Thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược lý thú y (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 45 - 50)

Tùy theo nơi có tác động chủ yếu, những chất kích thích thần kinh trung ương được chia thành các nhóm thuốc sau:

Thuốc kích thích ưu tiên trên vỏ não nhóm xanthine bao gồm: caffeine, theophylline, theobromine.

Thuốc tác động ưu tiên trên hành não: long não, nikethamide. Thuốc tác động chủ yếu trên tủy sống: strychnine.

2.1. Strychnine

Strychnine là một alkaloid được ly trích từ hạt cây mã tiền (Strychnos nux vomica họ Loganiaceae).

2.1.1. Tính chất

Tinh thể hình kim khơng màu, khơng mùi, vị rất đắng, bền trong khơng khí, dung dịch bão hịa có tính kiềm.

Thường dùng dưới dạng muối sulfate hay nitrate.

32

Strychnine được hấp thu nhanh chóng sau khi uống hoặc tiêm. Thải trừ qua đường tiểu (khoảng 20 %), phần cịn lại bị oxy hóa.

Strychnine phần lớn được thải trừ qua nước tiểu trong vòng 12-24 giờ, phần còn lại nằm trong cơ thể từ 6-9 ngày. Do đó có thể dẫn đến tình trạng tử lũy thuốc.

2.1.3. Tác dụng

a) Tác dụng trên tủy sống

Strychnine là chất tiêu biểu cho các chất kích thích tủy sống, tác động chủ yếu trên hệ thống nơron trung gian ở tủy sống, làm tăng cường phản xạ tủy, làm tăng tính cường cơ, tăng dinh dưỡng cơ, tăng cường sự trao đổi chất.

Khi chích liều cao strychnine, trước hết con vật bị kích thích rất mạnh, phản xạ tăng và sau đó con vật bị co giật.

b) Tác dụng trên hành tủy

Nâng cao hưng phấn những trung khu ở hành tủy nhất là trung khu và tuần hoàn, đặc biệt là trong trường hợp con vật bị ức chế bởi thuốc gây mê, thuốc ngủ, morphine hoặc độc tố do vi khuẩn.

c) Tác động trên não

Tác động trên não yếu hơn. Strychnine kích thích làm tăng cường sự hoạt động của những cơ quan cảm giác, làm trung khu cảm giác đau hoạt động mạnh lên.

d) Tác động trên bộ máy tiêu hóa

Do vị đắng, làm tăng tác động dạ dày và ruột, tăng tiết dịch và lợi mật.

2.1.4. Công dụng

- Dùng làm thuốc bổ trị những trường hợp suy nhược, biếng ăn, ăn không tiêu (cho uống).

- Dùng trị liệt cơ, con giống bị liệt dương.

- Dùng trị bệnh về mắt, trường hợp thần kinh thị giác bị suy nhược hoặc tổn thương.

- Dùng kích thích thần kinh khi bị suy nhược do bị cảm nắng, cảm nóng hay bị ngộ độc.

- Dùng giải độc khi bị ngộ độc bởi thuốc ức chế thần kinh trung ương.

2.1.5. Triệu chứng ngộ độc và cách giải

Con vật ngộ độc biểu hiện: co giật từng cơn, thở khó, sùi bọt mép, mắt lồi, con ngươi mở rộng, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, cơ co lại nên cổ thắng cứng, đầu ngã về phía sau, lưng uốn cong, tứ chi co cứng, nhưng hàm không cứng.

33 Cách giải:

- Ngộ độc do uống: cho uống tannin hoặc than hoạt tính rồi thụt rửa dạ dày bằng dung dịch thuốc tím 1%.

- Dùng thuốc làm suy yếu hệ thần kinh trung ương: dùng barbiturates tiêm tĩnh mạch cho thú nhỏ, chloral hydrate có thể dùng cho thú lớn, hoặc cho ngửi chloroform, ether, halothane hay tiêm dưới da dung dịch MgSO4 20%.

- Kích thích thở. - Đem vào phịng tối.

- Có thể cho uống thuốc lợi tiểu.

2.2. Caffeine

Caffeine là alkaloid được ly trích từ hạt cà phê, hạt ca cao, cola, lá trà hay tổng hợp từ acid uric.

2.2.1. Tính chất

Tinh thể hình kim dài, màu trắng, nhẹ, vị đắng, ít tan trong nước, tan nhiều trong rượu hoặc trong dung dịch sodium benzoate hoặc sodium salicylate.

2.2.2. Tác dụng

Bằng mọi đường cho thuốc, caffeine đều dễ dàng hấp thu vào cơ thể và thải ra dễ, chủ yếu qua thận và phần nhỏ theo phân, nhưng có thể tìm thấy caffeine trong cơ thể vài ngày.

a) Tác dụng trên vỏ não

Caffeine là chất kích thích hệ thần kinh trung ương chủ yếu trên vùng vận động và nhận cảm ở vỏ não, làm gia tăng năng lực cơ và tinh thần, làm giảm bớt mệt mỏi mà sau đó khơng gây suy nhược.

b) Tác dụng trên hành tủy

Những trung tâm ở hành tủy được kích thích vừa phải. Trung khu hơ hấp chịu ảnh hưởng rõ nhất.

- Trên hơ hấp: kích thích trung khu hơ hấp, làm giãn phế quản và giãn mạch phổi. Khi hô hấp bị giảm caffeine làm hô hấp sâu và nhanh hơn, tác dụng thấy rõ rệt khi trung khu hô hấp bị ức chế bởi morphine hay thuốc ngủ.

- Trên hệ tuần hoàn: làm tim đập nhanh, tuần hồn tăng, cịn huyết áp ít bị thay đổi do caffeine tác động trên nhiều yếu tố khác nhau của hệ tuần hoàn.

34

Do caffeine làm tăng lưu lượng máu ở thận, tăng sự lọc ở quản cầu thận và giảm sự tái hấp thu Na ở ống thận.

2.2.3. Công dụng

- Chữa trường hợp suy liệt tim, tim bị ngộ độc, bị ngất, dùng làm thuốc bổ trợ tim. - Kích thích hoạt động cơ trong các trường hợp yếu cơ, làm tăng lao động của gia súc.

- Làm hồi tỉnh hoạt động não.

- Lợi tiểu trong bệnh phù thận, gan nguồn gốc do tim.

2.3. Long não (Camphor)

Long não được ly trình từ cây long não (Camphora officinarum họ Lauraceae) hoặc tổng hợp hóa học.

2.3.1. Tính chất

Tinh thể trắng, thơm, vị chát nồng, ít tan trong nước (tan trong 840 phần nước), tan trong cồn, dầu hỏa, ether, chloroform. Dễ bay hơi ở nhiệt độ thường.

2.3.2. Tác dụng

a) Tác dụng trên hành tủy

- Hơ hấp: kích thích khi trung khu hơ hấp bị ức chế, điều hịa khi trung khu này bị rối loạn. Làm nhịp thở sâu và chậm, con vật hít được nhiều oxy hơn.

- Tuần hoàn:

+ Đối với tim: tác động điều hòa, phục hồi biên độ, nhịp đập của tim lúc bị nhiễm độc cấp tính, nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn,...

+ Đối với huyết áp: tác động điều hòa huyết áp. b) Tác dụng sát trùng

Ngăn cản sự phát triển của vi trùng nhất là cầu trùng (Coccidia).

Do bài tiết qua thận (dạng glucuro hợp) và các tuyến bài tiết nên sát trùng mạnh ở các nơi đó, cịn sát trùng tồn thân kém.

c) Tác dụng giảm sốt

Chỉ tác dụng giảm sốt lúc con vật sốt.

d) Tác dụng giảm ngứa, giảm sưng, giảm đau.

2.3.3. Ứng dụng

35

- Kích thích tồn thân trường hợp hệ thần kinh trung ương bị ức chế, giảm hơ hấp, rối loạn tuần hồn.

- Tăng cường hoạt động tim khi bị suy yếu. Giảm sốt khi sốt do nhiễm trùng. - Làm thành thuốc mỡ, thuốc nước, thuốc dầu hoặc rượu long não để xoa bóp giúp giảm sưng, giảm đau.

3. Thảo luận

3.1. Trong điều trị lâm sàng loại thuốc mê nào tiện dụng? 3.2. Cơ chế tác dụng của thuốc giảm sốt? 3.2. Cơ chế tác dụng của thuốc giảm sốt?

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Thuốc tác dụng hệ thần kinh trung ương bao gồm những loại nào?

36

CHƯƠNG 5

THUỐC TÁC DỤNG TRÊN ĐẦU MÚT THẦN KINH GIAO CẢM MH19-05

Giới thiệu

Nội dung chương 5 giới thiệu các phương pháp gây tê, các loại thuốc tê thường sử dụng, thuốc trị tiêu chảy. Các kiến thức về thuốc xổ, thuốc ho, thuốc nôn, thuốc chống nôn cũng như cơ chế tác động của thuốc tê, trị tiêu chảy, thuốc xổ,… được đề cập đến trong chương này.

Mục tiêu

- Kiến thức: Trình bày được các tính chất, tác dụng chính và phụ của các loại thuốc tác dụng trên đầu mút thần kinh giao cảm.

- Kỹ năng: Phân biệt được các loại thuốc tác dụng trên đầu mút thần kinh giao cảm để điều trị trong những trường hợp bệnh cụ thể.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận trong việc tính liều lượng thuốc khi tiêm cho thú.

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược lý thú y (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 45 - 50)