Thuốc giảm đau (morphine)

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược lý thú y (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 40 - 42)

1. Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương

1.3. Thuốc giảm đau (morphine)

1.3.1. Tính chất

Morphine là một alkaloid được ly trích từ quả cây thuốc phiện (Papaver Somniferum họ Paraveraceae), kết tinh hình kim mịn, trắng, khó tan trong nước. Ở dạng muối chlohydrate hay muối sulfate dễ tan trong nước.

1.3.2. Tác dụng

Morphine là thuốc tiêu biểu cho thuốc giảm đau, có tác dụng trực tiếp đối với hệ thần kinh trung ương nhất là não. Đầu tiên ức chế não, sau đó ức chế hành tủy. sau cùng ức chế tủy sống.

Mỗi loài động vật nhạy cảm với morphine khác nhau:

- Thỏ, bọ, chó, khỉ, người: bị suy yếu hệ thần kinh trung ương. - Mèo, ngựa, trâu, bị, dê, cừu: bị kích thích gây co giật.

Chính vì sự bất thường này nên Morphine khơng được sử dụng thông thường ở các lồi, ngoại trừ chó.

a) Tác dụng trên trung khu cảm giác đau

Morphine có tác dụng chọn lọc trên trung khu cảm giác đau nằm ở vỏ não làm giảm đau ngay khi sử dụng với liều thấp.

Tác dụng giảm đau xuất hiện mạnh đối với cơn đau lâu dài như viêm, đau bụng ung thư thời kì cuối. Tác dụng giảm đau ít hơn đối với cơn đau đột ngột như phẫu thuật.

b) Tác dụng trên tủy sống

Dùng liều cao kích thích tủy sống và có thể gây co giật như strychnine. c) Tác dụng trên trung khu hơ hấp

Sự ức chế hay kích thích hơ hấp thay đổi theo loài và theo liều sử dụng. Dùng liều thấp, morphine kích thích hơ hấp, kích thích mạnh đối với chó; liều cao làm giảm sức hưng phấn của trung khu hơ hấp, ở chó liều vừa đến cao còn gây co thắt khi-phế quản; dùng quá liều làm liệt trung khu hô hấp.

d) Tác dụng trên trung khu ho

Morphine có tác dụng ức chế phản xạ ho rất tốt, thường được sử dụng khi dùng codeine khơng hiệu quả.

27

Đối với chó, gây nơn sau khi tiêm morphine 5-10 phút. Đối với mèo muốn gây nôn liều phải rất cao (gấp 740-2800 lần so với chó).

Đối với ngựa, lồi nhai lại, heo morphine không gây nôn. f) Tác dụng trên bộ máy tiêu hóa

Morphine làm co cơ vịng hạ vị và hậu môn, giảm nhu động ruột, giảm tiết các dịch tiêu hóa gây táo bón. Đối với chó, ngay lúc tiêm morphine kích thích bài tiết phân, sau đó mới giảm nhu động ruột và cuối cùng gây táo bón.

Lúc đầu, morphine gây giảm tiết HCl nhưng sau đó bù lại gây tiết HCl thối hóa.

1.3.3. Sự hấp thu – bài tiết

Morphine được hấp thu dễ dàng qua màng nhầy ống tiêu hóa và được chuyển hóa ở gan chủ yếu bằng glucose hóa, bài tiết ở dạng nguyên chất hoặc dạng phối hợp. Phần lớn bài tiết theo nước tiểu (90%) trong 24 giờ sau khi cho thuốc và phần nhỏ theo phân, một phần thải trừ qua mồ hôi, sữa và vào được bào thai.

1.3.4. Sự ngộ độc và cách giải

Morphine là chất gây nghiện nếu dùng liều nhỏ kéo dài.

Trường hợp bị ngột độc có triệu chứng: lúc đầu tim đập nhanh, mạnh, miệng khơ, sau đó tim đập nhanh nhưng yếu, mất phản xạ ngoại biên, buồn ngủ, đồng tử co, nhiệt độ cơ thể hạ xuống, nhịp thở rối loạn.

Cách giải độc:

- Thụt rửa bằng dung dịch thuốc tím 1% cứ 10-15 phút/lần đến khi nước chảy ra là dung dịch thuốc tím màu hồng giống như dung dịch lúc pha.

Morphine + dung dịch KMnO4 – Dioxy morphine

- Cho uống bột than để hấp thu chất độc (hoặc dung dịch tannin 1%).

- Ngộ độc chích: là thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương nên dùng thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương như caffeine, long não (tiêm).

Ngoài ra:

- Suy yếu hô hấp cho ngửi carbogene.

- Tiêm nalorphine có tác dụng giải độc trong vài phút.

1.3.5. Ứng dụng điều trị

a) Làm thuốc giảm đau

Chích morphine dưới da, 10-15 phút sau có tác dụng giảm đau kéo dài 2 giờ. Morphine thường ít sử dụng làm thuốc giảm đau trong thú y.

28 b) Phối hợp thuốc gây mê

Do hiệu quả giảm đau và gây ngủ, morphine được dùng làm thuốc giảm đau cơ sở trước khi gây mê chính thức 15-20 phút.

c) Dùng làm dễ thở khi gia súc khó thở d) Dùng làm thuốc ho

e) Dùng làm thuốc trị tiêu chảy

1.3.6. Chống chỉ định

Không sử dụng morphine trong các trường hợp sau: - Vật đầy dạ dày và đầy ruột.

- Gia súc quá non, già hay kiệt sức. - Mèo, đại gia súc có sừng.

- Vật bị ngộ độc cấp tính. - Trung khu hơ hấp bị liệt. Tương kỵ

Không phối hợp morphine với aminophyline, chlorothiazide sodium, heparin sodium, meperridine, pentobarbital sodium, phenonbarbital sodium, phenyntoin sodium, sodium bicarbonate và thiopental sodium.

Morphine đối lập đặc biệt với nalorphine.

Một phần của tài liệu Giáo trình Dược lý thú y (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)