2.1. Đại cương
Sinh lý ưu trương cũng thuộc loại huyết thanh nhân tạo và cũng chia làm 2 loại: sinh lý mặn ưu trương và sinh lý ngọt ưu trương (sinh lý đậm đặc).
a) Tính chất
- Nước sinh lý mặn ưu trương là một dung dịch vô trùng chứa 10% Chlorua Natri tinh khiết trong nước cất 2 lần - tiệt trùng bằng phương pháp hấp ướt.
- Nước sinh lý ngọt ưu trương là một dung dịch vô trùng chứa 30% glucose tinh khiết trong nước cất 2 lần. Được tiệt trùng bằng phương pháp hấp ướt.
b) Tác dụng
Tác dụng tương tự như nước sinh lý đẳng trương
- Cung cấp nước, muối Natri cho cơ thể để duy trì ổn định áp lực máu. Lấy lại trạng thái cân bằng cho cơ thể gia súc đang bị bệnh nặng, không ăn được.
- Chống nhiễm độc, tăng cường đào thải chất độc trong tất cả các trường hợp nhiễm độc do hóa chất, thức ăn do bản thân gia súc tự nhiễm độc trong quá trình trao đổi chất (nước sinh lý ngọt ưu trương).
- Kích thích nhẹ co bóp cơ trơn - giúp việc tăng cường khả năng hồi phục sức khỏe của gia súc (nước sinh lý mặn ưu trương).
c) Chỉ định
Nước sinh lý ưu trương được dùng trong những trường hợp sau:
- Các trường hợp thiếu muối Natri trong máu kèm theo chứng tắc ruột có hiệu quả rất tốt.
- Các trường hợp tự ngộ độc của cơ thể.
- Trong trường hợp mổ thoát vị bẹn của đực giống, tắc ruột ở chó. - Trong các trường hợp rỉ cháy mất máu.
103
- Trong chứng đau bụng ngựa, liệt dạ cỏ trâu bò, làm phục hồi nhu động ruột (nước sinh mặn ưu trương).
- Trong các trường hợp bỏng nặng, diện bỏng rộng mất nước nhiều gây rối loạn điện giải.
- Giải độc khi ngộ độc hóa chất, thuốc trừ sâu, thức ăn ôi thiu, nấm mốc, đặc biệt rất hiệu quả trong ngộ độc sắn (sinh lý ngọt ưu trương).
- Trong chứng Myoglobin, niệu kịch phát ở gia súc. d) Chống chỉ định
Viêm thận, viêm cơ tim mãn tính. e) Liều lượng
Tiêm chậm vào tĩnh mạch. - Gia súc lớn: 100-500ml / lần. - Gia súc nhỏ: 20-50ml / lần. - Chó: 3-5ml / lần.
2.2. Các loại nước sinh lý ưu trương thường sử dụng
- Các loại dung dịch: NaCl 1,2 - 1,8 - 3,6 - 7,2 - 10 và 20%. - Trên thị trường có sẵn loại 10 - 20%, ống 10- 20 ml. Khi dùng, pha với glucose 5% để đạt nồng độ mong muốn. Đặc điểm:
+ Áp suất thẩm thấu quá cao, dễ gây phù.
+ Làm giảm kết tập tiểu cầu, tăng nguy cơ chảy máu. + Làm giãn mạch nội tạng: thận, tim. Tăng co bóp tim.
+ Làm giảm phù não, giảm tăng áp lực nội sọ tốt hơn so với dung dịch keo. - Dung dịch glucose ưu trương 100g; 150g và 300g/ 1000 ml.
- Glucose ưu trương chứa nhiều glucose hơn, dùng để giải độc và nuôi ăn khi không ăn được bằng miệng.
- Ưu điểm: cung cấp nhanh năng lượng (100g glucose cung cấp 400 kilo calo). Ngồi ra cịn dùng để điều trị và dự phòng các trường hơp mất nước nhiều hơn mất muối.
- Nhược điểm: Các dung dịch ưu trương dễ làm viêm tắc tĩnh mạch tại nơi truyền và gây hoại tử nếu truyền ra ngoài tĩnh mạch.
* Chú ý: Truyền chậm vào tĩnh mạch. Glucose huyết tăng phụ thuộc không những vào nồng độ dung dịch tiêm truyền mà còn vào tốc độ truyền và khả năng chuyển hóa
104
của bệnh súc. Khi nuôi dưỡng bằng dịch truyền, cần phân phối liều đều trong ngày và giảm liều dần, tránh ngừng đột ngột dễ gây hạ đường huyết. Nhất là ở chó, mèo con.
Dung dịch ưu trương có thể gây rối loạn thần kinh; hoặc là do tăng áp lực thẩm thấu, hoặc là do tác dụng độc trực tiếp trên thần kinh.
3. Thảo luận
3.1. Ưu, nhược điểm các loại nước sinh lý (ưu, đẳng trương)? 3.2. Các phương pháp cấp nước sinh lý. 3.2. Các phương pháp cấp nước sinh lý.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Các loại nước sinh lý (ưu, đẳng trương)?
105
CHƯƠNG 14 VACCINE
MH19-14 Giới thiệu
Nội dung chương 14 giới thiệu nguyên lý tác dụng, các điều cần lưu ý khi sử dụng vaccine; pha chế, bảo quản. Các kiến thức về nguyên tắc sử dụng vaccine, áp dụng nguyên tắc dập dịch trong thú y cũng như các loại vaccine sống, chết cho gia súc, gia cầm được đề cập đến trong chương này.
Mục tiêu
- Kiến thức: Trình bày được các tính chất, ưu nhược điểm của các loại vaccine; vaccine sống, vaccine chết,…
- Kỹ năng: Sử dụng vaccine phịng bệnh đúng mục đích.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận trong việc tính liều lượng vaccine khi sử dụng và cách xử lý các tai biến khi sử dụng vaccine; shock,...