3.1. Quen thuốc
Những thuốc dùng trong thời gian lâu tác dụng của nó yếu đi và phải dùng liều cao hơn mà không gây tác dụng đáng kể.
Về phương diện sinh học, tính quen thuốc là hiện tượng thích nghi của tế bào đối với mơi trường hóa học xung quanh, do đó đưa đến suy giảm tác dụng.
Quen thuốc thường xảy ra ở những dược phẩm tác dụng trên hệ thần kinh trung ương.
3.2. Tính tích lũy
Tích lũy là tính chất của một số thuốc ít bị hủy hoại trong cơ thể. Do đó, nếu dùng nhiều lần trong một thời gian có thể tích lũy thành liều ngộ độc.
15
Nghiện thuốc là tính quen thuốc kết hợp với sự nơ lệ của cơ thể đối với tác động của thuốc.
4. Thảo luận
4.1. Ứng dụng tính tương kỵ để giải độc thuốc?
4.2. Các yếu tố ảnh hướng đến hiệu quả sử dụng thuốc? CÂU HỎI ÔN TẬP CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Thế nào là tác dụng chính và thế nào là tác dụng phụ? 2. Tác dụng chuyên trị là gì?
16
CHƯƠNG 4
THUỐC TÁC DỤNG HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG MH19-04
Giới thiệu
Nội dung chương 4 giới thiệu các loại thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương; thuốc mê, rượu etylic, morphine, thuốc giảm sốt. Các kiến thức về thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương; strychnine, caffeine, long não cũng như cơ chế tác dụng của thuốc giảm sốt được đề cập đến trong chương này.
Mục tiêu
- Kiến thức: Trình bày được các tính chất, tác dụng chính và phụ của các loại thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương.
- Kỹ năng: Phân biệt được thuốc ức chế với thuốc kích thích thần kinh trung ương. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận trong việc tính liều lượng thuốc khi tiêm cho thú.