Định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng NHNo&PTNTVN

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong điều kiện Hội nhập Quốc tế (Trang 124 - 125)

3.1.3 .Tiến trình hội nhập quốc tế của NHNo&PTNTVN

3.1.6. Định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng NHNo&PTNTVN

Một là, lành mạnh hóa tài chính, thơng qua việc cải thiện chất lượng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí đầu cao, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đáp ứng các tiêu chuẩn và thơng lệ quốc tế về an tồn hoạt động.

Hai là, phấn đấu đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng việc thực hiện đầy đủ các cam kết về xử lý nợ xấu và có cơ chế tăng vốn điều lệ.

Ba là, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế để phát triển bền vững.

Bốn là, triển khai áp dụng công nghệ thông tin, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng, xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản trị trên nền tảng của hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế.

Năm là, nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Kiện tồn hệ thống tổ chức, phân cơng đơn vị đầu mối có chức năng khai thác nguồn vốn tài trợ thương mại, ban hành quy trình vay tài trợ thương mại trong hệ thống NHNo&PTNTVN. Kết hợp chặt chẽ giữa khai thác nguồn vốn tài trợ thương mại và lập kế hoạch cho vay khách hàng, phát huy hiệu quả nguồn vốn tránh tình trạng bị động. NHNo&PTNTVN sớm ban hành quy định về tiền gửi, cho vay trên thị trường liên ngân hàng, quy định về chấm điểm, xếp hạng đối với các định chế tài chính để chuẩn hóa hoạt động của NHNo&PTNTVN trên thị trường liên ngân hàng. Tăng cường công tác quản lý kế hoạch đối với chi nhánh, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn ngoài kế hoạch; kiên quyết xử lý đối với các chi nhánh nhận vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế ẩn...

Theo tác giả, NHNo&PTNTVN việc cần làm là kiện toàn hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch.Đây là nhân tố quyết định sự thành công của NHNo&PTNTVN trong tương lai, sắp xếp lại hệ thống bộ máy kinh doanh trong các năm tiếp theo đó là:

+ Giảm số lượng chi nhánh và phòng giao dịch, đầu tư nâng cấp các phòng tổng hợp.

+ ÁP dụng khoa học cơng nghệ tăng tiện ích, tạo thuận lợi trong giao dịch với khách hàng.

+ Nâng cao năng lực cán bộ nghiệp vụ, đến 2020 giảm 30% số nhân viên tác nghiệp.

+ Đổi mới qui trình giao tiếp với khách hàng. Quy định nghiệp vụ rõ ràng, hướng dẫn khách hàng chu đáo, giải quyết nhanh gọn để giảm thời gian làm việc của khách hàng.

+ Xử lý công việc dứt điểm, kết luận rõ ràng. Việc được giao phải hoàn thành đúng kế hoạch, Quy định trách nhiệm của “ cán bộ đứng đầu”, công việc hồn thành đều có đánh giá và kết luận rõ ràng, người chịu trách nhiệm.

Thứ ba: Mạng lưới tiếp tục được sắp xếp lại, hệ thống cơ chế, chính sách

được rà soát, chỉnh sửa theo hướng đổi mới trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là cơ chế về lao động, kế hoạch, tài chính, tín dụng đã góp phần nâng cao hiệu quả quản trị điều hành, tạo động lực cho người lao động và hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh; chủ động triển khai công tác chuẩn bị cổ phần hóa và sẵn sàng thực thi khi có quyết định phê duyệt; tăng trưởng tín dụng được kiểm sốt phù hợp với mục tiêu đề ra;

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Quản trị rủi ro tín dụng nói chung tại NHNo&PTNTVN, tác giả đưa ra một số giải pháp cần thiết được đặt ra nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNTVN như sau:

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong điều kiện Hội nhập Quốc tế (Trang 124 - 125)