Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược lý thú y (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 134 - 135)

Tiêm tĩnh mạch là kỹ thuật tiêm phổ biến nhằm đưa lượng thuốc vào cơ thể theo đường tĩnh mạch. Với kỹ thuật này, thuốc đưa vào cơ thể sẽ ngay lập tức được theo mạch máu đi khắp cơ thể và cơ quan bị bệnh, nhưng cũng bị đào thải ra ngoài nhanh hơn so với những phương pháp tiêm khác.

4.1. Chỉ định, chống chỉ định

a) Chỉ định

- Cần có tác dụng nhanh của thuốc với cơ thể; - Cần đưa vào cơ thể khối lượng thuốc nhiều;

- Những thuốc gây hoại tử da, tổ chức dưới da, cơ (canxi-clorua). b) Chống chỉ định

Những thuốc tan trong dầu (vitamin D3) thuốc tiêm nhanh gây rối loạn nhịp (kali-clorua).

4.2. Kỹ thuật tiêm

- Vị trí tiêm: Các tĩnh mạch ngoại biên (trâu bị: tĩnh mạch tai, tĩnh mạch tai,…; chó mèo: tĩnh mạch tay, tĩnh mạch chân,…; heo: tĩnh mạch tai, tĩnh mạch chân; gà: tĩnh mạch cánh). Ưu tiên chọn các tĩnh mạch phải to, rõ, ít di động, mềm mại, khơng gần khớp.

- Góc tiêm: thường 1 góc 30 – 40º so với bề mặt của da, tùy theo vị trí tĩnh mạch cần tiêm.

- Kỹ thuật tiêm:

+ Bước 1: Bộc lộ vùng tiêm. + Bước 2: Xác định vị trí tiêm.

+ Bước 3: Buộc dây garrot cách nơi tiêm khoảng 5 – 10 cm.

+ Bước 4: Sát khuẩn vùng tiêm bơng thấm cồn 70°; rộng từ trong ra ngồi khoảng 5cm, theo hình xoắn óc.

120 + Bước 5: Đuổi hết bọt khí.

+ Bước 6: Để mặt vát của kim lên trên, căng da, đâm kim 1 góc 30 - 40º so với bề mặt của da qua da vào tĩnh mạch.

+ Bước 7: Rút pittong kiểm tra có máu hay khơng, tháo bỏ dây garrot. + Bước 8: Bơm thuốc chậm và quan sát biểu hiện của thú.

+ Bước 9: Rút kim nhanh theo hướng đâm kim vào.

+ Bước 10: Sát khuẩn lại vị trí tiêm bằng bơng thấm cồn 70° và giữ lại vài giây tại nơi tiêm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược lý thú y (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)