- Vaccine là thuốc thường được dùng để phòng bệnh cho động vật khỏe, chưa mắc bệnh. Nếu tiêm cho động vật đã nhiễm bệnh rồi thì bệnh có thể phát sớm hơn, nặng hơn.
Trường hợp ngoại lệ có thể dùng vaccine khi mà động vật đã nhiễm mầm bệnh. Thí dụ: sử dụng vaccine chống bệnh dại cho người đã bị chó cắn. Trường hợp này vaccine đã tạo ra kháng thể chống virus dại trước khi virus lên não, gây bệnh và tiêu diệt virus dại.
- Vaccine phịng bệnh nào thì chỉ phịng được loại bệnh đó thơi, khơng phịng được các bệnh khác. Thí dụ: vaccine phịng bệnh dịch tả heo thì chỉ phịng được bệnh dịch tả heo, khơng phịng được bệnh đậu heo.
- Hiệu lực của vaccine phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của động vật vì nó là kết quả đáp ứng miễn dịch của động vật. Vì lẽ đó, chỉ dùng vaccine cho động vật ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc ni dưỡng tốt, khơng mắc các bệnh truyền nhiễm và mãn tính khác, để tạo được trạng thái đáp ứng miễn dịch tốt.
Trong các đợt tổ chức tiêm phòng chỉ chọn những động vật đủ tiêu chuẩn để tiêm nên khó có thể đạt tỷ lệ tiêm phòng 100%.
Cũng cần chú ý thêm rằng trong số động vật đạt tiêu chuẩn được sử dụng vaccine không phải tất cả đều sinh miễn dịch tốt. Có một số động vật sau khi sử dụng vaccine, do điều kiện ngoại cảnh có thể sinh miễn dịch kém, khơng có khả năng chống được sự xâm nhiễm của mầm bệnh và vẫn mắc bệnh. Tỷ lệ động vật tạo được miễn dịch chống bệnh gọi là hiệu giá bảo hộ, đó chính là hiệu lực của vaccine.
- Bình thường khơng nên dùng vaccine cho động vật quá non và thận trọng đối với động vật đang mang thai.
Ở động vật non, các cơ quan đảm nhận chức năng miễn dịch bảo vệ cơ thể chưa hoàn chỉnh nên đáp ứng miễn dịch đối với vaccine cịn yếu. Ngồi ra, động
107
vật non cịn có một lượng kháng thể thụ động do mẹ truyền cho, những kháng thể đó, có thể trung hịa kháng thể trong vaccine, ngăn cản vaccine tác dụng. Vì thế, chỉ sử dụng vaccine cho động vật ở lứa tuổi nhất định khi mà lượng kháng thể mẹ truyền cho đã phân hủy gần hết. Nếu khơng có dịch đe dọa thì chỉ nên dùng vaccine cho thú từ 2 - 7 tuần tuổi.
Khi có dịch đe dọa phải tiêm vaccine sớm cho động vật non. Nhưng sau đó cần dùng vaccine bổ sung:
Ở động vật mang thai, trạng thái sinh lý có những thay đổi nên dùng vaccine dễ gây những phản ứng mạnh và làm sẩy thai. Đặc biệt không nên dùng vaccine sống cho thú mang thai, nhất là các vaccine virus nhược độc.
- Thời gian tạo miễn dịch ở động vật: sau khi sử dụng vaccine, động vật sẽ tạo được miễn dịch sau 2 – 3 tuần. Trong thời gian 2 - 3 tuần đó, động vật chưa có miễn dịch đầy đủ, vẫn có thể mắc bệnh và phát bệnh. Hiện tượng đó có thể đưa đến những nhận định sai lầm, cho rằng vaccine khơng có hiệu lực hoặc vaccine gây ra phản ứng, vaccine gây ra bệnh.
Cũng cần nói thêm: một số động vật đang mang trùng hoặc ủ bệnh, khi sử dụng vaccine thì sẽ phát ra bệnh nhanh hơn.
- Chất bổ trợ của vaccine: một số vaccine được cho thêm chất bổ trợ với mục đích giữ lâu kháng nguyên trong cơ thể động vật, tăng sức miễn dịch và kéo dài thời gian miễn dịch. Chất bổ trợ thường dùng là keo phèn và vaccine có keo phèn gọi là vaccine keo phèn; một chất bổ trợ khác là dầu khoáng hoặc dầu thực vật trộn vào vaccine thành nhũ và gọi là vaccine nhũ hóa. Khi sử dụng vaccine nhũ hóa phải lắc đều và tiêm vào bắp thịt để ít gây ra phản ứng keo phèn hay vaccine nhũ hóa khi tiêm có thể gây phản ứng cục bộ tại chỗ tiêm: sưng, nóng, đau,… sau một thời gian phản ứng sẽ giảm đi. Cần chú ý thao tác vô trùng khi dùng vaccine để tránh nhiễm trùng cục bộ.
Khi có các phản ứng cục bộ có thể chườm chổ nóng ở nơi tiêm và tiêm cafein để giảm phản ứng mau hơn. Khi nơi tiêm bị nhiễm trùng gây abcess mủ thì phải trích và tiêm điều trị bằng kháng sinh. Một số vaccine có thể gây phản ứng dị ứng. Phản ứng xảy ra nhanh sau khi tiêm. Động vật biểu hiện: sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẩn trên mặt da (heo). Phản ứng nhẹ thì sau thời gian ngắn sẽ hết, phản ứng nặng có thể làm cho thú bị chết thường gọi là phản ứng quá mẫn.
Nguyên nhân của dị ứng có thể do bản chất của động vật dễ bị dị ứng với chế phẩm sinh vật lạ đưa vào cơ thể, cũng có thể động vật đã tiếp xúc hoặc sử dụng những chê phẩm gây mẫn cảm tương tự hoặc bản chất của vaccine.
108
Để tránh phản ứng nặng, điều cần quan tâm là sau khi tiêm vaccine phải theo dõi trạng thái của đàn gia súc vài giờ liền. Nếu có hiện tượng dị ứng thì phải xử lý ngay bằng các loại thuốc chống histamine như: Dimedron, Adrenalin, Epinephrine, Phenergan,…
- Liều sử dụng vaccine: cần sử dụng vaccine (cho uống, nhỏ mắt hay tiêm) đúng theo liều chỉ định đã ghi trên nhãn của lọ vaccine. Nếu tiêm thấp hơn liều quy định có thể làm giảm q trình đáp ứng miễn dịch. Nếu tiêm liều cao hơn quy định có thể làm tê liệt miễn dịch hoặc gây ra phản ứng. Vaccine thường dùng liều giống nhau cho các lứa tuổi ở động vật.
- Số lần dùng vaccine: khi dùng vaccine lần đầu thì động vật sớm nhất sau một tuần mới có miễn dịch nhưng kháng thể hình thành chưa nhiều, và giảm đi rất nhanh.
Để tránh nhước điểm đó, phải sử dụng vaccine lần thứ 2 cách lần thứ nhất 3 – 4 tuần. Đáp ứng miễn dịch lần này sẽ mạnh hơn, chỉ sau 2-3 ngày lượng kháng thể đã tăng nhanh, hàm lượng kháng thể sau 1-2 tuần đã cao gấp nhiều lần so với đáp ứng miễn dịch lần đầu và kháng thể tồn tại lâu hơn.
Như vậy đợt tiêm đầu tiên cho động vật nên gồm 2 mũi tiêm cách nhau 3-4 tuần, có thể gọi là đợt tiêm sơ chủng. Tiêm như vậy, ta có thể khắc phục được những nhược điểm và miễn dịch kém ở động vật non.
Sau đó, để duy trì đáp ứng miễn dịch và nâng cao sức miễn dịch, cứ khoảng 4-12 tháng tiêm nhắc lại cho động vật 1 lần; tùy theo vaccine, tùy theo động vật và tùy tình hình dịch tễ.
- Kết hợp vaccine: một số vaccine có thể dùng kết hợp, không phải trộn lẫn nhau, mà tiêm cùng lúc ở các vị trí khác nhau, với những liều quy định, vẫn tạo được miễn dịch cùng lúc chống được các bệnh tương ứng với vaccine được sử dụng, không gây ra phản ứng ảnh hưởng đến sức khỏe động vật.
Thí dụ: Trong các đợt tiêm phịng cho heo, người ta vẫn cùng lúc tiêm 3 loại vaccine: vaccine dịch tả heo (nhược độc), vaccine tụ huyết trùng (keo phèn) và vaccine đóng dấu. Ở các trại gà cơng nghiệp có thể dùng cùng một lúc vaccine Newcastle và vaccine Gumboro cho đàn gà.
- Vaccine đa giá: có một số vaccine được dùng theo phương pháp hỗn hợp cùng lúc vài loại vaccine phòng vài bệnh, được gọi là vaccine đa giá. Cách sử dụng hoàn toàn giống các vaccine khác. Thí dụ: Vaccine tụ dấu là hỗn hợp 2 loại vaccine nhược độc phịng bệnh đóng dấu son và phịng bệnh tụ huyết trùng cho heo. Vaccine Tetradog (da hãng Rhơn-Pulenc) sản xuất phịng cùng lúc 4 bệnh ở
109
chó: bệnh Carre, bệnh viêm gan truyền nhiễm do virus, bệnh viêm ruột do virus Parvo và bệnh xoắn trùng Lepto do trộn 4 loại vaccine với nhau.
- Vaccine đông khô: Vaccine virus nhược độc thường được đông khô để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và bảo quản. Trong cùng điều kiện bảo quản như nhau, vaccine đông khơ có thể giữ được lâu hơn vaccine dạng tươi không đông khô. Tuy nhiên, khi vận chuyển hoặc bảo quản vẫn phải giữ vaccine đông khô ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C. Không được để vaccine đông khô trong nhiệt độ thường.
Khi sử dụng vaccine phải pha vaccine với nước cất vô trùng ở nhiệt độ thường, nước cất phải trung tính, (pH: 7-7,2) theo đúng liều lượng quy định cho mỗi vaccine.
- Bảo quản vaccine: phải trong các điều kiện quy định, là điều đặc biệt quan trọng quyết định chất lượng và hiệu lực của vaccine. Các điều kiện bảo quản chủ yếu:
+ Để trong tủ lạnh hay phòng lạnh với nhiệt độ: +2°C đến +8°C. Trong điều kiện đó giữ được vaccine đến hạn dùng được ghi trên nhãn của lọ vaccine. Nếu không bảo quản như vậy hạn dùng vaccine sẽ rút ngắn hoặc mất hiệu lực ngay.
+ Không được để vaccine ở chỗ nóng, có ánh sáng mặt trời; vì như vậy vaccine sẽ mất hiệu lực. Vaccine đã rút từ lọ ra, đã được pha với nước cất không được cầm lâu trong tay và chỉ cịn hạn sử dụng khơng quá 1-2 giờ; nghĩa là vaccine phải sử dụng ngay sau khi pha.
+ Không được giữ vaccine ở độ lạnh âm, vì độ lạnh âm sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng vaccine, đặc biệt với nút cao su, làm cho khơng khí và ẩm độ thấm vào các lọ vaccine đông khô.
+ Không được dùng vaccine đã quá hạn ghi trên nhãn, mặc dù vaccine có thể vẫn được bảo quản tốt,…
- Kiểm tra lọ vaccine: trước khi sử dụng bất cứ lọ vaccine nào cũng phải kiểm tra vật lý; màu sắc, độ trong hay đục, tùy theo loại vaccine. Trước khi xuất xưởng, vaccine đã được kiểm tra vật lý, an tồn và hiệu quả. Nhưng q trình vận chuyển, bảo quản tại địa phương có thể có những thay đổi ảnh hưởng đến tính chất, độ an tồn và hiệu lực của vaccine.
* Những chi tiết cần xác định cho từng lọ vaccine phải ghi trên nhãn của lọ: - Tên vaccine có đúng với nhu cầu không.
110
- Ngày sản xuất, số kiểm nghiệm xuất xưởng. - Thời hạn sử dụng, quy cách bảo quản.
* Những hư hỏng trọng lọ vaccine cần biết để loại trừ: - Nút: chặt hay lỏng, có nguyên vẹn hay khơng.
- Lọ thủy tinh có bị rạn nứt khơng.
- Tình trạng vaccine trong lọ: màu có bình thường khơng, vaccine có bị vẩn hay bị vón khơng, có vật lạ trọng lọ khơng (bụi than, cơn trùng, sợi bơng,…), khi lắc lọ thuốc có thành một dung dịch đồng nhất hay vẫn chia làm 2 lớp (nếu vaccine nhũ hóa hoặc keo phèn vẫn chia 2 lớp khi lắc là vaccine đã hỏng, không dùng được).
Khi kiểm tra thấy lọ thuốc đã thay đổi so với bình thường thì phải loại bỏ, tuyệt đối khơng sử dụng.
- Thao tác và sử dụng vaccine: khi pha các loại vaccine phải có dụng cụ: ống tiêm, kim, lọ thủy tinh và nước cất đều đã tiệt trùng. Dụng cụ khi hấp hoặc luộc tiệt trùng phải để nguội mới dùng. Trước khi pha thuốc, và dùng thuốc tay người cũng phải tiệt trùng bằng cồn 70°. Nút cao su của lọ thuốc cũng phải sát trùng trước khi đâm kim qua. Vị trí tiêm trên thân động vật cũng phải sát trùng bằng cồn 70°.
* Cần chú ý:
- Đối với vaccine sống, các dụng cụ để pha thuốc và dùng thuốc đều phải để nguội, không được rửa bằng thuốc sát trùng: khi dùng xong, dụng cụ phải tiệt trùng bằng nước đun sôi, rồi rửa bằng nước sạch (đun sôi để nguội).
- Đường cấp thuốc vào cơ thể động vật; mỗi loại vaccine đều có quy định về đường cho vaccine và liều dùng nghiêm ngặt, đòi hỏi người sử dụng phải tuân thủ.
- Các đường cấp vaccine chủ yếu:
+ Cho uống vaccine hoặc nhỏ mắt, nhỏ mũi. + Tiêm dưới da.
+ Tiêm sâu vào bắp thịt.
2.1. Pha chế
111
Thường các dụng cụ như ống tiêm, kim tiêm dùng để lấy vaccine ra khỏi chai, hoặc hòa lỏng các vaccine ở thể đông khô và tiêm cho gia súc cần được diệt trùng bằng hơi nóng.
Khơng nên dùng cồn hoặc hóa chất diệt trùng để vơ trùng dụng cụ pha chế, tiêm thuốc chủng vì có thể làm hỏng vaccine sống.
Nơi pha chế vaccine phải là nơi có điều kiện ít ánh sáng mặt trời (bóng mát, bóng râm) mát mẻ.
Dụng cụ luộc chín phải để nguội mới dùng, nếu khơng nhiệt độ nóng trên dụng cụ giết chết vi sinh nhược độc trong vaccine lúc pha chế.
* Hịa lỗng các vaccine đơng khơ: các vaccine đông khô cần phải pha nước sinh lý / nước pha trước khi sử dụng.
Mục đích của hịa lỗng vaccine đông khô là để biến các vi sinh vật ở thể khô thành dạng dịch lỏng, vừa thêm nước sinh lý vào dịch lỏng ấy cho đủ số liều ứng với khối vaccine đơng khơ (ví dụ: lọ đơng khô chứa 50 liều vaccine dịch tả heo cần pha với 100ml nước sinh lý mặn để có dung dịch 100ml vi sinh vật, mỗi liều dùng sẽ là 2ml).
Thường lọ chứa vaccine đông khơ là lọ có thể tích nhỏ, khi pha cần phải làm thế nào rút hết dịch hịa lỏng khối đơng khơ để bơm vào chai 100 ml; nếu cần dùng nước sinh lý mặn bơm vét số vi sinh vật cịn sót lại ở lọ chứa vaccine đơng khô để bơm vào chai 100ml.
Phải tận thu dịch lỏng ở lọ chứa vaccine đơng khơ vì mỗi đơn vị thể tích ở lọ này chứa mọt số vi sinh vật rất lớn so với chai chứa dịch lỏng 100 ml, nếu để sót lại nhiều dịch lỏng trong lọ chứa vaccine đơng khơ thì có thể mỗi liều dùng sẽ thiếu mất đi một số lớn vi sinh vật, do đó khả năng sinh kháng thể của vaccine sẽ yếu, vaccine kém hiệu lực gây miễn dịch cho gia súc được tiêm.
Sau khi hịa tan đều vaccine đơng khơ phải đưa ngay dung dịch vaccine vào bình thủy giữ lạnh để dùng. Trong lúc pha chế cũng như bảo quản chờ tiêm cũng phải tránh ánh sáng. Nếu có thể, pha chế khơng gây sốc nhiệt độ cho vi sinh vật, làm yếu hoặc hỏng vaccine.
2.2. Bảo quản
Vaccine phải được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp: từ 2 - 8°C; nên sử dụng riêng tủ bảo quản vắc xin, vệ sinh sát trùng định kỳ tủ nhằm đảm bảo vô trùng.
112
- Khi vận chuyển, cần giữ vaccine trong điều kiện râm mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Nếu vận chuyển xa nên có hộp xốp, phích đá để bảo quản, nếu gần thì bảo quản bằng túi nilơng tối màu và đá giữ lạnh.
- Ghi chép việc xuất nhập kho từng loại vaccine, số lượng, thời hạn sử dụng để sử dụng đúng hạn, tránh lãng phí.
3. Một số loại vaccine dùng cho trâu bị, heo, chó, gia cầm. 3.1. Vaccine sống, chết cho gia súc
* Heo: vaccine PRRS, FMD, Giả dạy (Aujeszky), dịch tả heo, E. coli, Parvovirus (SMEDI hội chứng), Mycoplasma hyopneumoniae,…
* Trâu bò: vaccine Aftovax / Aftopor (FMD), vô hoạt tụ huyết trùng trâu bị nhũ hóa, ung khí thán, nhiệt thán vơ độc nha bào dạng lỏng, leptospira.
* Chó: vaccine Carê, Parvo, Viêm gan truyền nhiễm và Bệnh dại.
3.2. Vaccine sống, chết cho gia cầm
* Gà: vaccine Marek, Myvac ND-IB (Newcastle, IB), Myvac Pox (Đậu), Medivac AI (cúm gia cầm), Medivac ILT (ILT), Medivac Coryza B/T (Sổ mũi truyền nhiễm – Coryza),...
* Vịt: Vaccine Tembusu (hội chứng lật ngửa và giảm đẻ), Dịch tả vịt, Cúm gia cầm, Viêm gan vịt.
4. Thực hành
4.1. Nguyên tắc sử dụng vaccine
Dùng vaccine chủ yếu là phòng bệnh và sau khi tiêm vaccine một thời gian nhất định heo mới có khả năng tự miễn dịch, vì vậy khi tiêm vaccine cần phải thực hiện theo đúng những nguyên tắc sau:
- Đối tượng tiêm phòng:
+ Thực hiện tiêm phịng hàng năm đối với những vùng có ổ dịch cũ, vùng có nhiều bệnh truyền nhiễm phát sinh theo mùa.
+ Ở nơi bệnh đang phát thì khơng được tiêm vaccine đối với những heo đã mắc bệnh mà phải dùng kháng huyết thanh hoặc kháng sinh thích hợp để điều trị (vì nếu tiêm cho động vật đã nhiễm bệnh thì bệnh sẽ phát sớm hơn, nặng hơn). Đối với những con còn khỏe nhưng do tiếp xúc với những con bệnh nên dễ bị lây nhiễm, vì vậy có thể tiêm kháng huyết thanh cùng lúc với vaccine (nhưng ở vị trí