CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình thị trường phân phối hàng hóa ở Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường phân phối năng động và hấp dẫn trong khu vực Châu Á và trên thếgiới. Xu hướng mở cửa thị trường theo các cam kết hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương cùng với sựtham gia ngày càng nhiều của các nhà phân phối lớn trên thếgiới tại Việt Nam đã vàđang tạo ra những cơ hội, thách thức lớn đối với doanh nghiệp trong nước.
SVTH: Huỳnh ThịThu Hằng 27 Nhìn theo hướng tích cực dịch Covid 19 là cơ hội rộng mở để “đánh thức” các doanh nghiệp tận dụng tốt hơn thị trường trong nước, phát huy sức cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập đang khó tiếp cận người tiêu dùng vì dịch bệnh.
Theo báo cáo của cục thống kê Việt Nam, hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng tiếp tục xu hướng tăng. Tổng mức phân phối hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2019 của Việt Nam đạt 4.940,4 nghìn tỷ đồng, trong đó tổng doanh thu trong lĩnh vực phân phối đạt 3.751,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,9% tổng mức, tăng 11,8% so với năm trước, mức tăng cao nhất của giai đoạn 2016-2019. 9 tháng đầu năm 2020, dù chịu ít nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh, tổng mức doanh thu trong lĩnh vực phân phối hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn đạt 3.673,5 nghìn tỷ đồng, trong đó, doanh thuphân phối hàng hóa đạt 2.907,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 79,1% tổng mức và tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng phân phối thiết yếu thường có mức tăng cao gồm có: Lương thực, thực phẩm, đồdùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình, may mặc…
Có thểnói, với nền tảng và thếmạnh sẵn có, lĩnh vực phân phối vẫn tiếp đà tăng trưởng và đang trởthành một trong những ngành kinh tếchủchốt của nền kinh tếViệt Nam. Thêm vào đó, những thành tựu tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực phân phối tạo nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam với những thay đổi đột phá cùng những tiêu chuẩn dịch vụ đa dạng, hiệu quảvà nhanh chóng dựa trên nền tảng cơng nghệsố. Là một quốc gia có cơ cấu dân sốtrẻ, tỷlệ người dân sửdụng thiết bị thông minh cao, do đó ngành phân phối hàng hóa tại Việt Nam phát triển khá sôi động với các hình thức triển khai đa kênh, đặc biệt với sự tăng trưởng của thương mại điện tử đã thúcđẩy sự sôi động của thị trường phân phốitrong vài năm trởlại đây.
Tuy nhiên, bên canh những thành cơng đạt được thì thực trạng ngành phân phối hàng hóaở Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Các áp lực từthị trường, nhà cung cấp và khách hàng khiến cho các nhà phân phối gặp nhiều khó khăn hơn.
1.2.2. Tình hình thị trường phân phối hàng hóa ở Thừa Thiên Huế
vềviệc tiêu dùng hàng hóa của người dân cũng tăng theo. Điều này cho thấy thị trường trường TT Huế đang mang đến rất nhiều cơ hội cùng với đó là sự ra đời hàng loạt các doanh nghiệp phân phối. Nhờ tính hấp dẫn đó nên đã thu hútđược nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường TT Huế. Vì thế, thị trường phân phối ở TT Huế cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.
Những kênh phân phối ở Huế trong những năm gầnđây đã phát triển tựphát cả vềsố lượng và quy mô. Do đó, bước đầu cũng đãđáp ứng nhu cầu của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Các kênh phân phối hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị ngày càng phát triển và thu hút một bộphận lớn người tiêu dùng.
Trong bối cảnh đó, các nhà phân phối truyền thống để giữ vững tốc độ tăng trưởng, giành được lợi thếcạnh tranh các doanh nghiệp cần phải chú trọng tới việc xây dựng, mở rộng và phát triển các hệthống kênh phân phối, mạng lưới các đại lý cấp một, đại lý trung gian…Điều này khơng chỉ giúp quy trình quản lý chặt chẽ, cung cấp dịch vụ rộng khắp, kịp thời mà còn là cách tiếp cận người tiêu dùng nhanh nhất nhằm tạo ưu thếcạnh tranh của doanh nghiệp.