Thuốc trị tiêu chảy

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược lý thú y (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 53 - 56)

2.1. Đại cương

Tiêu chảy bình thường là phản ứng có lợi cho cơ thể, giúp tống nhanh chất độc ra ngoài, nhưng tiêu chảy thái quá gây mất nước nhiều, nguy hiểm đến tính mạng nên phải sử dụng thuốc trị tiêu chảy.

Thuốc trị tiêu chảy là những loại thuốc có tác dụng làm giảm số lần đi tiêu và làm phân trở lại bình thường.

Có nhiều loại thuốc trị tiêu chảy, được phân làm các nhóm sau: - Thuốc có tác dụng trên hệ thần kinh giao cảm.

- Thuốc có tác dụng làm co cơ vịng hậu mơn. - Thuốc có tannin.

- Thuốc bọc và thuốc hút. - Thuốc sát trùng đường ruột. - Thuốc kháng sinh.

2.2. Các loại thuốc trị tiêu chảy

2.2.1. Thuốc trị tiêu chảy trên hệ thần kinh giao cảm

* Atropine: thuộc nhóm liệt phó giao cảm.

2.2.2. Thuốc tác dụng làm co cơ vịng hậu mơn

* Loperamide (Lopex, Imodium, Dimor, Pepto)

Thuộc nhóm thuốc piperidine opioid tổng hợp, dạng bột màu trắng hoặc hơi vàng nhạt, ít tan trong nước, tan trong cồn. Tác động chuyên biệt trên cơ quan tiêu hóa làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch tiêu hóa và tăng trương lực co thắt hậu môn.

Loperamide hấp thu dễ dàng qua niêm mạc ruột, chuyển hóa ở gan và thải trừ theo phân.

40

Loperamide qua hàng rào mạch máu não khơng đáng kể, nên khơng có tác dụng giảm đau và sảng khối.

2.2.3. Thuốc có tannin

a) Tannin (acid tannin)

- Tính chất: Bột nhẹ, màu vàng nhạt, tan trong nước tỉ lệ ½. Để ra ánh sáng bị biến màu và bị hư, nên phải để trong lọ thủy tinh màu và đậy nút kĩ.

- Tác dụng:

+ Cho uống: làm săn niêm mạc ruột và kết hợp albumin niêm mạc ruột tạo thành tannate albumine bao che đầu mút dây thần kinh cảm giác ở ruột khơng cho nhận kích thích nên làm giảm nhu động ruột và giảm tiết dịch ruột. Do đó, tannin là thuốc trị tiêu chảy tốt.

Tannin cũng được cho uống để giải độc khi bị ngộ độc alkaloid hoặc muối sắt, chì, kim loại nặng.

+ Dùng ngồi: do làm săn niêm mạc nên có tác dụng cầm máu, gây tê nhẹ, sát trùng và làm vết thương khơ ráo mau lành. Vì vậy tannin cũng được sử dụng cầm máu, rửa, rắc vết thương.

b) Tannoforme (Methylene ditannin, Helgotan)

- Tính chất: Bột nhẹ, màu hơi đỏ, không mùi, vị hơi chát, không tan trong nước, tan trong cồn.

- Tác dụng: Có tính sát trùng, làm se niêm mạc. - Công dụng:

+ Uống: trị tiêu chảy các loài

+ Dùng ngoài: sát trùng vết thương và thay thế chất iodoforme.

2.2.4. Thuốc bọc và thuốc hút

a) Than (Carbomix, CharcoAid, Charcodote) - Tính chất:

+ Than gỗ: chứa 1-8% chất vô cơ, đen, xốp nhẹ, khơng mùi khơng vị. Có khả năng hấp thu chất khí, chất bẩn, độc, làm mất mùi hơi thối.

+ Than xương: chứa 10-15% chất vô cơ, bột màu đen mờ. Khả năng hấp thu mạnh hơn than gỗ.

41

+ Cho uống: hấp thu hơi, nước, dùng trị đau bụng, tiêu chảy, lên men ở bộ máy tiêu hóa, trị phân hôi thối, đầy hơi. Than cũng được dùng trong giải độc, trường hợp ngộ độc các alkaloids, muối, kim loại nặng, ngộ độc thức ăn,…

+ Dùng ngoài: hấp thu hơi hôi thối, chất bẩn, chất độc, làm vết thương khô ráo, sát trùng, nên được dùng rắc, đắp vết thương, chỗ thiến.

b) Pectin

- Là chất carbohydrate lấy từ vỏ trắng của bưởi, cam; có màu trắng hơi vàng nhạt, mịn, gần như không mùi.

- Pectin có tác dụng làm thành màng bao bọc niêm mạc ruột khơng cho nhận kích thích do đó sẽ làm giảm nhu động ruột.

- Ngồi ra pectin cịn tác dụng như chất keo rút nước, hút chất độc trong ruột, làm phân cứng lại.

c) Kaolin (Aluminium silicate) - Bột trắng trơn, không mùi vị.

- Hút nước và làm màng bao che niêm mạc ruột. - Chú ý:

+ Kaolin và pectin ngăn cản sự hấp thu lincomycin, nên cho uống 2 giờ trước hoặc 3-4 giờ sau khi cho uống lincomycin.

+ Kaolin và pectin tương kỵ với chất kiềm, kim loại nặng, acid salicylic, acid tannic và rượu mạnh.

2.2.5. Thuốc sát trùng ruột

a) Acid lactic

- Acid lactic là chất lỏng đặc như siro, vị acid, tan trong nước và cồn. - Acid lactic được dùng để:

+ Sát trùng đường ruột, trị tiêu chảy. + Sát trùng ngồi da.

- Hịa tan trong nước đường cho uống. b) Men và vi khuẩn sống (Probiotic)

Một số men và vi khuẩn sống khi uống vào ống tiêu hóa phát triển chống lại vi khuẩn gây bệnh nên có tác dụng phịng trị tiêu chảy. Do cạnh tranh chỗ bám và dưỡng chất, tạo pH khơng thích hợp cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, tiết chất có tác dụng sát khuẩn và cịn kích thích hệ miễn dịch. Men sống như: Saccharomyces cerevisiae

42

(boulardii), vi khuẩn như Bifidobacterium longum, Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus bulgaricus, Streptococus thermophilus, Lactobacillus bifidus,…

Trong cơm mẻ có chứa những vi khuẩn sống Lactobacillus sp và men Saccharomyces sp nên cũng được dùng phòng trị tiêu chảy.

2.2.6. Thuốc nam trị tiêu chảy

a) Cây vàng đắng

- Cây vàng đắng dạng dây leo to, thân gỗ, hình trụ đường kính 5-10cm và phân nhánh. Bộ phận dùng: thân và rễ. Thu hái quanh năm.

- Trong cây vàng đắng có alkaloid là berberine (màu vàng như tetracycline) có tính kháng sinh diệt khuẩn Staphylococus, Salmonella, Shigella.

b) Cây chiêu liêu

Cây chiêu liêu mọc phổ biến ở miền Nam nước ta. Cây cao 20-30m, đường kính thân có thể đến 1m, vỏ thân màu nâu sẫm. Sử dụng vỏ thân cây làm thuốc vì chứa nhiều tannin.

Kha tử (Terminalia chebula) cũng được gọi là chiêu liêu, thường sử dụng trái khô trị tiêu chảy.

c) Cây măng cụt

- Sử dụng vỏ thân hoặc vỏ trái cây măng cụt để trị tiêu chảy. - Vỏ sắc lấy nước cho uống.

d) Cây ổi: Trong búp, lá non, quả non, vỏ thân và vỏ rễ cây ổi có chưa tannin được sử dụng trị tiêu chảy.

e) Tô mộc: Cây gỗ, cao 5-10m, thân có gai. Cây mọc hoang ở vùng rừng núi hoặc trồng bằng hạt. Bộ phận dùng là gỗ, màu đỏ, thu hoạch quanh năm ở những cây >= 7 năm tuổi. Dùng trị nhiễm khuẩn, tiêu chảy.

f) Xuân hoa: Cây xuân hoa là cây bụi, cao từ 1-3m, sống nhiều năm. Thân non màu xanh lục, thân giả hóa gỗ màu nâu, nhẵn, phân nhiều cành mảnh. Lá có tác dụng kháng vi khuẩn gram âm và gram dương (đặc biệt E. coli) nên cũng được sử dụng

trong phòng trị tiêu chảy.

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược lý thú y (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 53 - 56)