3. Thuốc tác dụng đến sự sinh trưởng (vitamine)
3.2. Các loại vitamine
Vitamin A hiện diện dưới 2 dạng chính A (Retinol) và A2 (3-dehydroretinol). Vitamin A1thường được gọi là vitamin A.
Thường vitamin A ở dạng tiền sinh tố A caroten), khi vào cơ thể sẽ được men carotenase chuyển hoá thành vitamin A có tác dụng.
a) Tính chất
Vitamin A là chất màu vàng nhạt, có trong gan, trứng, bơ sữa, cà rốt, trái cây rau củ có màu đỏ, nhạy cảm với nhiệt độ, ánh sáng, chất oxy hóa.
b) Tác dụng
Vitamin cần thiết cho sự sinh trưởng, sinh sản biểu bì mơ, làm tăng thị lực. Thiếu vitamin A vật chậm lớn, yếu đuối, thiếu máu, rối loạn sinh sản, sảy thai, vô sinh ở gia súc cái, viêm loét giác mạc, khô mắt, tiêu chảy, dễ nhiễm trùng, gà dễ bị bệnh hơ hấp mãn tính, bệnh đậu, cầu trùng (mức độ rất nặng.)
3.2.2. Vitamin D (Calciferol)
a) Tính chất
Vitamin D gồm D1, D2, D3, D4, D5, có cấu tạo giống nhau chỉ khác ở hoạt tính sinh học, quan trọng nhất là D2 và D3.
D2 và D3, đều là tinh thể không màu, không tan trong nước, tan trong dầu mỡ, bền với môi trường kiềm, bị hủy trong môi trường acid.
Vitamin D có trong gan cá, sữa, trứng, và trong các loại men, nấm, dầu thực vật. b) Tác dụng
66
Thiếu vitamin D làm mất cân bằng Ca/P gây bệnh còi xương ở gia súc non, mềm xốp xương ở gia súc trưởng thành.
Vitamin D còn ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp trạng, tuyến sinh dục.
3.2.3. Vitamin E (α-Tocopherol)
Vitamin E có tên khoa học là tocopherol, bao gồm α-, β-, γ-, δ- và tocopherol và tương ứng cũng có 4 tocotrienol. Trong các dạng vitamin E, α tocopherol có hoạt tính sinh học mạnh nhất. Trong điều kiện sống tự nhiên con vật rất hiếm khi thiếu vitamin E.
a) Tính chất
Vitamin E màu vàng nhạt, khơng tan trong nước, không bị nhiệt, acid, kiềm phá hủy.
Vitamin E có trong lá rau xanh, mầm ngũ cốc, lịng đỏ trứng, gan... b) Tác dụng
Vitamin E là vitamin sinh sản, tác động đến thể vàng, buồng trứng và bộ phận sinh dục.
Thiếu vitamin E: vật đực khơng tinh trùng, vật cái khơng sinh trứng, nếu có chửa bị sẩy thai, chết thai hoặc sinh con yếu ớt.
Vitamin E có hoạt tính miễn dịch cao đối với các hội chứng nhiễm khuẩn gia súc. Tăng sức đề kháng chống các bệnh mãn tính đường hơ hấp và đường tiêu hóa.
Thiếu vitamin E heo con chậm lớn, teo cơ. * Chú ý:
Vitamin E có thể ngăn kết tập tiểu cầu và kháng vitamin K, nên khi sử dụng liều cao dùng thuốc kháng đông như Coumadin sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu.
3.2.4. Vitamin C (Ascorbic acid)
a) Tính chất
Vitamin C dạng bột trắng, vị chua, tan trong nước.
Thuốc nguyên chất và kết tinh rất bền vững ở ngồi khơng khí và ánh sáng. Ở dạng dung dịch không bền, dễ bị hủy bởi nhiệt độ, khơng khí, kiềm.
Các lồi thú nhai lại, ngựa, chó, thỏ, gia cầm có thể tự tổng hợp được vitamin C. Vitamin C có nhiều trong rau tươi, hoa quả tươi, cà chua, ớt, cam chanh,..
b) Tác dụng
67
- Tham gia hệ thống oxy hóa khử cần cho trao đổi chất và sự sống. - Tham gia quá trình trao đổi glucose.
- Ảnh hưởng đến sự thẩm thấu của mao mạch và quy trình đơng máu.
- Kích thích tổng hợp một số nội tiết tố ở vỏ tuyến thượng thận, buồng trứng, dịch hoàn.
- Làm tăng khả năng thực bào, tăng sức đề kháng cơ thể. - Tham gia vào trao đổi calci, giúp gà đẻ trứng dầy, chắc hơn. c) Chỉ định
Vitamin C thường được sử dụng trong trường hợp:
- Sau khi hồi phục từ các bệnh nhiễm khuẩn, ký sinh trùng. - Tăng sức đề kháng cơ thể chống bệnh tật, nhiễm độc. - Phòng stress.
- Gia súc bị gãy xương, gia cầm đẻ trứng vỏ mỏng.
3.2.5. Vitamin B12 (Cyanocobalamin)
a) Tính chất
Vitamin B12 dạng bột tinh thể đỏ sẫm, tan trong nước, tương kỵ vitamin C. b) Tác dụng
Vitamin B12 có tác dụng kích thích tạo hồng cầu, ngăn chặn sự tiến triển của thiếu máu ác tính, thúc đẩy sự tổng hợp các acid amin.
c) Chỉ định
Vitamin B12 dùng phòng trị tất cả các trường hợp thiếu máu và bồi bổ cơ thể sau khi bị nhiễm bệnh, suy nhược, chậm lớn.
3.2.6. Vitamin B1 (Aneurine hydrochloride, Thiamin, Thiamine)
a) Tính chất
Vitamin B1 dạng tinh thể trắng hơi vàng, mùi thơm, đắng, dễ bị hủy trong dung dịch kiềm, trung tính, bền trong mơi trường acid.
Vitamin B1 có nhiều trong men bia, nấm kháng sinh, rau xanh, hạt ngũ cốc, cám, gan, thận.
Trong dạ cỏ lồi nhai lại và ruột già gia súc có vi sinh vật giúp tổng hợp vitamin B1.
68
Vitamin B1, đóng vai trị quan trọng trong sự biến dưỡng glucid, cần cho sự hoạt động của thần kinh, tham gia các q trình chuyển hố acid amin thành những protid quan trọng.
Thiếu vitamin B1 sẽ gây phù, viêm dây thần kinh, suy nhược, liệt cơ, biếng ăn, nơn mửa, chết vì suy tim.
Đối với lồi nhai lại khơng thấy có hiện tượng thiếu vitamin B1.
4. Thảo luận