Nước sinh lý đẳng trương

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược lý thú y (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 114 - 116)

1.1. Đại cương

Nước sinh lý đẳng trương là một loại huyết thanh nhân tạo gồm có 2 loại là nước sinh lý ngọt đẳng trương và nước sinh lý mặn đẳng trương.

a) Tính chất

- Nước sinh lý ngọt đẳng trương là một dung dịch vô trùng chứa 5% glucose, 5 phần vạn saccharose hay 10% lactose tinh khiết trong nước cất 2 lần và được tiệt trùng bằng phương pháp hấp ướt.

- Nước sinh lý mặn đẳng trương là một dung dịch vô trùng 9‰ Chlorua Natri tinh khiết trong nước cất 2 lần, được tiệt trùng bằng phương pháp hấp ướt.

b) Tác dụng

- Cung cấp năng lượng, dinh dưỡng cho cơ thể đang bị bệnh.

- Bổ sung nước cho cơ thể, duy trì sự ổn định áp lực máu khi cơ thể bị mất nước như: chảy máu, tiêu chảy nặng ở động vật.

- Tăng cường đào thải chất độc, giải độc, chống ngộ độc. c) Chỉ định

101

- Tiêu chảy nặng, cơ thể mất nhiều nước và được dùng cho các loại gia súc, gia cầm.

- Các trường hợp chảy máu nặng trạng thái sốc.

- Các trường hợp viêm dạ dày, viêm ruột nặng (thường kết hợp với các loại kháng sinh khác).

- Các trường hợp ngộ độc - nôn mửa, nhiễm trùng. - Các trường hợp cảm nắng, say nắng ở trâu, bò.

- Bồi bổ cơ thể khi mệt mỏi do làm việc quá sức ở trâu, bò.

- Tăng cường sức lực cơ thể trong các hội chứng nhiễm trùng có biến chứng, trong các bệnh viêm gan, thận, chứng Myoglobin niệu ở trâu, bị, chó.

- Trong trường hợp bỏng nặng ở gia súc.

- Nước sinh lý mặn đẳng trương còn dùng để rửa sạch các vết thương nhiễm trùng, các mụn nhọt khi phẫu thuật.

d) Chống chỉ định

Không dùng trong các bệnh tim, tích muối, tụ máu ở phổi, các bệnh về thận. e) Liều lượng

- Tiêm dưới da hay tĩnh mạch - Hâm nóng thuốc 37°C mới tiêm. + Trâu, bò, ngựa: 1000 - 3000ml / ngày. + Dê, cừu, heo: 200 - 300ml / ngày. + Chó: 50 - 100ml / ngày.

1.2. Các loại nước sinh lý đẳng trương thường sử dụng

a) NaCl 0,9%

- Dịch muối 0,9% hay dịch mặn, gồm nước và muối, dùng để bù dịch cho cơ thể khi mất nước như tiêu chảy, bỏng... NaCl 0,9 % là nước muối sinh lý, đẳng trương (có độ thẩm thấu bằng độ thẩm thấu trong mạch máu.

- Ưu điểm: phổ biến.

- Nhược điểm: dễ gây toan máu do lượng Cl- cao. Truyền nhiều và nhanh dễ gây ứ nước ngoại bào và phù phổi cấp.

b) Ringer lactat

- Đặc điểm: vào cơ thể, lactat được gan chuyển thành bicarbonat và kiềm hóa máu do đó chỉnh được toan nhẹ.

102

- Truyền 100 ml sẽ tăng được 20 - 30ml thể tích tuần hồn, vì vậy cần truyền 1 lượng gấp 3 lần thể tích bị mất.

- Ưu điểm: cung cấp nhanh nước và điện giải, rẽ tiền. Có thêm K+ và Ca2+.

- Nhược điểm: loại dịch này không được giữ lâu trong máu nên cần truyền liên tục. Nếu khơng sẽ khơng có hiệu quả.

Dung dịch Glucose (dextrose) đẳng trương 50g / 1000 ml (5%). Dịch 5% có nồng độ thẩm thấu bằng huyết tương nên có thể bù dịch khi cơ thể bị mất nước hay khi không cho uống được.

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược lý thú y (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)