Kỹ thuật tiêm dưới da đem đến hiệu quả cao trong việc tiêm vaccine và thuốc với quá trình hấp thụ thuốc một cách từ từ cũng như kéo dài thời gian tác dụng của thuốc, chẳng hạn như insulin, Atropin,... Vì vậy, trong gây tê, chủng ngừa và điều trị toàn thân sẽ thường lựa chọn sử dụng kỹ thuật tiêm dưới da.
2.1. Chỉ định, chống chỉ định
a) Chỉ định
Đối với những loại thuốc có chỉ định tiêm dưới da, thường là những loại thuốc mong muốn chúng thấm dần dần vào cơ thể đồng thời phát huy tác dụng một cách từ từ như insulin, Atropin suphat,…
b) Chống chỉ định
đối với các loại thuốc khó hấp thụ, thuốc dạng dầu, khó tan và gây đau, hoại tử, chẳng hạn như testosterone, Ca2+,…
2.2. Kỹ thuật tiêm
- Vị trí tiêm: Có thể tiêm dưới da ở tất cả những vùng da trên cơ thể thú vì ít gặp các mạch máu, thần kinh lớn ở tổ chức dưới da.
- Góc tiêm: Góc độ tiêm từ 30 đến 45° so với mặt da. - Kỹ thuật tiêm:
+ Vị trí tiêm cần sát khuẩn bằng cồn 70° từ trong ra ngoài; + Sinh viên cần sát khuẩn tay bằng cồn 70°;
118
+ Véo vùng da cần tiêm ở thú bằng cách dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ; + Đâm kim tiêm chếch với mặt da từ 30- 45°, mũi vát của kim ngửa lên trên bằng tay còn lại. Cần đâm kim nhanh qua da. Kiểm tra xem vết tiêm có máu khơng?
+ Bơm thuốc từ từ vào cơ thể thú nếu khơng có máu. Từ từ rút bơm kim ra nếu có máu hoặc đâm vào sâu thêm cho đến khi máu khơng ra nữa thì mới bắt đầu bơm thuốc.
+ Một tay kéo chếch căng da chỗ tiêm khi đã bơm hết thuốc nhằm tránh tình trạng thuốc thốt ra theo mũi kim. Tay còn lại rút kim tiêm ra nhanh và sát khuẩn nhẹ lên chỗ tiêm bằng bông tẩm cồn.