Bài học kinh nghiệm rút ra cho NHNo&PTNTVN

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong điều kiện Hội nhập Quốc tế (Trang 60 - 64)

7. Kết cấu luận án

1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI ROTÍN

1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho NHNo&PTNTVN

Quản trị rủi ro tín dụng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động NHTM nhất là trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo cơ hội để các NHTM Việt Nam học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ công tác QTRRTD của các NHTM trên thế giới cũng như Việt Nam. Từ nghiên cứu bài học kinh nghiệm của Thái Lan, Citibank và Vietinbank, với mục đích nâng cao, cải thiện năng lực quản trị về rủi ro cho ngân hàng, có thể rút ra một số bài học tổng quát cho NHNo&PTNTVN như sau:

Một là, năng lực QTRRTD phải trở thành năng lực cốt lõi của ngân hàng.

Muốn nâng cao năng lực QTRRTD thì trước hết các NHTM phải coi QTRRTD là q trình thường xun liên tục, QTRRTD cần có sự quyết liệt trong vấn đề nâng cao năng lực QTRRTD trong NHNo&PTNTVN, đồng thời cần sự phối

hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước và từng NHTM. Năng lực QTRRTD phải trở thành năng lực cốt lõi, cơ bản nhằm đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng của các NHTM an toàn và bền vững.

Hai là, NHNo&PTNTVN xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, cơ chế rõ

ràng, chặt chẽ về pháp lý đối với hoạt động tín dụng. Chính sách tín dụng phải đảm bảo hoạt động tín dụng thực hiện trên cơ sở khách quan, minh bạch tuân thủ các quy tắc, quy trình của pháp luật và quy định của ngân hàng. Các văn bản pháp lý phải tuân theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II, coi trọng công tác kiểm tra, giám sát về QTRRTD, thiết kế các chốt kiểm tra kiểm soát hợp lý tại các bước trong quá trình QTRRTD.

Ba là, Quản trị rủi ro tín dụng bằng việc hỗ trợ và chia sẻ các thơng tin tín

dụng: Hệ thống thơng tin tín dụng có vai trò đắc lực trong việc hỗ trợ các ngân hàng thẩm định khách hàng để cho vay, hệ thống thông tin này thường được tổ chức và quản lý bởi ngân hàng trung ương. Chất lượng của hệ thống thông tin phụ thuộc vào việc đóng góp thơng tin của các ngân hàng thành viên. Các loại thơng tin báo cáo gồm có thơng tin về khoản vay, lãi suất vay, chất lượng khoản vay, tư cách khách hàng vay, lịch sử trả nợ vay …

Bốn là, Tuân thủ các nguyên tắc cho vay thận trọng: Các nguyên tắc thận

trọng trong việc cho vay bao gồm cả việc giới hạn tỷ lệ cho vay các đối tác, sử dụng biện pháp kiểm tra sau khi cho vay, kiểm tra giám sát trong khi cho vay, chế độ báo cáo hàng tháng hay hàng quý, giám sát hệ số đủ vốn, xếp hạng ngân hàng thực hiện đa dạng hóa rủi ro tốt. NHNo&PTNTVN áp dụng một cách triệt để nội dung, các quy định của hiệp ước Basel và các quy định có liên quan của NHNN Việt Nam.

Năm là, nâng cao vai trò kiểm soát và cảnh báo sớm rủi ro dựa trên nền

tảng của hệ thống công nghệ thông tin hiện đại của NHNo&PTNTVN. Đây là việc cần thiết để hoạt động kiểm tra giám sát các khoản tín dụng tại NHNo&PTNTVN được tăng cường đẩy mạnh. Đây là một trong những lớp phòng vệ hữu hiệu nhất, đảm bảo phát hiện các dấu hiệu cảnh báo RRTD của

NHNo&PTNTVN, dấu hiệu bất ổn trên thị trường tài chính, kịp thời có các biện pháp ngăn chặn diễn biến xấu có thể đưa đến khủng hoảng bình diện rộng.

Sáu là, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho QTRRTD là then chốt. Nhân

lực NHNo&PTNTVN cho hoạt động QTRRTD đòi hỏi chun mơn cao, tổng hợp về cả kiến thức tín dụng, quản trị, mơ hình, thống kê tốn học. Đây là nhân tố mà NHNo&PTNTVN chưa đáp ứng đầy đủ được yêu cầu, hầu hết việc đánh giá phân tích liên quan đến các thơng lệ và chuẩn mực quốc tế đều do các chuyên gia tư vấn /cán bộ quản lý cao cấp nước ngồi thực hiện. Do đó, trong thời gian tới, cần chú trọng tổ chức đào tạo, sử dụng và bố trí nhân lực có đạo đức, có trình độ chun mơn vào các vị trí phù hợp.

Kết luận Chương 1

Với mục đích hình thành khung lý thuyết cho tồn bộ luận án, chương 1 của luận án đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản trị rủi ro tín dụng và năng lực quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. Cụ thể, chương 1 luận án đã trình bày và làm rõ các vấn đề:

- Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về rủi ro tín dung, quản trị rủi ro tín dung của NHTM:

- Xây dựng khái niệm năng lực quản trị rủi ro và phân tích các nội dung năng lực QTRRTD, các tiêu chí quản trị rủi ro.

- Tác giả đưa ra các bài học về kinh nghiệm nâng cao quản trị rủi ro tín dụng cúa một số Ngân hàng trong nước và ngân hàng các quốc gia như: Kinh nghiệm Ngân hàng Thái Lan; Kinh nghiệm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Citibank;Ngân hàng thương mại cổ phần Cơng thương Việt Nam, từ đó rút ra Bài học kinh nghiệm nâng cao quản trị rủi ro tín dụng cho NHNo&PTNTVN. Xây dựng khung năng lực QTRRTD làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng năng lực QTRRTD của NHNo&PTNTVN ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong điều kiện Hội nhập Quốc tế (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w