II Đối với nhóm khách hàng Doanh nghiệp QML
3.3.1.Kiến nghị đối với Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
3.3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ và các ban ngành có liên quan
- Hiện nay một số doanh nghiệp đã thực hiện kiểm tốn báo cáo tài chính tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng báo cáo tài chính chưa kiểm tốn hoặc thời hạn hồn thành báo cáo tài chính kiểm tốn thường trễ hơn 06 tháng – 09 tháng so với thời điểm số liệu (31/12 hàng năm). Do đó để góp phần làm trong sáng, minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý cũng như cho Ngân hàng nắm bắt được chính xác, đầy đủ hoạt động, việc sử dụng vốn của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đúng đắn, kiến nghị Chính Phủ và Bộ tài chính xem xét ban hành quy định về thực hiện kiểm tốn báo cáo tài chính, đặc biệt đề nghị áp dụng với tất cả các doanh nghiệp quy mô lớn thuộc mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó quy định thời hạn cụ thể các doanh nghiệp phải hoàn thành báo cáo tài chính kiểm tốn (có thể là sau 03 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính)
- Bộ Tài chính cần phối hợp thường xuyên với Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan chức năng có liên quan, định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp khơng có vốn nhà nước để kịp thời phát hiện những sai phạm, làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia cũng như hạn chế được những tổn thất cho nền kinh tế do sự vi phạm các quy định về tài chính của một số doanh nghiệp.
- Do các doanh nghiệp quy mô lớn hoạt động nhiều trong các lĩnh vực kinh tế chủ chốt và thường có nhu cầu đầu tư thực hiện nhiều dự án lớn, do đó Bộ kế hoạch Đầu tư cần kịp thời xây dựng và công bố rộng rãi, thường xuyên quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ để định hướng được các lĩnh vực, các vùng được tập trung phát triển. Từ đó các ngân hàng cũng chủ động hơn trong hoạt động của mình, có cơ sở để xây dựng kế hoạch hoạt động, tập trung tín dụng cho các lĩnh vực được ưu tiên phát triển, phù hợp theo định hướng của Nhà nước
KẾT LUẬN
Các doanh nghiệp quy mơ lớn là thành phần kinh tế chủ chốt, góp phần dẫn dắt thị trường, định hướng nền kinh tế, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong khi để đáp ứng nhu cầu mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp quy mô lớn ngày càng tăng, đặc biệt nguồn vốn tín dụng Ngân hàng được xem là nguồn vốn chính trong cơng cuộc đầu tư, phát triển của mỗi doanh nghiệp. Do đó việc nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp quy mô lớn là yêu cầu cấp thiết không chỉ đối với Ngân hàng, doanh nghiệp mà đối với toàn xã hội.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm làm việc thực tế tại Chi nhánh, luận văn đã khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp quy mô lớn tại Ngân hàng thương mại. Trong đó luận văn nêu lên các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay doanh nghiệp quy mô lớn cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay đối với nhóm khách hàng này. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng cho vay doanh nghiệp quy mô lớn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao dịch 1 trong giai đoạn 2009 – 06/2012 thơng qua hệ thống các chỉ tiêu định tính và định lượng.
Xuất phát từ mục tiêu nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp quy mô lớn tại chi nhánh Sở giao dịch 1, luận văn đã đưa ra hệ thống một số giải pháp có tính thực tiễn trong đó tập trung vào việc hồn thiện, triển khai quy trình thủ tục cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp lớn và nâng cao công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay đồng thời đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan quản lý, các
ngành, các cấp có liên quan nhằm tạo mơi trường, điều kiện thuận lợi cho công tác nâng cao chất lượng cho vay tại chi nhánh cũng như toàn bộ hệ thống Ngân hàng.
Quan luận vay, tác giả hy vọng những giải pháp đưa ra sẽ sớm được hoàn thiện, áp dụng nhằm nâng cao chất lượng cho vay tại chi nhánh. Tuy nhiên là một cán bộ thẩm định trẻ, còn hạn chế về kiến thức, thời gian nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tế luận văn do đó khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo để Luận văn thạc sĩ được hoàn thiện hơn.