Phân loại rủi rotín dụng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong điều kiện Hội nhập Quốc tế (Trang 40)

7. Kết cấu luận án

1.2.2. Phân loại rủi rotín dụng

Có nhiều tiêu chí phân loại rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, trong phạm vi luận án, tác giả sử dụng các tiêu chí sau để phân loại rủi ro tín dụng, cụ thể:

(i) Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro:

- Rủi ro giao dịch: là rủi ro liên quan đến từng khoản vay đơn lẻ hoặc

từng khách hàng cụ thể. Đây là rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế, sai sót trong q trình tác nghiệp như thẩm định, xét duyệt tín dụng, giải ngân, kiểm soát sau khi cho vay hoặc thực hiện đảm bảo tiền vay và những cam kết ràng buộc trong hợp đồng tín dụng.

Theo PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn tại Giáo trình Ngân hàng thương mại, (2010), Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, NXB Lao Động[16]: Rủi ro giao

dịch bao gồm: (i) Rủi ro xét duyệt là loại rủi ro liên quan đến việc phân tích, đánh giá, xét duyệt khoản vay; (ii) Rủi ro kiểm soát là rủi ro liên quan đến việc theo dõi, kiểm soát khoản vay và quản lý hoạt động cho vay; và (iii) Rủi ro đảm bảo là rủi ro liên quan đến vấn đề đảm bảo tài sản.

- Rủi ro danh mục tín dụng: Là rủi ro mà nguyên nhân phát sinh là do

những hạn chế trong quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

- Rủi ro danh mục bao gồm: (i) Rủi ro cá biệt là loại rủi ro xuất phát từ

yếu tố rủi ro riêng biệt bên trong mỗi chủ thể đi vay hoặc mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh tế; (ii) Rủi ro tập trung là rủi ro phát sinh trong trường hợp ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, một ngành, một lĩnh vực kinh tế hoặc khu vực địa lý, hoặc một loại hình cho vay nhất định.

(Nguồn: Gup, Avram, Beal, Lambert và Kolari (2007), Commercial Banking – The management of Risk, Wiley, p.234 và PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn tại Giáo trình Ngân hàng

thương mại, (2010), Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh [16])

(i) Căn cứ vào mức độ tổn thất:

- Rủi ro đọng vốn (do khơng hồn trả nợ đúng hạn): là rủi ro xảy ra trong

trường hợp đến hạn trả nợ theo thỏa thuận mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn, dẫn đến các khoản vốn bị đóng băng và ảnh hưởng đến ngân hàng trên hai phương diện là kế hoạch sử dụng vốn và khó khăn trong quản lý thanh khoản.

- Rủi ro mất vốn (do khơng có khả năng trả nợ): là rủi ro xảy ra trong

trường hợp khách hàng mất khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi, buộc ngân hàng phải thanh lý tài sản bảo đảm để thu nợ.

(i) Căn cứ nguyên nhân khách quan hay chủ quan:

- Rủi ro khách quan: là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai,

địch họa, người vay bị chết, mất tích và các biến cố bất khả kháng khác làm thất thốt tín dụng trong khi khách hàng và ngân hàng đã thực hiện đúng quy trình, chính sách tín dụng, cũng như các nội dung quy định trong hợp đồng tín dụng.

- Rủi ro chủ quan: Do nguyên nhân thuộc về chủ quan khách hàng và ngân

hàng vì vơ tình hay cố ý làm thất thốt vốn vay hay vì lý do chủ quan khác.

Việc xây dựng các tiêu chí phân loại rủi ro tín dụng có ý nghĩa rất lớn trong việc thiết lập chính sách, quy trình và mơ hình tổ chức quản trị tín dụng. Phân loại rủi ro tín dụng giúp nhận biết đầy đủ các yếu tố gây ra rủi ro và phân

biệt được rủi ro phát sinh trong từng giai đoạn cấp tín dụng. Trong quản trị tín dụng, các NHTM cần nắm bắt toàn bộ các nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng để có định hướng và đưa ra chính sách cũng như quy trình quản trị rủi ro bao quát và đồng bộ để giảm thiểu tất cả các loại rủi ro phát sinh.

1.2.3. Biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với NHTM

- Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng khơng thu được khoản tiền gốc và lãi tín dụng, nhưng vẫn phải trả gốc và lãi cho các khoản vốn huy động đến hạn. Điều này làm cho ngân hàng rơi vào tình trạng mất cân đối thu chi và rủi ro thanh khoản.

- Chi phí gia tăng do phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, làm cho lợi nhuận giảm sút. Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ thì ngân hàng có thể bù đắp bằng khoản dự phòng rủi ro (ghi vào chi phí) và bằng vốn tự có; nếu rủi ro xảy ra ở quy mơ lớn và kéo dài ngân hàng có thể rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán và phá sản.

- Suy giảm chất lượng tín dụng và tình trạng thua lỗ cũng làm xói mòn lòng tin của người gửi tiền, khiến mức độ tín nhiệm của ngân hàng trên thị trường suy giảm. Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh phụ thuộc lớn vào lòng tin của khách hàng, nếu khả năng trả nợ ngân hàng bị nghi ngờ, người gửi tiền sẽ đổ xơ đi rút tiền làm ngân hàng lâm vào tình trạng khủng hoảng hoặc phá sản. Trên thực tế tại Việt Nam cũng như tại nhiều quốc gia khác, đã có nhiều NHTM đã phải đóng cửa xuất phát từ việc khơng kiểm sốt được rủi ro tín dụng.

Rủi ro tín dụng làm hạn chế khả năng tăng trưởng tín dụng của các NHTM: Việc khách hàng tín dụng khơng trả được gốc và lãi theo cam kết trực tiếp ảnh hưởng xấu đến dòng tiền và tính thanh khoản của ngân hàng, đòi hỏi các ngân hàng có thể phải tăng vốn, do đó làm hạn chế khả năng tăng trưởng tín dụng của các NHTM. Rủi ro tín dụng lớn cũng khiến mức độ tín nhiệm của ngân hàng suy giảm, do đó có thể bị cơ quan quản lý nhà nước hạn chế tỷ lệ tăng trưởng tín dụng so với các ngân hàng có mức độ tín nhiệm cao hơn. Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của Ngân hàng. Nó được tính theo tỷ lệ phần trăm

của tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của Ngân hàng. Bằng tỷ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của Ngân hàng thanh tốn các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác nhau như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi Ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này tức là năng lực tài chính của Ngân hàng có thể chống lại những cú sốc về tài chính vừa tự bảo vệ mình và đảm bảo khả năng thanh toán đối với những khoản tiền gửi đã huy động của người dân. Trong quản lý hoạt động ngân hàng, các nhà quản trị luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, theo quy định tại thông tư 41/2016/TT-NHNN tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các Ngân hàng phải đạt mức 8%. Những hậu quả nặng nề có thể gây ra bởi rủi ro tín dụng buộc các ngân hàng phải luôn quan tâm đến việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, trong đó nhấn mạnh đến các khâu như thiết lập chính sách và quy trình tín dụng, mơ hình tổ chức quản lý tín dụng và quy trình quản trị rủi tín dụng.

Vì vậy cần để phòng ngừa RRTD, nhiều biện pháp cần được áp dụng gồm:

Thứ nhất, thiết lập chính sách tín dụng phù hợp: Chính sách tín dụng bao

gồm: Chính sách khách hàng, chính sách quy mơ và giới hạn tín dụng và chính sách lãi suất. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp giúp tăng cường chun mơn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro, và nâng cao khả năng sinh lời.

Thứ hai, phân tích tín dụng và thẩm định dự án đầu tư: Việc này nhằm

đánh giá tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư mà khách hàng xin vay vốn, đồng thời đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, góp phần làm giảm thiểu RRTD.

Thứ ba, xếp hạng tín dụng: Hệ thống xếp hạng tín dụng phải được xây

dựng cho từng đối tượng khách hàng làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng.

Thứ tư, bảo đảm tín dụng: Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tín dụng

bằng tài sản nhằm phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.

Thứ năm, mua bảo hiểm tín dụng: Đây cũng là một biện pháp phòng ngừa

RRTD khá phù hợp với điều kiện ở Việt Nam hiện nay. Nếu khách hàng khơng may rơi vào tình trạng thất nghiệp, khơng có thu nhập để trả nợ thì cơng ty bảo hiểm sẽ chi trả.

Thứ sáu, lập quỹ dự phòng RRTD: Tất cả các NHTM đều phải lập quỹ dự

phòng RRTD nhằm khắc phục các rủi ro nếu có các tình huống xấu xảy ra.

1.2.4. Xử lý khi rủi ro tín dụng đã xảy ra đối với NHTM

Khi RRTD đã xảy ra, các biện pháp cần được thực hiện bao gồm:

Thứ nhất, biện pháp khai thác: Khi người vay gặp khó khăn về tài chính

do tình hình kinh doanh khơng thuận lợi, ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp như: Đưa ra lời khuyên giúp người vay khơi phục tình hình kinh doanh dựa trên sự am hiểu về khách hàng và thị trường; Gia hạn nợ cho khách hàng: Gia hạn nợ vay là việc kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc (gốc, lãi) vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng đã ký.

Trong những trường hợp khách hàng có khả năng khơi phục tình hình kinh doanh, các ngân hàng có thể xem xét áp dụng biện pháp cấp phát thêm vốn để “ni nợ”. Bên cạnh đó, chuyển tín dụng ngân hàng thành vốn cổ phần của doanh nghiệp cũng là một trong những biện pháp khai thác được áp dụng.

Thứ hai, biện pháp thanh lý: Các biện pháp thanh lý thường được áp dụng

gồm: Ngân hàng thuyết phục khách hàng tự bán tài sản thế chấp; Ngân hàng bán tài sản tài chính để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng; Sử dụng biện pháp pháp lý để thu hồi nợ vay...

Thứ ba, bán nợ: Bán nợ là việc chuyển nhượng khoản nợ, theo đó bên bán

nợ chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ và nhận thanh tốn từ bên mua nợ.

Thứ tư, xóa nợ: Xóa nợ (gốc, lãi) là biện pháp khơng thu hồi nợ gốc, nợ

lãi đối với khách hàng gặp rủi ro không còn khả năng trả nợ sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi và xử lý nợ theo quy định.

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các NHTM

a.Nguyên nhân khách quan:

- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế đang tăng trưởng ổn định thì các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có nhiều khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng bị suy thoái, mất ổn định đã làm cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, sản xuất bị đình trệ, sức mua bị giảm sút, hàng hoá bị ứ đọng. Điều này đã làm cho các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Ngồi ra, các chính sách quản lý kinh tế vĩ mơ của chính phủ cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng. Chính phủ có thể gây khó khăn cho một số khách hàng của Ngân hàng khi theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao đã làm tăng tỷ lệ lạm phát dẫn đến giá cả các loại nguyên vật liệu đầu vào tăng, giá thành sản phẩm tăng, hàng hố khó tiêu thụ được . Hơn nữa, việc chính phủ cho phép nhập khẩu tràn lan những mặt hàng mà ở trong nước có thể sản xuất được, từ đó làm cho hàng hố trong nước bị cạnh tranh, chậm tiêu thụ, sản xuất bị đình trệ...

- Mơi trường chính trị, xã hội: Mơi trường chính trị, xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Ngược lại, nếu doanh nghiệp ln phải đặt ra trong tình trạng chiến tranh cấm vận kinh tế, chính trị bất ổn, tệ nạn xã hội tràn lan... đều là những nguyên nhân dẫn đến việc kìm hãm sản xuất, từ đó gây ra rủi ro đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với rủi ro tín dụng của ngân hàng nói riêng.

- Mơi trường pháp lý: Nếu nhà nước xây dựng được một hành lang pháp lý chặt chẽ và có hiệu lực sẽ làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế giữa các tổ chức kinh tế với nhau cũng như giữa các tổ chức kinh tế đó với Ngân hàng.

Ngược lại, hệ thống pháp lý lỏng lẻo sẽ tạo ra nhiều kẽ hở, gây nên tình trạng mánh khoé, lừa đảo và gây thiệt hại lẫn nhau; từ đó ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn đối với Ngân hàng, thậm chí trực tiếp lừa đảo chiếm dụng vốn của Ngân hàng, điển hình như vụ án Tamexco, Epco -Minh Phụng thời gian trước đây hay gần đây có Vinashin... đã gây xơn xao dư luận.

- Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Trong trường hợp này, rủi ro tín dụng xảy ra do các doanh nghiệp thực sự làm ăn thua lỗ khơng có khả năng trả được nợ cho ngân hàng. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng của NHTM. Ta có thể chia nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía khách hàng làm hai trường hợp. Đó là trường hợp khách hàng gian lận và trường hợp khách hàng không gian lận.

- Khách hàng gian lận:

Trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng khơng thể tránh khỏi trường hợp khách hàng cố tình lừa gạt ngân hàng. Điều này được thể hiện qua một số hình thức sau:

Nhiều doanh nghiệp do thiếu năng lực về khả năng quản lý tài chính lại khơng có tài sản thế chấp hợp lệ do đó khơng đủ điều kiện để đảm bảo an tồn cho việc vay vốn ngân hàng. Họ đã lập các số liệu, giấy tờ giả mạo hòng qua mắt ngân hàng và được ngân hàng cho vay vốn. Nếu ngân hàng khơng phát hiện ra thì khả năng rủi ro của khoản tín dụng này là rất lớn.

Có trường hợp người vay lợi dụng ngân hàng khơng thể kiểm sốt hết được hoạt động kinh doanh của mình nên các doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay của ngân hàng vào mục đích khác với hợp đồng đã cam kết. Như vậy, coi như toàn bộ giá trị thẩm định trước khi tiến hành cho vay của ngân hàng đã trở thành vơ nghĩa và rủi ro tín dụng được đặt ở mức độ báo động.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp do kinh doanh kém hiệu quả hoặc do đạo đức kém đã cố tình chây ỳ, khơng trả nợ cho ngân hàng, thậm chí còn bỏ trốn để quỵt nợ. Trong trường hợp này ngân hàng hoàn toàn bị thua thiệt và chỉ còn trông chờ vào việc xử lý tài sản thế chấp.

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải chịu sự cạnh tranh gay gắt và để tồn tại thì các doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình trong những quan hệ phức tạp của xã hội. Tuy nhiên, rủi ro vẫn là điều không thể tránh khỏi. Như ở phần trước đã nói, nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là từ các doanh nghiệp thơng qua các hoạt động tín dụng. Chính vì vậy, hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng và rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. Rủi ro của doanh nghiệp xuất phát từ một số trường hợp sau:

+ Doanh nghiệp bị rủi ro khách quan như: Thiên tai, hoả hoạn, động đất, mất trộm...Đây là trường hợp ít khi xảy ra và khó có thể dự đốn trước.

+ Bản thân doanh nghiệp bị lừa đảo hoặc bạn hàng của doanh nghiệp gặp rủi ro. Trong nền kinh tế doanh nghiệp có rất nhiều mối quan hệ với các tổ chức

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong điều kiện Hội nhập Quốc tế (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w