Các cơ sở xây dựng Thẻ điểm cân bằng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Một phần của tài liệu Khóa luận sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh phú xuân (Trang 53 - 55)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2 Các cơ sở xây dựng Thẻ điểm cân bằng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Xuân

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát Triển Việt Nam – chi nhánh Phú Xuân là một đơn vị trực thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát Triển Việt Nam, do đó, các chiến lược hoạt động kinh doanh, cũng như sứ mệnh, mục tiêu phụ thuộc vào định hướng và chiến lược của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát Triển Việt Nam. Việc thực hiện và xây dựng BSC cho Chi nhánh chịu những tác động sau:

2.2.1 Sứ mệnh, mục tiêu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Pháttriển Việt Nam – chi nhánh Phú Xuân triển Việt Nam – chi nhánh Phú Xuân

Vì là một đơn vị trực thuộc nên BIDV Phú Xuân hoàn toàn đi theo sư mệnh, mục tiêu mà Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát Triển Việt Nam đã đề ra. Chi tiết trình bày tại mục 2.1.1.3 của đề tài này.

2.2.2 Chiến lược phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Pháttriển Việt Nam – chi nhánh Phú Xuân triển Việt Nam – chi nhánh Phú Xuân

Như đã được đề cập tại Chương 1, Thẻ điểm cân bằng là một công cụ, hệ thống chuyển chiến lược và nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị thành những mục tiêu và thước đo cụ thể. Do đó, chiến lược và nhiệm vụ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát Triển Việt Nam chính là cơ sở để xây dựng Thẻ điểm cân bằng tại ngân hàng BIDV Phú Xuân. Một cách đơn giản nhất, chiến lược kinh doanh là những quyết định về mục tiêu, phạm vi kinh doanh (khách hàng mục tiêu, sản phẩm), lợi thế cạnh tranh, năng lực cốt lõi và chuỗi hoạt động để thực hiện chiến lược.

Việc lựa chọn các mục tiêu và chỉ số đo lường trong từng viễn cảnh của BSC thể hiện các ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh phải xác định rõ họ hoạt động hoặc năng lực cốt lõi nào là động lực để tạo ra lợi thế cạnh tranh và các mục tiêu và chỉ tiêu trong viễn cảnh quy trình nội bộ phải tập trung vào đo lường sự thay đổi của các quy trình tạo nên năng lực cốt lõi đó. Đối với chi nhánh, việc thực hiện BSC được xem là khá rõ ràng khi Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát Triển Việt Nam đã đưa ra các tiêu chuẩn chiến lược cụ thể trên 4 khía cạnh của Thẻ điểm cân bằng theo cơng văn số 6500/BIDV-KHCL và phụ lục các hệ thống chỉ tiêu đánh giá (Phụ lục 2.1-2.7).

2.2.3 Nhận thức và cam kết từ phía lãnh đạo của Ngân hàng Thương mại Cổphần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Xuân phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Xuân

Trong tất cả các hoạt động, con người chính là thành phần quan trọng và khơng thể tách rời. Trong việc xây dựng và áp dụng Thẻ điểm cân bằng tại đơn vị, con người chính là mắc xích lớn nhất để thực hiện hệ thống này một cách thành công.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát Triển Việt Nam là một trong số ít những doanh nghiệp quan tâm đến Thẻ điểm cân bằng và áp dụng vào cuối năm 2015. Đối với Chi nhánh BIDV Phú Xuân, trải qua hơn 1 năm thực hiện, các nhà lãnh đạo BIDV luôn chú tâm và mong muốn xây dựng và áp dụng hệ thống này một cách hiệu quả và toàn diện. Đội ngũ lãnh đạo BIDV Phú Xuân đã cho thấy sự nhận thức tầm

quan trọng của Thẻ điểm cân bằng đối với hoạt động kinh doanh tại đơn vị, cũng như sự cam kết thực hiện hệ thống này để đem lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu Khóa luận sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh phú xuân (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)