Năng lực tài chính quyết định sự đổi mới mở rộng kinh doanh của Ngân

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong điều kiện Hội nhập Quốc tế (Trang 119 - 121)

3.1.3 .Tiến trình hội nhập quốc tế của NHNo&PTNTVN

3.1.4. Năng lực tài chính quyết định sự đổi mới mở rộng kinh doanh của Ngân

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Các ngân hàng đã và đang nhận ra những lợi ích kinh tế từ việc tuân thủ Basel II, ví dụ như giảm yêu cầu về vốn, nâng cao uy tín, hệ thống xếp hạng, chi phí vốn thấp hơn, định giá hiệu quả hơn. Song để có thể triển khai Basel II hiệu quả, tất cả các ngân hàng sẽ cần phải xác định lại chiến lược kinh doanh của họ cũng như các rủi ro tiềm ẩn. Trên thực tế, việc tính tốn nhu cầu vốn theo hiệp ước này yêu cầu ngân hàng thực hiện khung rủi ro toàn diện trên toàn bộ tổ chức.

Việc triển khai Basel II giúp chuẩn hóa, cải thiện và lành mạnh hóa lĩnh vực ngân hàng thơng qua việc áp dụng các chuẩn mực tồn cầu. Basel được xây dựng trên nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo các ngân hàng duy trì đủ nguồn vốn bù đắp cho các khoản lỗ có thể phát sinh từ những rủi ro mà ngân hàng đang nắm giữ. Basel II - phương pháp tiêu chuẩn được chuẩn hóa và được xem là bước đầu tiến tới phương pháp đánh giá theo độ nhạy cảm rủi ro. [ 72 ]

Tuy nhiên, khi triển khai Basel II rộng rãi tại các ngân hàng, yêu cầu về vốn và thanh khoản cao lên sẽ tác động đến chênh lệch lãi suất cho vay, hay nói cách khác làm cho chi phí vốn tăng cao, kết quả là lợi nhuận ròng của ngân hàng sẽ giảm. Theo nghiên cứu của Ủy ban Basel, khi tỷ lệ an toàn vốn tăng lên 1% thì chênh lệch lãi suất cho vay và chi phí đi huy động vốn tăng lên 1,3%. Tuy nhiên, ngân hàng có thể bù đắp phần lợi nhuận ròng mất đi bằng một số biện pháp: tăng lợi nhuận ngồi lãi như: phí, hoa hồng…, tăng hiệu quả quản trị để giảm chi phí hoạt động.

- Vậy tăng vốn tự có cho NHNo&PTNTVN bằng nhiều giải pháp như: từ các nguồn lực tài chính tự bản thân NHNo&PTNTVN. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần có các giải pháp như tăng vốn từ NSNN, phát hành cổ phiếu để tăng vốn, cần tháo gỡ các cơ chế chính sách tài chính, hình thức sở hữu để NHNo&PTNTVN có đủ điều kiện về qui mơ vốn và tài sản để mở rộng qui mô hoạt động, ổn định, an toàn, bền vững phát triển và hội nhập. NHNo&PTNTVN cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời; xử lý nợ xấu; tập trung vốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, mở rộng đi đôi với nâng cao chất luợng tín dụng, phát triển dịch vụ tiện ích ngân hàng, tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại, năng lực cạnh tranh và hội nhập, giữ vững thương hiệu văn hóa doanh nghiệp. Xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, trích lập dự phòng, quản trị vốn, kiểm tra, kiểm tốn nội bộ; xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng theo chuẩn mực; Xây dựng hệ thống kế toán và thiết lập các chỉ tiêu, báo cáo tài chính phù hợp với các chuẩn mực kế tốn quốc tế; xây dựng và hồn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam.

- Vốn được coi là tấm đệm chống đỡ những rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh. Vốn lớn sẽ tạo được uy tín lớn cho ngân hàng trên thị trường, tạo điều kiện mở rộng qui mô và phát triển. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng phải từ 9% trở lên. Nếu tỷ lệ này không đảm bảo, NHNo&PTNTVN sẽ không đủ khả năng mở rộng hoạt động, thậm chí còn đứng trước nguy cơ phá sản. Nâng cao năng lực tài chính sẽ giúp NHNo&PTNTVN thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra đối với NHNo&PTNTVN. Việc kinh doanh là một hoạt động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để đạt tới lợi nhuận tối đa NHNo&PTNTVN phải khơng ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất- kinh doanh, trong đó quản lý và sử dụng vốn là một bộ phần rất quan

trọng, cố ý nghĩa quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Do vậy, khi đã chuyến sang hạch toán kinh doanh, được trao quyền chủ động trong việc sử dụng vốn, trách nhiệm bảo tồn và phát triển vốn, thì NHNo&PTNTVN phải quan tâm đúng mức đến hiệu quả sử dụng vốn. Muốn vậy NHNo&PTNTVN phải thường xuyên tự đánh giá mình về phương diện sử dụng vốn, qua đó, thấy được chất lượng quản lý kinh doanh, khả năng khai thác các tiềm năng sẵn có, biết được mình đang ở cung đoạn nào trong quá trình phát triển ( thịnh vượng hay suy thối), đang ở vị trí nào trong q trình thi đua, cạnh tranh…

Việc bảo tồn vốn kinh doanh nhằm có biện pháp tăng cường quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả sử dụng vốn của NHNo&PTNTVN nhằm có những biện pháp tác động, tạo điều kiện cho NHNo&PTNTVN phát huy cao nhất những lợi thế, tiềm năng trong kinh doanh hoặc có các biện pháp hữu hựu giúp ngân hàng trong những hồn cảnh khó khăn, NHNo&PTNTVN cần thực hiện đó là:

- Bảo tồn nguồn vốn huy động

+ Huy động vốn trên cơ sở sử dụng vốn

+ Dự phòng rủi ro ( tăng, giảm) lãi suất, tỷ giá + Ngăn chặn rủi ro đạo đức trong huy động vốn - Bảo toàn vốn cho vay, đầu tư

+ Đảm bảo quy trình tín dụng theo chuẩn Basel

+ Kiểm tra sản xuất – kinh doanh với những khách hàng có dư nợ lớn + Xử lý cấp bách dư nợ xấu với những khách hàng vi phạm luật pháp KD - Phân tích đánh giá thực trạng tín dụng hiện tại và dự báo tương lai gần, để có quyết sách về huy động vốn và cho vay.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong điều kiện Hội nhập Quốc tế (Trang 119 - 121)