Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu?

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược lý thú y (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 82)

3. Thuốc tác dụng đến sự sinh trưởng (vitamine)

4.1. Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu?

4.2. Cơ chế tác động của vitamin? CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Các loại thuốc lợi tiểu? Tác dụng của oxytocin, progesterone? 2. Tác dụng của vitamin A, D, E, C, B1, B12?

69

CHƯƠNG 9

THUỐC TRỊ KÝ SINH TRÙNG MH19-09

Giới thiệu

Nội dung chương 9 giới thiệu các loại thuốc trị ký sinh trùng; Ivermectin, Piperazine, Milbemycin oxime,… Các kiến thức về tính chất, tác dụng, triệu chứng ngộ độc cũng như thời gian ngưng thuốc của các loại thuốc trên được đề cập đến trong chương này.

Mục tiêu

- Kiến thức: Trình bày được các tính chất, tác dụng chính và phụ của các loại thuốc trị ký sinh trùng.

- Kỹ năng: Phân biệt được các loại thuốc trị ký sinh trùng để điều trị trong những trường hợp bệnh cụ thể.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận trong việc tính liều lượng thuốc khi tiêm cho thú.

Giun sán có hệ thống men fumerate reductase hiện diện trong mơ giữ vai trị quan trọng trong sự trao đổi năng lượng của giun sán và men này khơng có trong ký chủ. Do đó, những thuốc điều trị giun sán có cơ chế tác động làm ngăn chặn sự phát triển và trao đổi năng lượng của giun sán thơng qua ức chế men này. Bên cạnh đó, các thuốc trị giun sán khác thì có cơ chế tác động trên sự dẫn truyền thần kinh giao cảm, làm giun sán tê liệt, khơng cịn khả năng gắn bám vào niêm mạc.

Hiện nay có rất nhiều thuốc trị giun sán, nhưng chỉ nên sử dụng thuốc làm tê liệt và giãn mềm giun sán.

Những điểm cần chú ý khi dùng thuốc trị giun sán nói riêng và trị ký sinh trùng nói chung:

- Khơng dùng thuốc q mạnh.

- Phải sử dụng thuốc xổ phù hợp để xổ giun sán kịp thời (nếu cần sử dụng thuốc xổ).

- Phải cho thuốc tiếp xúc nhiều với ký sinh trùng mới có tác dụng. - Biết vịng đời của ký sinh trùng để sử dụng liều lặp lại.

- Biết chỉ số an toàn của thuốc (safe index: SI). - Ngưng thuốc trước thời gian giết mổ:

70

+ Thuốc trị giun sán: 8-4 ngày (riêng nitroxynil: 21-30 ngày). + Thuốc trị ngoại ký sinh: 0-60 ngày.

Ký sinh trùng cũng tạo sự đề kháng với thuốc mặc dù không nghiêm trọng như đối với thuốc trừ sâu hay kháng sinh. Do đó, khi sử dụng thuốc điều trị ký sinh trùng nên:

+ Sử dụng thuốc có phổ rộng.

+ Luân phiên thay đổi thuốc sử dụng.

1. Thuốc trị nội ký sinh trùng 1.1. Các nhóm trị giun trịn 1.1. Các nhóm trị giun trịn

a) Piperazine (Pipa–Tads) - Tính chất

Thuộc nhóm hợp chất dị vịng đơn. Nhóm này gồm phenothiazine, piperazine, diethylcarbamazine citrate.

Tinh thể trắng, tan trong nước, vị mặn, nhưng không mùi. - Cơ chế tác động

Làm tê liệt giun do ức chế tác động của acetylcholine và cũng ngăn cản sản sinh succinic acid ở giun đũa.

- Tác dụng

Tốt nhất trên lãi đũa và Oesophagostomum, trung bình trên lãi kim các lồi. * Chú ý: khơng dùng chung piperazine với pyrantel hoặc morantel.

b) Nhóm benzimidazole

Nhóm này có phố tác động rộng, hiệu quả cao và khoảng an toàn rộng. Gồm những chất: thiabendazole, albendazole, cambendazole, fenbendazole, flubendazole, mebendazole, oxfendazole, oxibendazole, parbendazole, thiophanate, flubendazole. Ngoại trừ thiabendazole, albendazole và oxfendazole, các thuốc thuộc nhóm benzimidazole hấp thu rất hạn chế qua đường tiêu hóa vật chủ.

Cơ chế tác động: ngăn cản sự hấp thu glucose, giảm dự trữ glycogen làm kí sinh trùng ở dạng trưởng thành và chưa trưởng thành bị chết đói.

Được dùng điều trị sán lá, sán dây và cả giai đoạn ấu trùng hay trứng rất hiệu quả, albendazole có phổ kháng ký sinh rộng nhất.

+ Trâu bị: giun phổi, giun tóc, một số sán dây, sán lá.

71

+ Chó: giun đũa, giun tóc, giun móc, sán dây Taenia. Gia cầm: giun trịn, sán dây (Moniezia).

c) Febantel

Như netobimin và thiophanate, febantel thuộc nhóm probenzimidazole. Febantel khi vào đường tiêu hố được chuyển hóa thành fenbendazole và oxibendazole có tác động trên giun sán. Febantel có tính đề kháng chéo với các thuốc thuộc nhóm benzimidazole.

Cơ chế tác động: làm xáo trộn chuyển hóa năng lượng bằng cách cản trở hoạt động của enzyme fumarate reductase.

- Phổ tác động

Tác động hiệu quả trên giun trịn chó mèo, ngựa, trâu bị, heo. d) Levamisole (Nemisol, Anthelsol, Paglisol)

- Tính chất

Khoảng an tồn sử dụng hẹp hơn nhóm benzimidazole. Bột trắng, khơng mùi, tan trong nước.

- Cơ chế tác động

Làm tê liệt giun do tác động kích thích hạch giao cảm giống như choline, sau đó phong bế sự dẫn truyền thần kinh cơ. Ở liều cao còn can thiệp vào chuyển hóa carbohydrate của giun trịn do phong tỏa sự khử fumarate và oxy hóa succinate.

- Tác dụng

+ Thuốc tác động đặc hiệu trên giun trịn (giun đũa, giun xoăn đường hơ hấp, đường ruột, giun móc, giun tóc, giun chi, giun lươn,...) ở các lồi. Khơng tác động trên sán dây, sán lá và nguyên sinh động vật.

+ Làm tăng nhu động ruột để tống giun. + Tác dụng kích thích miễn dịch cơ thể.

Levamisole làm tăng nhu động ruột nên khi sử dụng thuốc không cần dùng kèm thuốc tống giun.

e) Pyrantel (Provid, Pyratype P)

Pyrantel thuộc nhóm tetradropyrimidine, dạng muối palmoate có màu vàng sẫm và khơng tan trong nước và cồn, dạng muối tartrate dễ hòa tan trong nước hơn.

- Cơ chế tác động giống levamisole, phong tỏa cholinesterase, gây hiện tượng cường đối giao cảm giống acetylcholine, làm co cơ quá mức dẫn đến liệt cơ nên giun giảm bám vật chủ.

72

- Phổ tác động: diệt các loại giun tròn (ấu trùng, chưa trưởng thành và trưởng thành) ở các loại gia súc: heo (giun đũa, giun kết hạt), trâu, bị, chó (giun móc, giun đũa). Dùng liều cao trị được sán dây ở ngựa.

Khơng hiệu quả trên giun tóc, giun phổi, giun xoăn dạ dày heo, giun tim, giun xoăn, sán dây sán dây chó.

Do cơ chế tác động giống levamisole và morantel nên không kết hợp với chúng, tác động đối kháng với piperazine nên cũng không kết hợp với piperazine.

1.2. Thuốc trị sán dây

a) Niclosamide (Devermin, Lintex, Fenasal, Niclocide)

Là bột không mùi, không vị, màu vàng sáng không tan trong nước.

Thuốc phong tỏa sự sản xuất adenosine triphophate, gây ức chế hấp thu glucose, làm rối loạn quá trình trao đổi chất của sán dây dẫn đến sự tích lũy acid lactic và làm chết sán.

Tác động hiệu quả trên sán dây các loài.

Niclosamide có khoảng an tồn rất rộng và có thể sử dụng cùng lúc với các thuốc trị giun để mở rộng phổ tác động.

b) Praziquantel (Droncit)

Tinh thể không màu, không mùi, tan trong các dung môi hữu cơ.

- Cơ chế tác động: làm tăng tính thấm của màng tế bào giun với Ca2+, gây sự co bóp quá mức dẫn đến tê liệt.

- Phổ tác động: hiệu quả trên sán dây trưởng thành và ấu trùng của các loại gia súc, kể cả Echinococcus, trên một số sán lá: sán lá ruột heo Fasciolopsis buski, sán lá tụy tạng cừu Eurytrema pancreaticum, sán lá ở cá.

1.3. Thuốc trị sán lá

a) Closantel

Thuộc nhóm Salicylanilide. Dạng bột trắng khơng tan trong nước.

- Cơ chế tác động gia tăng tính thấm của ty thể, ức chế q trình sinh năng lượng. Tác động trên sán lá gan dạng trưởng thành và chưa trưởng thành.

Closantel trị hiệu quả Haemoncle contortus đã kháng ivermectin, benzimidazols, levamisole, morantel và rafoxanide.

Ngoài ra, closantel cũng tác dụng trên ngoại ký sinh: ruồi, Oestrus ovis, và Ixodes

ricinus.

73 Dạng bột màuvàng tan trong nước.

Trị hiệu quả Fasciola hepatica và Fasciola gigentica trưởng thành, nhưng không tác động trên Paramphistomum. Nitroxinil cũng trị hiệu quả >90% trên Haemoncus contortus đã kháng ivermectin, benzimidazole.

Sử dụng liều cao diệt được sán trưởng thành, nhưng không khuyến cáo.

1.4. Thuốc trị cầu trùng

a) Sulfonamide và diaminopyrimidine

Sulfonamide và diaminopyrinidine hiệp lực trong điều trị cầu trùng. Thường phối hợp:

* Sulfaquinoxaline + diaveridine + vitamin K

* Sulfadimidin + sulfadimethoxine + diaveridine + vitamin K * Sulfaquinoxalin + pyrimethamine

Dùng trộn vào thức ăn hoặc nước uống để phòng trị cầu trùng cho gia cầm. + Điều trị: 3–6 ngày.

+ Phòng: uống 2 ngày, nghỉ 3 ngày, uống 2 ngày. b) Monesin (Coban, Rumensin)

- Cơ chế tác dụng: trị cầu trùng trong giai đoạn đầu của chu kỳ sinh sản bằng cách ức chế sự tổng hợp ATP do tạo thành phức chất với các ion (Na+, K+, Ca2+) và đi qua màng sinh học.

Sử dụng liều thấp monensin cịn kích thích tăng trong, nhưng liều cao gây thối hóa ống thận và gan.

Khơng dùng chung tiamulin vì ảnh hưởng đến chuyển hố làm gia cầm giảm tăng trọng.

c) Toltrazuril (Baycox, Biozuril, Novacox)

Thuốc thế hệ mới, có hoạt phổ rộng, diệt cầu trùng và động vật đơn bào. Điều trị rất hiệu quả trên tất cả các loại cầu trùng, tác động trên cả 2 giai đoạn sinh sản vơ tính và hữu tính.

Thuốc chỉ cần sử dụng một liều, nên rất hữu dụng trong trị cầu trùng cho gia cầm cũng như các loài gia súc khác.

1.5. Thuốc trị ký sinh trùng đường máu

a) Pentamidine (Lomidine, Pentam 300)

74 Dùng trị:

+ Lê dạng trùng (Babesia), thê lê trùng (Theileria) ở trâu, bị, dê, cừu, ngựa, chó. + Tiên mao trùng (Trypanosoma, Leishuania) ở bị, ngựa, chó.

b ) Imidocarb

Có nguồn gốc từ diamidine, thuộc nhóm carbanilide. Thuốc trở nên rất độc nếu tăng nhiệt độ lên 20°C.

Imidocarb gắn kết với DNA của ký sinh trùng, gây biến tính và khơng tháo xoắn được, nên ngăn cản sự giải mã và sao chép. Imidocarb cũng là chất ức chế cholinesterase.

Dùng trị biên trùng (Anaplasma), lê dạng trùng (Babesia) ở trâu, bị, ngựa, chó, mèo. Riêng ở mèo khơng dùng trị lê dạng trùng.

2. Thuốc trị ngoại ký sinh trùng

a) Lindane

Thuộc hợp chất clor hữu cơ, nhóm hexachlorocyclohexane, Lindane dạng tinh thể, tan được trong cồn, ether vả chloroform, không tồn tại lâu trong môi trường như DDT nên hiện đang vẫn được sử dụng phổ biến trong thú y.

Dùng diệt ghẻ, ve, bọ chét, mạt, rận,... bằng cách ngâm, phun xịt, đắp nơi có ký sinh. Thực hiện vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát và lập lại sau 10-14 ngày.

Lindane tích lũy trong mỡ có thể hơn 12 tuần và trong sữa hơn 24 ngày. LD50 của lindane trên chuột là 88-270 mg/kg (PO), khi ngộ độc có hiện tượng kích thích thần kinh và co giật, nên sử dụng diazepam và thuốc chống co giật.

b) Coumaphos (Asuntol, Bayer 21/199, Co-Ral, Muskatox)

Thuộc hợp chất lân hữu cơ , dạng tinh thể không tan trong nước, nhưng tan trong dung môi hữu cơ. Độc tính thấp ở lồi hữu nhũ. LD50 trên chuột là 90-110 mg/kg thể trọng (PO).

- Cơ chế tác động: ức chế cholinesterase làm tê liệt ký sinh.

Dùng trị ruồi, ve, rận, chí và giịi, cái ghẻ ở đại gia súc, heo, chó và cũng trị được giun trịn.

c) Amitraz

Thuộc nhóm formanidines, tinh thể vàng nhạt, ít tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ. LD50 trên chuột là 800 mg/kg thể trọng (PO).

Cơ chế tác động: ức chế enzyme monoamine oxidase, có vai trị trong chuyển hố hóa amine hiện diện trong hệ thần kinh của ngoại ký sinh, gây tác động adrenergic.

75

Amitraz cũng làm tăng glucose trong máu. Thuốc phân tán khắp cơ thể, đặc biệt là đến lông và da, gây chết ngoại ký sinh,...

- Dùng trị: ve, bọ chét ở trâu bị, dê cừu, heo, chó mèo. Đặc biệt trị mò Demodex và cái ghẻ Sarcoptes ở chó mèo. Thường được dùng tẳm vịng đeo cổ cho chó để trị ve, bọ chét chó.

Nên thận trọng khi sử dụng, amitraz cho mèo.

3. Thuốc trị cả nội và ngoại ký sinh

a) Ivermectin (Ivermec, Ivomec, Oramec, Cardomec, Mectizan) - Tính chất

Ivermectin là sản phẩm lên men của nấm mốc Streptococcus avernmitilis. Dạng bột kết tinh trắng ngà, ít tan trong nước (4 micrograms /ml), tan trong propylene glycol, polyethylene glycol và dầu thực vật.

- Tác dụng

Ivermectin phong bế dẫn truyền thần kinh của ký sinh trùng, gây tê liệt, thậm chí dẫn đến chết, do kích thích phóng thích gamma aminobutyric acid. Tác động trên giun trưởng thành và chưa trưởng thành, ngoại ký sinh, ngăn cản sự sinh sản của ký sinh trùng (giảm đẻ trứng ở ve, giun trịn ký sinh ở lồi nhai lại hay đẻ trứng dị hình, ngăn thụ tinh ở giun chỉ) nhưng khơng hoặc ít hiệu quả trên sán dây, sán lá gan và nguyên sinh động vật. Tác dụng của thuốc tương đối chậm và kéo dài.

- Cơng dụng

Ivermectin có phổ tác động rộng và có thể sử dụng cho gia súc mang thai, dùng trị:

+ Đối với loài nhai lại:

* Giun xoăn dạ dày ruột: Ostertagia, Trichostrongylus, Chabertia, Oesophagostomum.

* Giun phế quản: Dictgocaulus, Parafilaria.

+ Đối với heo: giun xoăn dạ dày, ruột, giun đũa, giun lươn, giun xoăn đường hô hấp.

+ Đối với gà: giun đũa, giun kim, giun tóc.

+ Đối với loài ăn thịt: giun đũa, giun tim, giun chi, giun móc,…

Ngồi ra ivermectin cịn chữa ký sinh trùng ngồi da: Demodex, Sarcoptes, mạt, rận, chí.

76

Milbemycin oxime Milbemycin oxime thuộc nhóm milbemycin. Chủ yếu sử dụng cho chó mèo. Cơ chế tác động giống ivermectin.

Milbemycin oxime dùng trị giun tim, giun đũa, giun móc, giun tóc, ghẻ Demodex ở chó mèo, giun trịn và ngoại ký sinh trên các loại gia súc khác. Milbemycin Oxime ngừa nhiễm ấu trùng giun tim rất hiệu quả.

c) Dipterex (Nevugon, Dermofon, Bayer I, Trichlorfon, Varlute, Divon, Necrovar, Ditriphon, Dylon, Anthon, Arpalit)

Tên hóa học dimethyl- (2,2,2–trichloro–1–hydroxyethyl) phosphonate. - Tính chất

Tinh thể trắng trong, dễ chảy nước, sờ nhờn tay, tan trong nước. - Tác dụng

Sau khi điều trị, thuốc chuyển hóa thành dichlorvos trong cơ thể gia súc.

Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh đối giao cảm làm cho ký sinh trùng bị co giật mạnh rồi tê liệt và chết.

Dùng trị giun đũa, giun kim, sán lá ruột heo, giun xoăn dạ múi khế của trâu, bò (Haenionchies, Osterfagia, Trichostrongylus).

Ngồi ra cịn trị giịi da, chữa ghẻ, rận, trị mạt, ve, ruồi, mòng, ruồi trâu rất hiệu quả.

* Chú ý:

- Không dùng dipterex điều trị cho gia cầm.

- Khi gia súc ngộ độc dipterex có triệu chứng giống ngộ độc pilocarpine, dùng atropine sulfate 1% để giải độc cho trâu, bò.

- Thuốc này bị cấm sử dụng trong thú y.

4. Thảo luận

4.1. Thuốc nam trị ký sinh trùng

a) Trâm bầu

Dùng hạt làm thuốc; có tác dụng trị giun đũa, do nước sắc trâm bầu có hiệu lực làm tê liệt cơ trơn của giun.

Dùng trị giun đũa heo, ngựa, giun đũa loài nhai lại, loài ăn thịt; giun đũa, giun kim gia cầm.

77

Trong hạt cau chứa 50% arecoline; dùng trị giun tròn, sán dây, sán lá gan. Trị giun dẹp hiệu quả hơn giun tròn.

* Arecoline

Arecoline có tác dụng giống pilocarpine. Ngồi tác dụng trị giun sán, arecoline còn làm tăng nhu động ruột đẩy giun sán ra ngồi.

* Chống chỉ định

Khơng dùng chích trâu, bị, mèo, thú có chửa và thú bệnh tim. c) Hạt bí đỏ

Dùng hạt bí đỏ bỏ vỏ cứng bên ngồi và cịn giữ vỏ lụa.

Tác dụng trị sán dây ở người và các loài gia súc hiệu quả tốt mà khơng gây kích ứng, khơng độc, có thể nâng cao liều.

d) Đu đủ

Dùng lá hoặc hạt, có hoạt chất papain trị giun. Dùng cho gia cầm, gia súc nhỏ, bê, ghé.

e) Lựu

Dùng vỏ rễ, vỏ thân có chứa các alkaloid: pelletterin, isopellerierin, methylpelletterin, methylisapelletterin, pseudopelletterin (là hoạt chất chủ yếu).

Có tác động trên sán dây, giun móc, giun đũa. f) Mãng câu ta (Na)

Lá sấy khô sắc lấy nước cho uống trị giun tròn. Dùng hạt giã nhỏ trị ve, chí, rận, cái ghẻ.

g) Xoan

Dùng rễ, vỏ (cạo bỏ vỏ nâu bên ngồi) có chứa margosin rất độc. Tác động trên giun đũa, giun chỉ, giun kim.

Lá xoan còn dùng để tắm ghẻ cho gia súc.

4.2. Cơ chế tác động của thuốc trị giun sán? CÂU HỎI ÔN TẬP CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Các nhóm thuốc thường dùng trị giun trịn, ngoại ký sinh? 2. Thuốc dùng trị cầu trùng và ký sinh trùng đường máu?

78

CHƯƠNG 10 KHÁNG SINH

MH19-10 Giới thiệu

Nội dung chương 10 giới thiệu cơ chế tác động, phân loại kháng sinh; nhóm aminoglycosides, polypeptides, phenicols, quinolones,… Các kiến thức về hoạt tính kháng khuẩn, tác dụng phụ và độc tính của các nhóm kháng sinh,… cũng như nguyên tắc sử dụng, lựa chọn kháng sinh,… được đề cập đến trong chương này.

Mục tiêu

- Kiến thức: Trình bày được các tính chất cũng như tác dụng của các nhóm kháng sinh.

- Kỹ năng: Phân biệt được các nhóm kháng sinh, phổ kháng khuẩn từng loại kháng

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược lý thú y (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)