Trọng số các khía cạnh

Một phần của tài liệu Khóa luận sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh phú xuân (Trang 55 - 57)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.3 Công tác đánh giá thực hiện công việc theo Thẻ điểm cân bằng tại Ngân hàng

2.3.2 Trọng số các khía cạnh

Bảng 2.3 Trọng số các khía cạnh BSC tại BIDV

ĐVT: %

TT Phương diện Khối Quản lý khách

hàng, Trực thuộc (PGD)

Khối Tác nghiệp, Quản lý rủi ro, Quản lý nội bộ

1 Tài chính 40 20

2 Khách hàng 30-35 20

3 Quy trình 15-20 50

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát Triển Việt Nam đã có sự quy định chặt chẽ về 4 khía cạnh của Thẻ điểm cân bằng và phù hợp với từng vị trí cơng việc.

Đối với khối Quản lý khách hàng, Trực thuộc có khía cạnh tài chính lớn nhất, chiếm trọng số 40% và khía cạnh khách hàng chiếm trọng số 30-35%. Đây là sự phân bố hợp lý, khi các khối này chính là khối làm việc trực tiếp với khách hàng và là nguồn thu nhập chính của cả đơn vị. Trọng số của hai khía cạnh này cao (tổng số lên đến 70-75%) tạo động lực cho các nhân viên khối Quản lý khách hàng và khối Trực thuộc nỗ lực để nâng cao chất lượng phục vụ, tạo sự hài lòng cho khách hàng.

Đối với khối Tác nghiệp, Quản lý rủi ro, Quản lý nội bộ không trực tiếp phục vụ khách hàng và tạo ra nguồn thu nhập chính. Đây là các khối nhằm đảm bảo quy trình, sự vận hành và hoạt động của chi nhánh diễn ra hiệu quả, linh hoạt. Điều này cho thấy, trọng số về Khía cạnh Quy trình quản lý nội bộ chiếm đến 50% là một sự phù hợp.

Mục tiêu về tài chính:

Mục tiêu tài chính được xem là một trong những mục tiêu cốt lõi nhất nhằm đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị. Trong từng thời gian cụ thể, đơn vị sẽ đưa ra các mục tiêu về vấn đề tài chính cụ thể như: tăng lợi nhuận trước thuế, tăng thu nhập ròng, tăng thu dịch vụ ròng, tăng thu nhập ròng từ hoạt động Thẻ.

Mục tiêu về khách hàng:

Định hướng là một ngân hàng hàng đầu, BIDV Phú Xuân luôn đề cao các mục tiêu về khách hàng, chi nhánh chú trọng trong việc thỏa mãn khách hàng, từ đó giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút được khách hàng mới trong tương lai. Và hơn hết, các chỉ tiêu liên quan đến thu nhập từ khách hàng được xem xét như là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng khách hàng của đơn vị.

Mục tiêu về quy trình quản lý nội bộ:

lượng hoạt động của chi nhánh như tình hình nợ xấu, số giao dịch bình, lỗi tác nghiệp, an toàn kho quỹ,…đồng thời tiến hành kiểm tra nội bộ nhằm phát hiện những sai phạm, rủi ro để khắc phục.

Mục tiêu về học hỏi và phát triển:

Nhận thấy tầm quan trọng của nhân sự trong tổ chức, đơn vị luôn đề cao chỉ tiêu về học hỏi và phát triển nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, đáp ứng sự phát triển của chi nhánh. Qua đó, đơn vị hằng năm đều có các kỳ thi năng lực chun mơn để đánh giá, kích thích việc học hỏi và phát triển của các cán bộ công nhân viên tại đơn vị. Bên cạnh đó, đơn vị cịn xem xét những tham mưu, đóng góp nhằm phát triển chi nhánh của đội ngũ nhân sự trong đơn vị.

Một phần của tài liệu Khóa luận sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh phú xuân (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)