Nâng cao năng lực kiểm soát rủi rotín dụng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong điều kiện Hội nhập Quốc tế (Trang 137 - 140)

3.1.3 .Tiến trình hội nhập quốc tế của NHNo&PTNTVN

3.2.6. Nâng cao năng lực kiểm soát rủi rotín dụng

Để nâng cao năng lực kiểm sốt rủi ro tín dụng, NHNo&PTNTVN cần triển khai là tăng khả năng đáp ứng được các yêu cầu bộ máy kiểm toán nội bộ theo thông lệ và chuẩn mực Basel II. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thơng tư 13/2018/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, tạo lập một khung khổ pháp lý đầy đủ và đồng bộ trong công tác giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đủ vốn và kiểm toán nội bộ của các ngân hàng thương mại. Thông tư này giúp các ngân hàng tuân thủ theo các chuẩn mực và thơng lệ quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại, nhằm giảm bớt tổn thất, nguy cơ mất khả năng thanh toán, đổ vỡ của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, Thông tư 13 cũng tạo ra những thách

thức nhất định cho NHNo&PTNTVN, đặt ra những giải pháp NHNo&PTNTVN cần thực hiện trong thời gian tới nhằm hồn thiện bộ máy kiểm tốn nội bộ:

Thứ nhất, mơ hình bộ máy kiểm tốn nội bộ của NHNo&PTNTVN xây

dựng phù hợp với quy mô của ngân hàng, đảm bảo bộ máy kiểm tốn nội bộ có sự gắn kết, tương tác với các lớp tổ chức của bộ máy quản trị rủi ro ngân hàng. Theo thông lệ quốc tế, bộ phận kiểm toán nội bộ phải được quyền vị khác của ngân hàng, nhằm đảm bảo khách quan, phát hiện, xử lý kịp thời các vấn đề của công tác quản trị rủi ro của ngân hàng;

Thứ hai, phương pháp kiểm toán nội bộ cần được chuẩn hóa định

hướng theo rủi ro thông qua công tác nhận diện, đánh giá các rủi ro trọng yếu trong hoạt động của ngân hàng. Theo định nghĩa kiểm toán định hướng theo rủi ro là phương pháp liên kết cơng việc kiểm tốn nội bộ với cơ chế quản lý rủi ro tổng thể của một tổ chức. Phương pháp này giúp kiểm toán nội bộ đưa ra sự đảm bảo cho hội đồng quản trị rằng, các quy trình quản lý rủi ro được vận hành hiệu quả và không vượt quá khả năng chấp nhận rủi ro của tổ chức. Hiện nay, kế hoạch kiểm toán nội bộ của NHNo&PTNTVN chủ yếu dựa trên đánh giá rủi ro tín dụng và tác nghiệp, chưa bao gồm các rủi ro khác trong hoạt động của ngân hàng. Do đó, Ngân hàng NHNo&PTNTVN cần xem xét các vấn đề trong kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm như xây dựng danh mục rủi ro cấp tổ chức, xác định các đơn vị có thể thuộc đối tượng kiểm tốn và lên kế hoạch kiểm toán (tần suất kiểm toán nội bộ phù hợp và lập kế hoạch kiểm tốn nội bộ). Ngồi ra, việc xây dựng chương trình kiểm tốn đối với hệ thống quản lý rủi ro bao gồm khung quản lý rủi ro, khẩu vị rủi ro, các loại rủi ro tín dụng, hoạt động, thị trường, thanh khoản, tập trung và rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng và đánh giá nội bộ về mức đủ vốn thật sự là thử thách cho NHNo&PTNTVN

Thứ ba, NHNo&PTNTVN tiến hành đánh giá hiện trạng, phân tích các

chênh lệch của bộ phận kiểm toán nội bộ so với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, cụ thể là trên các phương diện: cơ cấu tổ chức của kiểm toán nội bộ; trình độ, kỹ năng của nhân sự; chính sách, quy trình, phương pháp kiểm tốn nội bộ; cơng nghệ thơng tin… Sau đó, Ngân hàng NHNo&PTNTVN

cần xây dựng phương pháp luận, lập kế hoạch chiến lược, kế hoạch hàng năm, chương trình khung kiểm tốn nội bộ, mẫu biểu báo cáo, xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá đối với các phát hiện của kiểm tốn, thiết kế chương trình kiểm toán đối với hệ thống quản lý rủi ro bao gồm kiểm tra căng thẳng.

Hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng (Early warning system - EWS) Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng là hệ thống tích hợp và xử lý dữ liệu có mục đích tự động rà sốt tồn bộ các khoản nợ và phát hiện các trường hợp có thể suy giảm chất lượng, từ đó giúp ngân hàng có những biện pháp hiệu quả quản lý chất lượng danh mục tín dụng. Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng EWS dựa trên các dấu hiệu rủi ro của khách hàng, khoản vay của khách hàng như suy giảm tình hình kinh doanh, chỉ số tài chính, dòng tiền trả nợ của khách hàng có dấu hiệu bất thường, biến động bất lợi của thị trường. Hệ thống thơng qua các kỹ thuật tính tốn hiện đại, mơ hình thống kê từ dữ liệu lịch sử để đưa ra danh sáchkhách hàng có khả năng gặp khó khăn. Danh sách khách hàng này sau đó sẽđược các đơn vị kinh doanh phân tích, chuyên gia của các bộ phận chun mơn tại trụ sở chính rà sốt. Hiện nay, trong số các ngân hàng thương mại Việt Nam, NHNo&PTNTVN đã hoàn thành hệ thống cảnh báo sớm rủi ro EWS, hệ thống này tự động rà soát danh mục các khoản nợ và phát hiện trường hợp suy giảm chất lượng trong 6 tháng, hàng quý tự động cung cấp danh sách khách hàng tiềm ẩn rủi ro để đơn vị kinh doanh, bộ phận rủi ro, kiểm tra, kiểm soát nội bộ phối hợp rà soát. Hệ thống cài đặt sẵn một số một biện pháp ứng xử phù hợp, tương ứng với mức độ rủi ro của khách hàng để các bộ phận kinh doanh chủ động lựa chọn và triển khai kịp thời, từ đó góp phần giúp NHNo&PTNTVN quản lý tín dụng hiệu quả, là một trong những ngân hàng có danh mục tín dụng minh bạch và có chất lượng tốt nhờ kiểm sốt từ sớm các khoản nợ nhóm hai (tăng cường cơng tác quản lý, tích cực rút giảm dư nợ...). Ngồi ra, để tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí và quan trọng nhất là làm chủ được hệ thống, cơng nghệ, việc hồn thiện hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng EWS đòi hỏi sự hợp tác nghiên cứu, xây dựng giữa các cán bộ nghiệp vụ và công nghệ thống tin học, kết hợp với sự chuyển giao kiến thức của tư vấn

quốc tế. Triển khai thành công hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, ứng dụng với các khoản nợ từ nhóm một sẽ giúp NHNo&PTNTVN tăng cường chủ động quản lý và kiểm sốt tồn diện danh mục tín dụng, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, trong điều kiện Hội nhập Quốc tế (Trang 137 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w