Thuốc lợi tiểu

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược lý thú y (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 75 - 77)

1.1. Đại cương

Thuốc lợi tiểu là những thuốc có tác dụng làm tăng sự đào thải muối vì nước ở thận, loại bỏ nước dư thừa làm giảm phù, giảm áp suất máu và hiệu chỉnh lại sự mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể bằng cách tăng bài tiết nước tiểu, làm đi tiểu nhiều hơn.

Thuốc lợi tiểu thường được chỉ định trong các trường hợp sau: tăng huyết áp, suy tim, bị phù (phù phổi, xơ gan, bệnh thận...).

1.2. Phân loại

Tùy theo cơ chế tác động, thuốc lợi tiểu chia làm các nhóm sau:

- Nhóm Thiazides: tác động trên ống lượn xa nằm ở vỏ thận làm tăng bài tiết K và ngăn cản tái hấp thu Na do đó sẽ làm tăng thải nước tiểu, gây lợi tiểu vừa bao gồm bendroflumethiazide, clorothiazide, hydrochlorothiazide. Được sử dụng ưu tiên trong điều trị tăng huyết áp do hiệu quả hạ áp cao hơn các nhóm lợi tiểu khác. Tác dụng phụ của nhóm thinzides là làm rối loạn cân bằng nước và chất điện giải.

- Nhóm thuốc lợi tiểu tác động ở quai Henlé: tác động lên vùng quai Henlé. Đây là nhóm thuốc có tác dụng lợi tiểu rất nhanh và mạnh. Thuốc ức chế tải hấp thu Na và Cl, đồng thời tăng loại thải K+, Ca2+,Mg2+, làm mất Na+ nhanh hơn nhóm thiazides. Gồm có: furosemide, acid ethacrynic, bumetamid... Nhóm này cũng gây hạ kali máu.

62

- Nhóm giữ K+: tác động lên đoạn cuối của ống lượn xa. Gồm có: amiloride, spironolactone, triamterene... Tác dụng lợi tiểu của nhóm nhảy yếu nhưng do có khả năng giữ kali nên thường được phối hợp với thuốc lợi tiểu thuộc nhóm thiazides hoặc nhóm thuốc lợi tiểu tác động ở quai Henlé. Tác dụng phụ của nhóm thuốc này là gây tăng urê huyết, sỏi thận.

- Thuốc ức chế men carbonic anhydrase: thuốc này tác động trên ống lượn gần, ngăn cản tác động của men carbonic anhyrase, gây lợi tiểu vừa và chỉ tác dụng trong thời gian ngắn. Gồm các thuốc; acetazolamide, dichlorphenamide, methazolamide,..

- Thuốc lợi tiểu thẩm thấu: có tác dụng lợi tiểu mạnh được dùng để duy trì sự sản xuất nước tiểu sau chấn thương nặng hoặc phẫu thuật lớn. Gồm các thuốc: mannitol, dimethyl sulfoxide, urea, glycerol, isosorbile,…

Khi cần tác dụng nhanh (đặc biệt trong phù phổi) và trong suy thận dùng thuốc tác động ở quai Henlé (uống hoặc tiêm tĩnh mạch).

* Tác dụng phụ: thuốc lợi tiểu có thể gây mất cân bằng hóa học trong máu, hạ huyết áp và dẫn đếnsuy thận cấp, nhất là khi dùng thuốc làm giảm K+ huyết. Các thuốc có nguồn gốc sulfonamide và giống sulfonamide có thể gây thối hóa tủy xương, ngộ độc da, các tổn thương thận giống sulfonamide và phản ứng quá mẫn. Một số thuốc lợi tiểu cũng có thể gây ngộ độc cho tai, tăng acid uric trong máu (do đó làm tăng nguy cơ bị bệnh Gút) hoặc gây tăng đường huyết trong máu (làm nặng thêm tình trạng tiểu đường).

1.3. Các thuốc thường sử dụng

a) Furosemide (Lasix)

Furosemide là thuốc tác động ở quai Henlé, có nguồn gốc sulfonamide, tác động lợi tiểu mạnh và được sử dụng phổ biến nhất. Thuốc dạng bột trắng mịn hơi vàng, không mùi vị, khơng tan trong nước, tan ít trong rượu, hịa tan trong hydroxide kiềm. pH thích hợp 8-9,3.

Thuốc được dùng gây lợi tiểu cho tất cả các lồi. Thuốc có tác dụng sau khi uống 30 phút.

* Tương kỵ:

Vitamin C, epinephrine, gentamicin sulfate, tetracycline. b) Mannitol (Osmitrol, Resectisol)

Mannitol là bột tinh thể trắng, không mùi, vị ngọt, tan trong nước (1g/5,5ml nước), ít tan trong rượu.

63

Do không làm tăng thải trừ Na nên không dùng mannitol trong trường hợp bị phù, mà chỉ sử dụng phịng ngừa tiểu ít sau mổ, chấn thương, tăng áp lực mắt, áp lực nội sọ hay trong trường hợp nhiễm độc chất.

c) Triamterene (Dyrenium)

Triamterene thường khơng dùng một mình vì tác dụng thải Na yếu và gây tai biến tăng K huyết, mà thường phối hợp với thuốc lợi niệu làm giảm K.

Tác dụng triamterene đạt được cao nhất sau khi uống 2 giờ và duy trì tác dụng trong 10 giờ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược lý thú y (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)