a) Formalin (Formaldehyde)
Là chất lỏng khơng màu, mùi cay hắc khó chịu. Chế phẩm thường dùng chứa 34- 38% formalin và 10–15% rượu methanol.
Dung dịch formalin có tác dụng sát khuẩn mạnh, làm đông cứng protein. - Nồng độ 1–2% ở nhiệt độ cơ thể diệt khuẩn trong vài phút.
- Nồng độ 4% diệt được bào tử nhiệt thán trong 15 phút.
Tác dụng sát khuẩn của formalin khơng bị ngăn cản bởi chất hữu cơ, độc tính thấp và khơng ăn mịn kim loại, sơn, vải vóc. Formalin 4% thường được dùng để khử trùng, tẩy uế đồ đạc, dụng cụ, chuồng trại, phịng thí nghiệm, bảo quản các mẫu bệnh.
Để khử trùng máy ấp, phòng làm việc kết hợp formalin với KMnO4. Để khử trùng 100m² cần 1,6 kg KMnO4 + 1,5 lít fomalin 36%. Đóng cửa kín tối thiểu 10 giờ.
97
Cùng nhóm aldehyde có glutaraldehyde, giống formaldehyde, nhưng ít nhược điểm hơn và tác dụng diệt vi khuẩn, virus và bào tử tốt hơn. Hiệu quả sát trùng tốt ở nồng độ 2%.
b) Phenol (Carbolic acid)
Phenol ở dạng tinh thể màu trắng hoặc hơi hồng, là một độc chất với nguyên sinh chất, phá hủy tế bảo.
Phenol được dùng để:
- Đối vùng bị nhiễm trùng, sử dụng nồng độ 10–15%. - Tiệt trùng dụng cụ, sử dụng nồng độ 2–3%.
- Giảm ngứa, sử dụng nồng độ 0,5%.
- Chống tạp trùng trong huyết thanh miễn dịch, sử dụng nồng độ 0,5%. c) Cresol (Creylic acid, Tricresol)
Cresol là chất lỏng khơng màu, khi bị oxy hóa hố hồng rồi hơi vàng và cuối cùng có màu nâu đen.
So với phenol, cresol có tác dụng sát trùng thanh gấp 3 lần, ít gây độc và gây xót hơn.
Cresol diệt hầu hết vi khuẩn và vẫn cịn tác động diệt khuẩn khi có sự hiện diện của chất hữu cơ. Tuy nhiên không tác động trên virus và bào tử.
Thường sử dụng cresol với nồng độ 2% để diệt khuẩn. d) Lime (quicklime, calcium oxide)
Bột trắng xám, không mùi, ăn da, chứa tối thiểu 95% CaO. Để ngồi khơng khí ẩm lâu sẽ biến thành calcium carbonate khơng cịn tác dụng.
Được dùng để rắc chuồng trại gia súc hoặc rửa sàn chuồng bằng ciment. CaO không tác động trên báo tử Bacillus anthracis hoặc của Clostridia.
e) Nước oxy già (Hydrogen Peroxide) (H2O2)
Nước oxy già là dung dịch H2O2 và nước với nồng độ 30%, dạng chất lỏng trong khơng màu, khơng mùi, có phản ứng acid, dễ bay hơi và dễ hòa tan trong nước.
Nước oxy già có khả năng diệt vi khuẩn, virus, nấm và cũng tác động trên bào tử. Được dùng để rửa các vết thương sâu rất tốt, đặc biệt dùng trị vi trùng yếm khí. Cũng dùng rửa vết thương mới nghi nhiễm bào tử Clostridium.
Thường dùng dung dịch 3% để rửa miệng vết thương gia súc có nhiễm trùng. Nếu dùng ở nồng độ cao hơn, H2O2 cịn có tác dụng cầm máu. Tuy nhiên, khơng nên sử dụng rửa vết thương hàng ngày, sẽ làm lâu lành.
98 f) Chloramine-T (Chlorazene)
Chloramine–T là muối chloride hữu cơ, sử dụng sát trùng có lợi cho hơn muối chloride vô cơ do:
- Không gắn kết với chất hữu cơ. - Ít gây kích ứng.
- Hiệu quả lâu hơn.
- Không làm chậm lành vết thương.
Cơ chế tác dụng của chloramine–T là do phóng thích chlorine tự do và hình thành hypochlorous acid khi gặp nước, làm ức chế phản ứng của enzyme tế bào, biến chất protein và vô hoạt nucleic acid.
Thường được sử dụng rửa sàn nhà, sát trùng dụng cụ vắt sữa, rửa vú bò, vết thương.
g) Thuốc đỏ (Mercurochrome)
Thuốc có hình vẩy, màu đỏ tím, ánh xanh lục. Tan trong 4 phần nước cho ra dung dịch màu đỏ, cũng tan trong alcohol, aceton. Dạng dung dịch bền ở nhiệt độ thường, không cho kết tủa với albumin.
Thuốc đỏ có tác dụng sát trùng rất mạnh với Staphylococcus, Streptococcus, E.
coli. Khơng ăn da, khơng gây kích ứng da, thấm vào mô rất tốt.
Được dùng sát trùng vết thương, nồng độ tốt nhất là 2% . * Chú ý: trong thuốc đó có chứa 27,29% Hg.
h) Thuốc xanh (Methylene blue, Methylthioninium chloride)
Thuốc xanh dạng bột tinh thể màu xanh đậm, ánh màu đồng, chứa 3% nước, hòa tan trong 20 phần nước, 50 phần alcohol 90° và hòa tan trong glycerin.
Tác dụng sát trùng của thuốc xanh nhẹ hơn thuốc đỏ, khơng độc nên có thể bơi trên vết thương diện rộng và bôi lâu dài.
Thuốc xanh được dùng sát trùng vết thương, rửa mắt, bôi miệng, rơ đẹn. Sát trùng vết thương dùng dung dịch thuốc xanh nồng độ 3% (pha với nước). Bôi đẹn dùng dung dịch thuốc xanh nồng độ 5% (pha với glycerin).
Thuốc xanh cũng được dùng khi ngộ độc nitrites, nitrates, chlorates và cyanide vì chuyển methemoglobin trở về hemoglobin với liều 8,8 mg/kg thể trọng (IV) dung dịch 1%.
99
Thuốc tím dạng tinh thể tím hồng đen. Hịa tan trong nước với lượng 1g/15ml nước. Thuốc tím có tính oxy hóa mạnh nhưng khơng phóng thích oxygen và làm săn niêm mạc.
Tác dụng sát trùng rất mạnh, làm bay mùi hôi, dù nồng độ rất thấp 1-2%. j) Cồn Iod (Tincture of iodine)
Cồn iod là dung dịch alcohol chứa iodine tự do, potassium iodide, ethyl alcohol và nước. Dạng dung dịch nàu nâu đậm, có mùi đặc trưng.
Cồn iod khuếch tán vào tế bào, can thiệp vào những phản ứng biến dưỡng của nguyên sinh chất và làm rối loạn cấu trúc cũng như sự tổng hợp protein và nucleic acid nên làm chết tế bào.
Tác dụng sát trùng rất mạnh, tác động trên vi khuẩn gram dương, gram âm, bào tử vi khuẩn, nấm và virus. Dùng sát trùng vết thương, vết thiến, nơi tiêm chích, vú viêm, da nơi sắp phẫu thuật, nhúng cuống rún với nồng độ 3%.
Tuy nhiên, cồn iod dễ gây kích ứng và ăn mịn kim loại, gây đau khi sát trùng và làm tổn thương mô nên vết thương chậm lành. Do đó iod được dùng dưới dạng iodophor, sát trùng mạnh, ít gây kích ứng, ăn mịn hay nhuộm bẩn và duy trì hoạt tính lâu hơn (4-6 giờ). Thường sử dụng là polyvinylpyrrolidone 10% (PVP iodine hay povidone iodine) trong đó iod hữu dụng là 1%.
3. Thảo luận
3.1. Cơ chế tác dụng của thuốc khử trùng và thuốc sát trùng?
3.2. Các loại thuốc khử trùng và thuốc sát trùng đang lưu hành trên thị trường hiện nay? trường hiện nay?
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân loại thuốc khử trùng và thuốc sát trùng? 2. Thế nào là một loại thuốc sát trùng lý tưởng?
100
CHƯƠNG 13 DUNG DỊCH SINH LÝ
MH19-13 Giới thiệu
Nội dung chương 13 giới thiệu nước sinh lý đẳng trương, sinh lý ưu trương; glucose, chlorua natri, lactose,... Các kiến thức về tính chất, tác dụng, chỉ định và chống chỉ định,… cũng như ưu, nhược điểm các loại nước sinh lý (ưu, đẳng trương) được đề cập đến trong chương này.
Mục tiêu
- Kiến thức: Trình bày được các tính chất, tác dụng của các loại dung dịch sinh lý.
- Kỹ năng: Phân biệt được nước sinh lý ưu trường với sinh lý đẳng trương để áp dụng điều trị lâm sàng.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận trong việc tính liều lượng dung dịch khi sử dụng.