Thuốc kháng đông

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược lý thú y (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 73 - 75)

Thuốc kháng động chủ yếu được dùng ngừa máu đông trong lấy máu xét nghiệm hay truyền máu hoặc dùng ngừa hình thành những huyết khối trong mạch máu gây nghẽn mạch.

a) Heparin Sodium

Heparin là dạng bột trắng, dễ hịa tan trong nước. Được điều chế từ mơ gan, phổi. Heparin có tác dụng ngăn sự biến đổi prothrombin thành thrombin và ức chế sự hoạt động của thrombin đã thành lập. Nó cũng ngăn sự kết dính các tiểu câu. Nhưng khơng ngăn sự tạo thành prothrombin ở gan.

Hiệu quả kháng đông tỉ lệ với lượng heparin hiện diện trong máu. Heparin được sử dụng tiêm tĩnh mạch dung dịch 10% trong nước sinh lý.

b) Dicoumarol (Bishydroxycoumarin)

Dicoumarol là những chất kết tinh khơng màu, khó tan trong nước, dễ tan trong mơi trường kiềm.

Tác động chống đông máu do làm giảm nồng độ prothrombin vì ngăn cản sự tổng hợp prothrombin và yếu tố VII (proconvertin) ở gan, chỉ thực hiện trong cơ thể và khơng có tác dụng ngồi cơ thể.

Dicoumarol được dùng ngăn ngừa sự nghẽn mạch và thường được cấp qua đường uống.

Dicoumarol độc nhiều hơn heparin. Khơng dùng cho vật đang bị chảy máu hay có bệnh về gan thận.

c) Sodium Citrate

Sodium citrate tạo phức với Ca còn kết hợp với fibrinogen và với các thành phần của phức hợp prothrombin (II , VII, IX, X), cản trở prothrombin chuyển thành thrombin nên làm chậm đông máu. Được dùng rộng rãi để chống đông máu thú. Thường dùng nồng độ 0,2–0,6% tùy thuộc vào loài thú.

60

Sử dụng sodium citrate làm chất kháng đơng ở nồng độ 1% có thể làm nhăn và hỏng một số tế bào máu.

d) Oxalate và Fluorides

Nhữn ion oxalate và fluoride tự do kết hợp với ion calcium làm ngăn phản ứng đông máu. Oxalates và fluorides vô cơ rất độc cho cơ thể nên chỉ dùng làm chất kháng đông trong xét nghiệm máu.

e) EDTA (ethylenediaminetetra acetic acid) (Edetic acid, Edetate)

EDTA là một polyamino carboxylic acid, chất rắn không màu, tan trong nước, có tác dụng chống đơng máu do kết hợp với Ca2+.

EDTA dùng trong trữ máu xét nghiệm, khơng gây biến đổi kích thước, hình thái và khả năng bắt màu của các tế bào máu.

3. Thảo luận

3.1. Cơ chế tác động thuốc cầm máu, thuốc kháng đông?

3.2. Các loại thuốc cầm máu và thuốc kháng đông đang lưu hành trên thị trường? trường?

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Các loại thuốc cầm máu? 2. Các loại thuốc kháng đông?

61

CHƯƠNG 8

THUỐC TÁC DỤNG TRÊN TIẾT NIỆU – SINH DỤC – SINH TRƯỞNG MH19-08

Giới thiệu

Nội dung chương 8 giới thiệu các loại thuốc lợi tiểu thường sử dụng; furosemide, mannitol, triamterene. Các kiến thức về thuốc tác dụng trên hệ sinh dục; oxytocin, prostaglandin cũng như các loại thuốc tác dụng trên hệ sinh trưởng; các vitamine được đề cập đến trong chương này.

Mục tiêu

- Kiến thức: Trình bày được các tính chất, tác dụng chính và phụ của các loại thuốc tác dụng trên tiết niệu – sinh dục – sinh trưởng.

- Kỹ năng: Phân biệt được các loại thuốc tác dụng trên tiết niệu – sinh dục – sinh trưởng để điều trị trong những trường hợp bệnh cụ thể.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận trong việc tính liều lượng thuốc khi tiêm cho thú.

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược lý thú y (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)