Cơ cấu tổ chức quản trị rủi rotín dụng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong điều kiện Hội nhập Quốc tế (Trang 89 - 90)

7. Kết cấu luận án

2.2. THỰCTRẠNG NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI ROTÍN DỤNG

2.2.2. Cơ cấu tổ chức quản trị rủi rotín dụng

Tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNTVN được thực hiện chủ yếu thơng qua các phòng có chức năng xử lý nghiệp vụ tín dụng như Phòng khách hàng doanh nghiệp, Phòng khách hàng cá nhân, các phòng giao dịch loại 1 và Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề, Phòng kiểm tra kiểm sốt nội bộ. Trong đó, Ban giám đốc, tất cả các cán bộ tham gia cho vay, Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề, Phòng kiểm tra kiểm sốt nội bộ đều chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra và kiểm soát rủi ro. Thời gian yêu cầu kiểm sốt rủi ro trong suốt q trình trước, trong và sau khi cho vay tại trực tiếp từng khâu của q trình vay. Nội dung kiểm tra tính tn thủ quy chế, chế độ; phát hiện rủi ro tại từng khâu của quá trình vay; phát hiện rủi ro theo danh mục cho vay (theo khách hàng, mặt hàng, thời hạn, loại tiền) để kịp thời có biện pháp khắc phục và ngăn ngừa hiệu quả.

Về cơng tác tiếp xúc, khai thác thẩm định tín dụng được giao cho bộ phận tín dụng thuộc các phòng chức năng và phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề

cùng thẩm định độc lập với nhau. Kết quả thẩm định tuỳ theo yêu cầu của món vay mà sẽ dựa trên kết quả thẩm định của các bộ phận liên quan để đưa ra kết luận cho vay. Việc quyết định cho vay được quy định từ thấp đến cao như sau: Trưởng phòng giao dịch - Giám đốc chi nhánh - Hội đồng tín dụng cơ sở - Tổng giám đốc - Hội đồng tín dụng trụ sở chính - Hội đồng quản trị.

Trong tồn bộ q trình quản trị rủi ro tín dụng từ thẩm định cho đến khi thanh lý hợp đồng, bộ phận tín dụng có chức năng thẩm định, theo dõi, quản lý hồ sơ khoản vay, đôn đốc thu nợ và phân tích tình hình hoạt động, tình hình tài chính, năng lực quản lý của khách hàng vay vốn. Phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề có chức năng đánh giá về các mặt mang tính kỹ thuật, hiệu quả của phương án vay, thẩm tra các số liệu của phương án,… thẩm định độc lập về mọi mặt của khoản vay. Kết quả do lãnh đạo chi nhánh quyết định hoặc đưa ra hội đồng tín dụng chi nhánh.

Phòng kiểm tra kiểm sốt nội bộ có chức năng kiểm tra, giám sát quá trình quản lý, theo dõi, kết quả thẩm định của các phòng tín dụng và phòng quản lý rủi ro. Trên cơ sở đó có trách nhiệm yêu cầu các Phòng chấn chỉnh lại các sai sót, đề xuất kiến nghị với lãnh đạo chi nhánh các biện pháp xử lý, quản lý khoản

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong điều kiện Hội nhập Quốc tế (Trang 89 - 90)