Các thuốc tác dụng trên hệ thần kinh giao cảm

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược lý thú y (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 66 - 71)

2.1. Adrenaline (Epinephrine)

a) Tính chất

Adrenaline có thể được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hóa học từ phenyl alanine hoặc ly trích từ miền tủy thượng thận.

Adrenaline có dạng bột màu trắng, khơng mùi, vị hơi đắng, ít tan trong nước (ở dạng muối kết hợp với acid thì tan được trong nước), dễ bị oxy hóa biến thành màu hồng bị mất tác dụng chỉ còn tác dụng cầm máu.

b) Tác dụng

Adrenaline có các tác dụng chính:

- Trên hệ tim mạch: adrenaline làm tim đập nhanh, mạch máu co, huyết áp tăng. Co mạch máu ngoại biên nhưng giãn mạch nội tạng. Nồng độ adrenaline cao sẽ làm giãn tim và fibrin hóa buồng tim. -Trên hơ hấp: adrenaline làm giãn khí quản, phế quản nên dễ thở. Khi sử dung ở liều cao adrenaline làm nghẹt thở.

- Trên mắt: adrenaline làm mở rộng con người.

- Trên tử cung: tác dụng của adrenaline phức tạp, tùy thuộc loài, giai đoạn của chu kỳ động dục hoặc giai đoạn mang thai.

- Adrenaline tác dụng trên tử cung tách rời cho thấy: trên mèo lúc khơng mang thai thì ức chế sự co thắt cơ trơn, nhưng trong giai đoạn cuối của thai kỳ lại kích thích tử cung co bóp; ở người cũng như ở thỏ adrenaline gây co thắt cơ từ cung cả lúc mang thai và lúc không mang thai.

- Trên cơ trơn: adrenaline làm giảm nhu động cơ trơn. - Trên sự bài tiết: adrenaline làm giảm bài tiết dịch.

- Trên sự biến dưỡng: chích adrenaline vào cơ thể vật làm tăng nồng độ glucose trong máu. Do adrenaline làm giảm tiết insuline, tăng tiết glucagon, tăng sự phân giải của glycogen ở mơ. Ngồi ra, adrenaline cịn có tác dụng phịng thích ACTH gây phóng

53

thích 11-oxygluco corticoid từ vỏ thượng thận, đây cũng là cơ chế tăng đường huyết nhưng không quan trọng và chậm.

c) Công dụng

Adrenaline được sử dụng:

- Làm thuốc cầm máu tại chỗ (phun vào màng nhầy nồng độ 1/20.000 cho thú nhỏ, 1/10.000 cho thú lớn.

- Phối hợp thuốc gây tê để kéo dài thời gian tê.

- Làm thuốc hồi phục hoạt động tim trong trường hợp ngất xỉu khi gây mê. - Chống shock trong phản ứng quá mẫn.

* Chống chỉ định

- Không dùng adrenaline khi sử dụng thuốc mê chloroform, chloral hydrate hoặc cyclopropane.

- Không dùng adrenaline chung thuốc tê để gây tê ở tai, các đầu chi vì có thể gây hoại tử.

2.2. Adrenoxyl (Carbazochrome)

Adrenaline khi bị oxy hóa biến thành adrenochrome, đây là chất cầm máu nhưng không bền, nên được cho tác dụng với một chất hóa học cho ra semi-carbazid (Carbazochrome).

Carbazochrome bền, dạng bột kết tinh nhỏ màu vàng cam, khơng mùi vị, rất khó tan trong nước và cồn. Carbazochrome đã bị khử hiệu ứng cường trực giao cảm, có tác dụng cầm máu tốt, không làm thay đổi nhịp tim không làm tăng huyết áp.

Carbazochrome được dùng chích dưới da hay chích bắp hoặc dùng ngoài (sử dụng tại chỗ) dạng dung dịch 0,025% để cầm máu.

2.3. Nor-Adrenaline (Arterenol, Levarterenol, Norepinephrine)

Nor-Adrenaline được tìm thấy ở tủy thượng thận, ở tận cùng dây hậu hạch giao cảm. Nor-adrenaline có thể được tổng hợp hóa học được từ adrenaline.

Đây là chất cường trực giao cảm có tác dụng trung gian giữa adrenaline và ephedrine. Tác động co mạch ngoại biên và tăng huyết áp mạnh hơn adrenaline. Thường được sử dụng làm tăng huyết áp, cấp cứu khi bị sốc.

Khi huyết áp đưa lên bình thường thì khơng sử dụng nữa.

2.4. Reserpine

Reserpine là alkaloid của cây ba gạc (Rairwolfia verticillata), cây Rawolfia serpentina (Ấn Độ).

54

Tác dụng làm hạ huyết áp, an thần. Tác dụng phụ làm thu hẹp con ngươi, hạ thân nhiệt, giảm hoạt động tuyến giáp trạng, chậm nhịp tim, loét dạ dày. Thường chỉ dùng làm hạ huyết áp.

Reserpine nói riêng, thuốc liệt trực giao cảm nói chung, sử dụng chủ yếu cho người, trong thú y ít dùng.

2.5. Pilocarpine (Pilogel)

Pilocarpine là một alkaloid lấy từ lá cây Pilocarpus jaborandi và Pilocarpus microphylius hoặc tổng hợp bằng phương pháp hóa học.

a) Tính chất

Bột hoặc tinh thể trắng, dễ chảy nước, tan trong nước, cồn. Thường dùng dưới dạng muối nitrate hay muối chlorhydrate.

b) Tác dụng

Pilocarpine có tác dụng:

- Tăng bài tiết mồ hôi, nước bọt, dịch tiêu hoá.

- Tăng nhu động ruột, dạ dày, tăng co bóp các cơ trơn. - Thu hẹp con ngươi.

- Tác động trên hệ tim mạch phức tạp nên không dùng trị những bệnh về tim và mạch máu.

c) Công dụng

Pilocarpine được dùng để:

- Chữa các trường hợp bị liệt ruột, liệt dạ dày, nhu động ruột kém, trong các bệnh đầy hơi, trướng bụng, ăn khơng tiêu, bội thực, bí đái.

- Làm thuốc nhỏ mắt làm thu hẹp con ngươi.

- Dùng kích thích tử cung co bóp trường hợp đề khó, sót nhau do tử cung co bóp yếu.

d) Triệu chứng ngộ độc và cách giải - Triệu chứng ngộ độc:

Kích thích tất cả những sự bài tiết, gây tiêu chảy và đau bụng trầm trọng. Con vật run, co giật, đi lảo đảo, thở khó, nhịp tim lúc đầu gia tăng, sau chậm lại và có thể ngừngg, con người co rút rõ rệt.

- Cách giải: Chích thuốc liệt đối giao cảm (atropine), thuốc trợ tim (caffeine), trợ sức (glucose), nếu ngạt thở làm hơ hấp nhân tạo, cho hít oxy.

55 * Chú ý:

- Thận trọng khi dùng cho đại gia súc có sừng, do các tuyến phế quản tiết dịch nhiều dễ gây ngạt.

- Không dùng cho gia súc có bệnh tim, bệnh đường hơ hấp, già yếu, có chửa hay bị co thắt ruột.

2.6. Atropine

Atropine được ly trích từ lá cây Belladone (Atropa belladona họ Solanaceae) hay ở lá cây cà độc dược (Durata stramonium). Thuộc nhóm liệt phó giao cảm, do phong tỏa các cơ quan nhận các (receptor) không cho thu nhận acetylcholine.

a) Tính chất: Dạng bột hoặc tinh thể nhỏ, vị đắng, tan trong nước, dễ chảy nước, sờ nhờn tay.

b) Tác dụng

Atropine có tác dụng:

- Làm giãn đồng tử, giãn khí quản. - Làm tim đập nhanh, co mạch.

- Giảm nhu động ruột, nhu động dạ dày và nhu động các cơ trơn. - Giảm tiết dịch: nước bọt, dịch tiêu hóa, mồ hơi, phế dịch.

Ngồi ra atropine cịn kích thích trên cả hệ thần kinh trung ương làm hộ hấp tăng lên. Nhưng liều cao kích thích vỏ não gây mê sảng, nghẹt thở.

c) Công dụng

Atropine được dùng để:

- Nhỏ dung dịch atropine 1% vào mắt để khám mắt. Dùng làm thuốc giảm đau, chống co thắt trong bệnh tiêu chảy đau bụng.

- Dùng làm thuốc chống co giật.

- Tiêm trước khi gây mê để tránh tai biến.

- Dùng giải độc pilocarpine, dipterex, arecoline, thuốc lân hữu cơ. d) Triệu chứng ngộ độc và cách giải

Loài ăn cỏ đề kháng với atropine (PO) tốt hơn lồi ăn thịt.

Đối với một số giống thỏ có chứa men atropinase làm vơ hoạt atropine nên có thể sử dụng với lượng rất lớn. Tuy nhiên chó, mèo hay người ăn phải thịt thỏ này sẽ bị ngộ độc do atropine tích tụ trong cơ, tổ chức của chúng.

56

- Triệu chứng ngộ độc: Vật khơ nóng mơi miệng, khát nước, niêm mạc mắt đỏ, bí đái hoặc đái rất ít, tim đập nhanh, giãn đồng tử. Sau đó co giật, suy yếu hơ hấp và chết.

- Cách giải:

+ Rửa dạ dày bằng dung dịch tannin 4%. + Tiêm morphine hoặc dùng thuốc an thần. + Tiêm pilocarpine liều nhỏ.

+ Tiêm thuốc trợ tim (caffeine), trợ sức (glucose).

+ Làm hô hấp nhân tạo với hỗn hợp oxygen và carbon dioxide.

3. Thảo luận

3.1. Cơ chế tác động thuốc tác dụng hệ thần kinh giao cảm?

3.2. Các loại thuốc tác dụng trên hệ thần kinh giao cảm đang lưu hành trên thị trường? thị trường?

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Triệu chứng ngộ độc pilocarpine và cách giải độc? 2. Triệu chứng ngộ độc atropin và cách giải độc?

57

CHƯƠNG 7

THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ TUẦN HOÀN MH19-07

Giới thiệu

Nội dung chương 7 giới thiệu các loại thuốc tác dụng trên hệ tuần hoàn; vitamin K, Oxalic acid, Calcium gluconate,… Các kiến thức về tính chất, tác dụng, triệu chứng ngộ độc cũng như cách giải của các loại thuốc trên được đề cập đến trong chương này.

Mục tiêu

- Kiến thức: Trình bày được các tính chất, tác dụng chính và phụ của các loại thuốc tác dụng trên hệ tuần hoàn.

- Kỹ năng: Phân biệt được các loại thuốc tác dụng trên hệ tuần hoàn để điều trị trong những trường hợp bệnh cụ thể.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận trong việc tính liều lượng thuốc khi tiêm cho thú.

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược lý thú y (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)