Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong điều kiện Hội nhập Quốc tế (Trang 73 - 89)

7. Kết cấu luận án

2.2. THỰCTRẠNG NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI ROTÍN DỤNG

2.2.1. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

Nông thôn Việt Nam.

2.2.1.1. Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu của NHNo&PTNTVN là vốn tự có, đây là vốn NSNN giao NHNo&PTNTVN quản lý phục vụ kinh doanh. Ngoài ra còn có các quỹ dự trữ được hình thành trong q trình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNTVN theo cơ chế tài chính hoặc quyết định của chủ sở hữu vốn như: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính....Lợi nhuận tạo ra từ hoạt động kinh doanh chưa sử dụng, các khoản nợ được coi như vốn. Vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHNo&PTNTVN, song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập ngân hàng. Do tính chất ổn định nên vốn này là điều kiện thành lập và hoạt động của NHNo&PTNTVN. Trong tổng nguồn vốn, thì vốn tự có của NHNo&PTNTVN có vị trí rất quan trọng, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh; tăng trưởng quy mô hoạt động gắn với quản trị rủi ro thì NHNo&PTNTVN tăng vốn chủ sở hữu đảm bảo hiệu quả và chất lượng. NHNo&PTNTVN hiện đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức khơng hề nhỏ, trong đó một trong những vấn đề nan giải nhất đó là “bài toán” tăng vốn. Từ một ngân hàng dẫn đầu về vốn điều lệ, hiện nay NHNo&PTNTVN có vốn điều lệ gần 30.500 tỷ đồng, thấp nhất trong nhóm Big 4 NHTM. Với quy mơ tài sản, nguồn vốn, đầu tư tín dụng đều trên 1 triệu tỷ đồng, dẫn đầu toàn hệ thống và thực hiện vai trò chủ đạo trong tín dụng nơng nghiệp nơng thơn, hàng năm tăng trưởng tín dụng từ 11-14% để đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, từ cuối năm 2018, Nghị định 116 của Chính phủ về sửa đổi Nghị định 55 có hiệu lực đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng vay vốn khơng có tài sản đảm bảo, tuy nhiên lại là áp lực đối với NHNo&PTNTVN

khi tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn trên 70% và chủ yếu là cho vay khơng có tài sản bảo đảm dẫn đến quy mơ tài sản có rủi ro tăng mạnh (70- 80.000 tỷ đồng mỗi năm). Cho vay nông nghiệp, nông thôn, lĩnh vực đầu tư chính của NHNo&PTNTVN thường xuyên phải đối mặt với rủi ro thiên tai bất khả kháng, chi phí hoạt động lớn và rủi ro cao. Ngồi huy động vốn cạnh tranh bình đẳng như các ngân hàng thương mại khác, trong cơ cấu tín dụng, NHNo&PTNTVN dành một phần lớn cho các lĩnh vực ưu tiên với lãi suất cho vay ưu đãi thấp, tuy vậy, Ngân hàng thường xuyên trong tình trạng chưa nhận được đủ cấp bù lãi suất.

2.2.1.2. Vốn huy động

- Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất của NHNo&PTNTVN . Nó là tổng giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế - xã hội, và các thể nhân trong xã hội thơng qua q trình thực hiện các nghiệp vụ ký thác, các nghiệp vụ khác và được dùng làm vốn để kinh doanh. Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, NHNo&PTNTVN chỉ có quyền sử dụng mà khơng có qùn sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi theo thỏa thuận bằng văn bản giữa NHNo&PTNTVN với khách hàng. Vốn huy động đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNTVN.

Việc tăng trưởng nguồn vốn một cách ngoạn mục trong 3 năm 2014 - 2016 là do NHNo&PTNTVN đã có những chính sách huy động linh hoạt với việc áp dụng các chương trình quảng cáo, marketing và khuyến mại hết sức hấp dẫn với các khách hàng. Hơn nữa, việc mở rộng mạng lưới và trang bị cơ sở vật chất khang trang, hiện đại cũng là một ưu thế khiến uy tín của NHNo&PTNTVN đối với khách hàng ngày càng tăng. Tuy nhiên sang năm 2016 do tình hình kinh tế khó khăn cùng với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng; tình trạng “đi đêm” lãi suất của một số ngân hàng khiến dòng tiền gửi vào NHNo&PTNTVN tăng trưởng thấp. Mặc dù tăng trưởng huy động 2016 là 890.000 tăng so với 2015 là ( 11,4% ), huy động vốn tăng so với năm 2015 không phải là cao nhưng so với tồn ngành thì đây là một con số đáng nể. Sau đây là bảng phân tích về huy động vốn của NHNo&PTNTVN.

Bảng 2.1: Huy động vốn của NHNo&PTNTVN giai đoạn 2015 – 2019 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Tiêu chí 2015 2016 2017 2018 2019 2016/2015 2019/2018 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng vốn huy động 804.259 100 890.000 100 1.007.694 100 1.103.607 100 1.120.000 100 85.741 11,4 16.393 1,48

Phân theo thành phần kinh tế

Tiền gửi TCKT 325.889 41,2 356.000 39,9 437.339 43,4 462.412 41,9 416.640 37,2 30.111 9,2 -45.700 -9,8

Tiền gửi dân cư 478.370 58,8 534.000 59,1 570.355 56,6 641.195 58,1 703.360 63,8 55.630 12,5 62.165 9,7

Phân theo kỳ hạn

Không kỳ hạn 136.724 16,8 133.500 15 235.800 23,4 291.353 26,4 221.760 19,8 -3.22 -2,3 -69.593 -4,1

Có kỳ hạn 667.535 83,2 756.500 85 771.894 76,6 812.254 73,6 898.240 80,2 88.945 12,8 85.986 10,5

Phân theo loại tiền

Nội tệ 579.066 72,6 694.200 77,8 854.524 84,8 939.169 85,1 981.120 87,6 115.134 20,6 41.951 4,46

Ngoại tệ ( tính theo VND)

225.193

27,4 195.800 22,2 153.170 15,2 164.438 14,9 138.880 12,4 -29.393 -13,7 -25.558 -18,1

- Tổng vốn huy động của NHNo&PTNTVN trong năm 2015 là 804.259 tỷ đồng đến năm 2016 tăng 890.000 tỷ đồng tương đương tăng 11,4%. Nguồn vốn huy động của NHNo&PTNTVN tăng trưởng ổn định, đến thời điểm 31/12/2018 đạt 1.103.607 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cuối năm 2017, năm 2019 đạt 1.120.000 tỷ đồng hoàn thành vượt mục tiêu tăng trưởng 2019.

Trong nguồn vốn huy động tiền gửi của thể nhân luôn chiếm tỷ trọng cao từ 58 % - 63%. Tiền gửi của các pháp nhân chiếm tỷ trọng nhỏ từ 41% - 41,9 %. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn và kỳ hạn trên 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong ngồn vốn huy động và tăng đều qua các năm.

Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ 16,8% - 26,4% qua các năm 2015 là 136.724 tỷ, tăng dần qua các năm 2017 là 235.800 tỷ đồng , năm 2018 là 291.353 tỷ đồng luôn chiếm tỷ trọng (15% - 26,4%) của tổng huy động vốn.

- Chi phí và rủi ro huy động vốn: Chi phí huy động vốn, chi phí này cho thấy 1 đồng vốn huy động được thì NHNo&PTNTVN bỏ ra chi phí là bao nhiêu. Năm 2015 tỷ lệ chi phí chiếm 15,5% tổng vốn huy động, sang đến năm 2017 khoản này giảm đến 12,9% tổng vốn huy động. Năm 2018 giảm xuống 11,5 %, đến năm 2019 khoản chi phí này giảm chỉ còn 9,7%, đây là thành công lớn trong công tác huy động vốn của ngân hàng.Tiêu chí này phản ánh khả năng HĐV của NHNo&PTNTVN, nếu nó q lớn hay q nhỏ đều khơng tốt. Vì nếu tiêu chí này lớn thì khả năng HĐV của ngân hàng thấp và ngược lại tiêu chí này thấp thì ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả.

- Quản trị vốn huy động của NHNo&PTNTVN thường dùng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động để đánh giá quy mô huy động vốn. Quy mô huy động vốn được thể hiện qua chỉ tiêu tổng số dư huy động vốn (Số dư các loại tiền gửi thời điểm hoặc bình quân cho từng thời kỳ). Thống kê đầy đủ và kịp thời về các loại vốn huy động và tốc độ quay của mỗi nguồn, phân tích các nhân tố gắn liền với những thay đổi đó. Từ đây, nhà quản lý NHNo&PTNTVN sẽ thấy được đặc tính của thị trường nguồn của ngân hàng. Tiến hành phân đoạn thị trường gắn với quy mô và tốc độ gia tăng của mỗi nguồn tương ứng của mỗi nguồn tương ứng. Về cơ cấu vốn huy động thì các loại cơ cấu sau thường được chú ý:

(1).Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn. (2) Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền. (3) Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng. Phân tích cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn huy động có ý nghĩa rất quan trọng vì phù hợp giữa cơ cấu nguồn vốn huy động với cơ cấu sử dụng vốn là một vấn đề quyết định đến quản trị rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản trong ngân hàng.

NHNo&PTNTVN cung ứng trên 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, được chia thành các nhóm gồm: Nhóm sản phẩm dịch vụ về Huy động vốn; Thanh toán trong nước; Thẻ; Thanh toán quốc tế; Kinh doanh ngoại hối; Kiều hối; Ngân hàng điện tử E-Banking; Ngân quỹ và quản lý tiền tệ; Ủy thác đại lý; SPDV liên kết… đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch thanh toán của người dân, qua đó có đóng góp tích cực phát triển thị trường thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam, cũng như nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Bảng 2.2 : Tổng dư nợ cho vay của NHNo&PTNTVN giai đoạn 2015 – 2019 Năm Tiêu chí 2015 2016 2017 2018 2019 2016/2015 2019/2018 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ cho vay 673.000 100 785.545 100 918.060 100 1.006.442 100 1.300.000 100 112.545 17,0 293.558 29,1 Phân theo thời gian

Ngắn hạn 370.150 55,0 416.338 52,8 229.515 20,1 215.610 25,0 247.700 19,2 46.188 12,3 32.090 14,8 Trung hạn 90.855 14,0 129.225 16,2 321.321 30,04 362.319 34,9 462.800 35,6 38.370 42.2 100.481 27,7 Dài hạn 211.995 31,1 239.985 31,0 367.224 49,8 428.513 40,1 589.500 45,2 27.990 12,9 160.987 37,5

Phân theo thành phần kinh tế

Các TCKT 201.900 30,8 235.663 31,2 269.910 43,4 289.856 28,8 362.700 27,9 33.763 17,2 72.877 25,1 CN, Nông nghiệp 471.100 69,2 549.881 68,8 648.150 70,6 716.586 71,2 937.300 72,1 78.781 17,0 220.714 30,8

Phân theo loại tiền

Nội tệ 572.050 84,5 667.713 84,9 734.448 80,1 785.024 78,9 977.600 75,2 95.663 17,2 192.576 24,5

Ngoại tệ (đã qui

đổi) 100.950 15,5 117.832 15,1 163.612 19,9 221.418 21,1 322.400 28,8 16.882 17,5 100.922 45,5

Đơn vị tính : Tỷ đồng

Tổng dư nợ cho vay của NHNo&PTNTVN tăng dần qua các năm từ 673.000 tỷ đồng năm 2015 , đến năm 2017 dư nợ cho vay là 918.060 tỷ đồng, sang năm 2019 đạt 1.300.000 tỷ đồng, là mức dư nợ lớn nhất hệ thống NHTMVN. Dư nợ cho vay bằng VND năm 2016 đạt 667.713 tỷ đồng, tăng 95.663 tỷ (tăng 17,2%). Năm 2019 cho vay VND 977.600 tỷ đồng tăng so với 2018 là 192.576 tỷ đồng ( tăng 24,5%). Năm 2016 dư nợ ngoại tệ USD, EUR đã quy đổi đạt 117.832 tỷ, tăng 16.882 tỷ ( 17,5%) so với 2015. Sang năm 2019 dư nợ ngoại tệ đạt 322.400 tỷ đồng tăng 45,5% so với 2018.

Cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 2016 đạt 549.881 tỷ VND, tăng 78.781. tỷ (tăng 17%), chiếm tỷ trọng 68,8,0 % tổng dư nợ cho vay so với cuối năm 2015. Dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân tăng 21,5%. Dư nợ cho vay các chương trình tăng trưởng tốt: Cho vay thu mua, chế biến, xuất khẩu thủy sản ; cho vay lương thực; cho vay chăn nuôi; cho vay thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê. Dư nợ cho vay ở các khu vực đều có mức tăng trưởng khá: Vùng núi cao biên giới phía Bắc tăng 21,3%, Khu 4 cũ tăng 20,3%, Tây Nguyên tăng 18%, Duyên hải Miền Trung tăng 14,4%, Trung du Bắc Bộ tăng 14,8%, Đồng bằng Sông Hồng tăng 13,9%, Tây Nam Bộ tăng 14,4%, Đông Nam Bộ tăng 15,5%. Riêng hai khu vực Hà Nội và TP HCM tăng trưởng còn thấp, khu vực Hà Nội tăng 0,4%, khu vực TP Hồ Chí Minh giảm 6%.

Trong đó, tỷ lệ cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ dao động qua các năm khoảng từ 55% giảm xuống 2019 là 19,2%, tính trung bình các năm là 34,42% . Tỷ trọng cho vay trung từ 14% đến 35,6%. Mục tiêu của NHNo&PTNTVN là tiếp tục duy trì vai trò của một NHTM chủ lực của quốc gia tài trợ vốn cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Tỷ trọng cho vay lĩnh vực này được duy trì và mở rộng, đạt ít nhất là 70% trong tổng dư nợ của NHNo&PTNTVN.

Đến 31/12/2019, tổng dư nợ cho vay của NHNo&PTNTVN đạt trên 1.300.000 tỷ đồng, tăng 29,1% so với cuối năm 2018. Trong đó, dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của NHNo&PTNTVN chiếm tỷ trọng 69,2% - 72,1%. Riêng dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân tốc độ tăng trưởng tăng 19,4%, vượt xa mục tiêu đề ra (từ 11- 13%). Nguồn vốn tín dụng từ NHNo&PTNTVN đã trực tiếp tạo lực đẩy đối với “Tam nông” và nền kinh tế, góp phần làm khởi sắc bức tranh tín dụng của ngành Ngân hàng năm 2019.

Đến nay, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của NHNo&PTNTVN đạt trên 1.300.000 tỷ đồng; trong đó tỷ trọng cho vay nơng nghiệp nơng thơn ln duy trì trên 70% tổng dư nợ và chiếm trên 50% thị phần tín dụng “Tam nơng” tại Việt Nam.

Hiện nay NHNo&PTNTVN hiện đang triển khai nhiều chương trình tín dụng chính sách. Cụ thể: cho vay theo chính sách tín dụng phát triển nơng nghiệp, nơng thơn; cho vay hộ gia đình, cá nhân thơng qua Tổ vay vốn/tổ liên kết; cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; cho vay xây dựng nơng thơn mới; cho vay gia súc, gia cầm; cho vay tái canh cà phê; cho vay phát triển thủy sản; tín dụng ưu đãi phục vụ “Nơng nghiệp sạch”…

Đặc biệt, tuy là ngân hàng thương mại phải cạnh tranh huy động vốn theo cơ chế thị trường nhưng hàng năm NHNo&PTNTVN vẫn dành hàng trăm nghìn tỷ đồng để hỗ trợ cho vay lãi suất thấp đối với các đối tượng khách hàng, nhất là các khách hàng thuộc các chương trình chính sách.

Đầu năm 2019, NHNo&PTNTVN tiếp tục giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ; triển khai gói tín dụng quy mơ 5.000 tỷ đồng để cho vay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cấp bách của cá nhân, hộ gia đình với thủ tục vay vốn rút gọn và thời gian cho vay ngay trong ngày; hỗ trợ kịp thời nguồn vốn để thu mua lúa gạo, tháo gỡ khó khăn cho người dân trồng hồ tiêu; chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi khôi phục sản xuất kinh doanh sau dịch bệnh COVID.

Để đưa vốn đến người dân kịp thời, NHNo&PTNTVN đã triển khai nhiều kênh dẫn vốn hiệu quả; trong đó triển khai cho vay qua trên 58.000 tổ vay vốn, điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng. NHNo&PTNTVN đã triển khai thành công giai đoạn I của Đề án “Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng”. Nhằm đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho người dân theo chủ trương của Chính phủ, NHNo&PTNTVN chú trọng phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, ứng dụng các cơng nghệ mới, hiện đại vào các sản phẩm, dịch vụ thanh tốn đảm bảo tiện ích, an tồn, bảo mật, chi phí hợp lý; tích cực triển khai Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với việc thu phí các dịch vụ cơng, góp phần

đa dạng hóa các kênh thu, nộp, tạo nhiều tiện ích và thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Bước vào triển khai tái cơ cấu giai đoạn 2 cũng là thực hiện chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020 gắn với xử lý nợ xấu và q trình cổ phần hóa, đến nay, NHNo&PTNTVN đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ theo lộ trình, kế hoạch cơ cấu lại; trong đó có trọng tâm là việc chủ động triển khai chuẩn bị cổ phần hóa và sẵn sàng thực thi khi có quyết định phê duyệt.

Biểu đồ 2.1: Thị phần cho vay của các NHTMNN năm 2016

( Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM [39] [40] [41] [42].)

Dư nợ cho vay của Agribank đều cao hơn nhiều so với các ngân hàng BIDV, Vietinbank và Vietcombank. Như vậy so ba ngân hàng thương mại nhà nước thì rõ ràng NHNo&PTNTVN mới là ngân hàng lớn nhất. Cụ thể tổng tài

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong điều kiện Hội nhập Quốc tế (Trang 73 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w