6.1. Chất làm mềm niêm mạc dạ dày
Thuốc làm mềm niêm mạc dày có tác dụng chống kích thích dạ dày nên chống nôn, thường cho uống các chất nhầy như dextrose và glycerin.
6.2. Chất chống acid của dịch vị
Khi acid nhiều cũng kích thích nơn, nên trung hịa acid sẽ chống được nôn. Các chất kiềm: NaHCO3, NH4CO, MgCO3, CaCO3, Al(OH)3 thường được sử dụng trung hòa hydrochloric acid ở dạ dày.
50
7.1. Cơ chế tác động của thuốc tê, trị tiêu chảy, thuốc xổ? 7.2. Cơ chế tác động của thuốc trị ho, gây nôn và chống nôn? 7.2. Cơ chế tác động của thuốc trị ho, gây nôn và chống nôn? CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày các phương pháp gây tê?
51
CHƯƠNG 6
THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ THẦN KINH GIAO CẢM MH19-06
Giới thiệu
Nội dung chương 6 giới thiệu các loại thuốc tác dụng trên hệ thần kinh giao cảm; adrenaline, adrenoxyl, nor-adrenaline,… Các kiến thức về tính chất, tác dụng, triệu chứng ngộ độc cũng như cách giải của các loại thuốc trên được đề cập đến trong chương này.
Mục tiêu
- Kiến thức:
+ Trình bày được các tính chất, tác dụng chính và phụ của các loại thuốc tác dụng trên hệ thần kinh giao cảm.
+ Trình bày được các tính chất, tác dụng chính và phụ của các loại thuốc tác dụng trên hệ tuần hoàn.
- Kỹ năng:
+ Phân biệt được các loại thuốc tác dụng trên hệ thần kinh giao cảm để điều trị trong những trường hợp bệnh cụ thể.
+ Phân biệt được các loại thuốc tác dụng trên hệ tuần hoàn để điều trị trong những trường hợp bệnh cụ thể.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận trong việc tính liều lượng thuốc khi tiêm cho thú.
1. Đại cương
Hệ thần kinh giao cảm có chức năng điều hịa hoạt động nhiều cơ quan trong cơ thể, giúp bảo tồn, hồi phục các cơ quan này và giúp cơ thể có phản ứng thích hợp những thay đổi bên trong cơ thể cũng như đối với mơi trường bên ngồi. Vai trị của hệ thần kinh giao cảm có ý nghĩa sống cịn đối với sinh vật.
Hệ thần kinh giao cảm được chia làm hệ trực giao cảm và hệ đối giao cảm. Hai hệ này có tác động sinh lý đối lập nhau, nhờ đó tạo được thế quân bình cần thiết cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Hai hệ trực giao cảm và đối giao cảm hoạt động được nhờ những chất trung gian hóa học là adrenaline, nor-adrenaline và acetylcholine, nhưng những chất này khơng tồn tại lâu vì bị men phân hủy.
52
Về phương diện dược lý, tùy thuộc vào sự cảm ứng với các chất trung gian hóa học, hệ thần kinh giao cảm được chia làm 2 hệ là hệ adrenergic phản ứng với adrenaline và hệ cholinergic phản ứng với acetylcholine.
Thuốc tác động trên hệ thần kinh giao cảm là những thuốc kích thích hệ trực giao cảm hay kích thích hệ đối giao cảm hoặc phong tỏa chất trung gian hóa học acetylcholine hay hủy tác dụng của chất trung gian hóa học adrenaline,... Gây ra các hiện tượng sinh lý giống như cường trực giao cảm hay cường đối giao cảm hoặc liệt đối giao cảm hay liệt trực giao cảm.