Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Dệt may Vĩnh Phúc (Trang 60 - 61)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch

1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (lần) 0,91 0,78 0,13

2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (lần) 0,56 0,5 0,06

3. Hệ số khả năng thanh toán tức thời(lần) 0,13 0,08 0,05

(Nguồn: Tính tốn từ Báo cáo tài chính của Cơng ty Cổ phần Dệt may Vĩnh Phúc)

Qua bảng trên ta thấy: Nhìn chung, khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của Công ty là không tốt, các chỉ tiêu đều ở mức thấp cho thấy Công ty khơng đủ tài sản ngắn hạn để thanh tốn cho các khoản nợ ngắn hạn, ta xem xét từng chỉ tiêu:

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: Hệ số này nằm trong khoảng từ 2 đến 3 đƣợc cho là tốt. Năm 2013 là 0,91 lần, tức là để thanh toán một đồng nợ ngắn hạn Cơng ty chỉ có 0,91 đồng tài sản ngắn hạn dùng để trả nợ. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của năm 2013 cao hơn năm 2012 là 0,13 lần chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty đã đƣợc cải thiện đáng kể. Nguyên nhân là do trong năm, tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của Công ty đều tăng, nhƣng tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Thực tế cho thấy, hệ số này nằm trong khoảng từ 0,75 đến 2 đƣợc xem là tốt. Tại công ty cổ phần Dệt may Vĩnh Phúc,

hệ số này trong hai năm đều nhỏ hơn 0,75 tức là khả năng thanh toán nhanhcủa doanh nghiệp là rất thấp. Năm 2012, Cơng ty chỉ có 0,5 đồng tài sản dễ chuyển đổi thành tiền để thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn. Hệ số này có đƣợc cải thiện trong năm 2013 nhƣng mức tăng là không đáng kể là 0,06 lần.

- Hệ số khả năng thanh tốn tức thời: Thơng thƣờng, hệ số này nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 là ở tốt. Nhƣ vậy, hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty là rất thấp. Năm 2012, để thanh tốn một đồng nợ ngắn hạn Cơng ty chỉ có 0,08 đồng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền.

Qua phân tích khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn, ta thấy tình hình tài chính của Cơng ty tiềm ẩn những rủi ro rất lớn, có thể dẫn đến mất khả năng thanh

GVHD:TS. Nguyễn Văn Long HVTH: 52 Nguyễn Mạnh Hà toán. Mặt khác, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn quá thấp sẽ không hấp dẫn đƣợc các nhà đầu tƣ và các ngân hàng, Cơng ty cũng sẽ dần mất uy tín của mình do khơng thanh tốn đƣợc các khoản nợ ngắn hạn. Để cải thiện tình trạng này, Cơng ty cần có những biện pháp huy động vốn kịp thời để đáp ứng nhu cầu thanh tốn, ổn định tình hình tài chính.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Dệt may Vĩnh Phúc (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)