------------------------------ x 100 Dư nợ cho vay năm trước

Tiêu chí này phản ánh khả năng đáp ứng vốn của NHTM và nhu cầu tiếp nhận vốn cho phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng TD phải đảm bảo yếu tố cạnh tranh và mục tiêu sinh lời của NH. Theo thông lệ khuyến cáo, tốc độ tăng trưởng TD phải ổn định để đảm bảo tính chủ động của NHTM trong việc kiểm sốt RRTD.

+ Tiêu chí 3: Cơ cấu tín dụng

Tiêu chí này phản ánh mức độ tập trung tín dụng cho khách hàng thuộc các lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phải dảm bảo yêu cầu chấp hành các giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng cũng như đa dạng hóa nhằm phân tán rủi ro.

+ Nhóm tiêu chí phản ánh khả năng sinh lời

Lợi nhuận ngân hàng là kết quả tài chính hoạt động kinh doanh của NHTM, là mục tiêu kinh tế cao nhất và là điều kiện để tồn tại, phát triển của bản thân mỗi NHTM. Việc QTRRTD, đảm bảo an toàn vốn cho NHTM cũng nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng, đó là đảm bảo tính tồn tại bền vững và đem lại hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong điều kiện Hội nhập Quốc tế (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w