Những yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược lý thú y (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 26 - 28)

13

Tác dụng của thuốc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, tác động đến các thông số dược động học do đó sẽ làm thay đổi hiệu quả thuốc khi sử dụng phòng trị.

2.1. Yếu tố về thuốc

a) Do tính chất của thuốc

Hố tính thay đổi cấu trúc hóa học của thuốc ảnh hưởng đến tác dụng dược lý của thuốc.

Lý tính:

- Trạng thái dược chất: thuốc ở thể khí tác động nhanh hơn thể lỏng, thể rắn. - Khả năng hòa tan và khuếch tán: thuốc tan nhiều hoặc bay hơi và khuếch tán mạnh thì tác động nhanh, mạnh hơn thuốc ít tan hoặc bay hơi, khuếch tán chậm.

b) Tá dược

Ảnh hưởng đến độ hòa tan và khuếch tán của thuốc nên ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

c) Do dung môi pha thuốc

Dung môi rượu làm thuốc tác động nhanh, mạnh hơn dung môi nước và dầu. pH của dung môi ảnh hưởng tác động của thuốc.

d) Do liều dùng

Liều dùng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của thuốc. Thường liều điều trị cao hơn liều tối thiểu có tác dụng, nhưng nếu sử dụng liều cao hơn liều điều trị có thể gây độc cho cơ thể.

e) Do cách dùng

Cách dùng không đúng làm giảm, mất tác dụng thuốc, nhiều khi gây nguy hiểm.

2.2. Yếu tố về con vật

a) Yếu tố sinh lý

- Tuổi tác: gia súc trưởng thành các cơ quan hoạt động hoàn chỉnh, thuốc dùng liều cao hơn gia súc non và già.

Đối với gia súc non: tầm vóc và thể trọng nhỏ hơn gia súc trưởng thành, các cơ quan chưa phát triển hoàn chỉnh, sự hoạt động của hệ thống thần kinh, nội tiết, sự trao đổi chất và chuyển hóa tổ chức kém gia súc trưởng thành nên dễ cảm thụ thuốc và chất độc hơn gia súc trưởng thành.

Đối với gia súc già: các cơ quan bắt đầu suy yếu, khơng tổng hợp đủ các men chuyển hóa thuốc, sự thanh lọc ở thận giảm, thời gian bán thải T1/2 kéo dài, do đó sự giải độc và thải trừ thuốc kém.

14

- Phải tính: sự nhạy cảm đối với thuốc của gia súc đực và cái có thể khác nhau do tác động của hormone sinh dục.

- Thể trạng gia súc: ở gia súc mập bị ảnh hưởng bởi sự tích lũy thuốc ở mỡ, đặc biệt những thuốc hịa tan trong lipid.

- Tính quen thuốc: đáp ứng của cơ thể đối với thuốc bị giảm đi.

- Loài gia súc: cùng một loại thuốc, lồi vật này có thể nhạy cảm hơn lồi khác. - Tính cảm thụ của từng cá thể: tác dụng của thuốc còn tùy thuộc độ cảm thụ của mỗi cá thể khác nhau.

- Tình trạng cơ thể: nhiều loại thuốc chỉ có tác dụng mạnh khi cơ thể ở trạng thái bệnh, khi cơ thể bình thường khơng có tác dụng (thuốc hạ sốt).

- Đối với gia súc cái nên chú ý:

• Thời kỳ có chửa: khả năng gắn thuốc vào protein huyết tương giảm, lưu lượng tim và lưu lượng thận tăng; tránh dùng thuốc kích thích tử cung co bóp, các thuốc gây nơn, các thuốc có As, Hg, rượu thuốc, thuốc làm cơ thể mất nước.

• Thời kỳ ni con: tránh dùng thuốc làm cơ thể mất nước; thuốc thải qua sữa do đó tránh dùng thuốc có chất độc, thuốc tác động trên thần kinh.

b) Các yếu tố bệnh lý

- Thiểu năng gan, thận: vật bị bệnh gan thận, khả năng chuyển hóa và loại thải thuốc kém dễ đưa đến tích lũy và ngộ độc thuốc.

- Di truyền: thiếu một số men hoặc yếu tố chuyển hóa thuốc làm thay đổi tác dụng dược lý của thuốc đồng thời cũng làm tăng tác dụng phụ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược lý thú y (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 26 - 28)