Đối với hoạt động của mỗi doanh nghiệp đều có thể chịu một số rủi ro từ môi trường bên ngồi như các chính sách kinh tế vĩ mơ của chính phủ, cơng tác điều hành của Ngân hàng Nhà nước, môi trường pháp lý, mơi trường kinh tế, chính trị và các rủi ro về môi trường tự nhiên như mưa, bão, lũ lụt...Các tác động trên đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng và chất lượng khoản vay, cụ thể:
Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước
Mọi thành phần kinh tế trên thị trường đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật, các chính sách điều hành của cơ quan quản lý nhà nước. Nếu chính sách, quy định của pháp luật khơng rõ ràng, đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản sẽ tạo ra các kẽ hở pháp lý, là cơ hội để một số doanh nghiệp lợi dụng gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc quản lý tín dụng và giải quyết tranh chấp với khách hàng khi phát sinh. Ngồi ra sự thay đổi trong chính sách pháp luật, hoặc chủ trương của chính phủ như hạn chế xuất khẩu đối với một số mặt hàng, hạn chế đầu tư cơng, thắt chặt tín dụng trong bối cảnh lạm phát…đều ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh
nghiệp trong các lĩnh vực liên quan như: hạn chế khả năng tiêu thụ sản phẩm, hạn chế khả năng tiếp cận vốn…từ đó làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ Ngân hàng. Hiện nay phần nhiều các doanh nghiệp quy mô lớn là các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu vốn đa số, tuy nhiên quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp còn nhiều sơ hở, các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, sử dụng vốn dàn trải, không đem lại hiệu quả dẫn đến rủi ro, thua lỗ trong hoạt động kinh doanh làm giảm chất lượng tín dụng.
Đặc biệt đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại, cơng tác điều hành của Ngân hàng Nhà nước đóng vai trị hết sức quan trọng. Nếu công tác điều hành của Ngân hàng Nhà nước linh hoạt, các chính sách đưa ra kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế hoạt động và sự biến động của nền kinh tế sẽ tạo điều kiện giúp cả doanh nghiệp và Ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả và ngược lại. Bên cạnh đó, nếu Ngân hàng Nhà nước thơng qua trung tâm tín dụng CIC tiếp tục phát triển hệ thống thông tin liên Ngân hàng cũng sẽ là kênh hỗ trợ đắc lực cho các Ngân hàng thương mại, góp phần tăng cường đa dạng dữ liệu thơng tin khai thác, từ đó có các đánh giá chính xác trong cơng tác cho vay, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
Mơi trường kinh tế
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều từ sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế. Trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng, tổng nhu cầu tiêu dùng thị trường tăng sẽ gây ra tác động dây chuyền đến toàn bộ xã hội như thu nhập người dân tăng; do tiêu thụ được sản phẩm nên các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa; các Ngân hàng gia tăng cung ứng vốn để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp có hiệu quả dẫn đến khả năng trả nợ tốt, chất lượng khoản vay tăng cao và ngược lại trong giai đoạn kinh tế suy thoái, khủng hoảng. Đối với từng giai đoạn của nền kinh tế, các biến số kinh tế vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngân hàng, của doanh nghiệp và chất lượng cho vay như: lạm phát - ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí thực của việc sử dụng vốn, quy mơ, cơ cấu nguồn vốn; tỷ giá - ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động mua bán ngoại tệ và các khoản vay bằng ngoại tệ, làm phát sinh các khoản lãi/lỗ do chênh lệch tỷ giá trong hoạt động của doanh nghiệp; tốc độ tăng trưởng tín dụng tồn xã hội - ảnh hưởng
đến việc thu hẹp hay mở rộng quy mơ tín dụng của Ngân hàng, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.
Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên luôn gây ra những rủi ro bất khả kháng, rủi ro khó lường trước trong hoạt động của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các rủi ro như thiên tai, động đất…, gây tổn thất nghiêm trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, đòi hỏi khả năng phục hồi trong thời gian dài, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ Ngân hàng. Thậm chí nhiều Ngân hàng khơng có khả năng thu hồi nợ do các doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề về tài sản do thiên tai gây ra, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cho vay của ngân hàng…Đặc biệt đối với các doanh nghiệp quy mô lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực then chốt của đất nước như giao thông vận tải, xây dựng dự án thủy điện, nhiệt điện, khai thác khoáng sản…Các dự án này đều chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi các điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên diễn biến thuận lợi hay bất lợi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các dự án cũng như của doanh nghiệp qua đó trực tiếp tác động đến khả năng thu hồi vốn vay của ngân hàng.