Khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng các điều kiện tín dụng của Ngân hàng
Như đã phân tích ở trên, mỗi Ngân hàng đều có những chính sách riêng trong việc cấp tín dụng với khách hàng, bao gồm các điều kiện trước, trong và sau khi cho vay. Trong đó chỉ những khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện trước khi cho vay mới được Ngân hàng xem xét cấp tín dụng. Tuy nhiên mức độ đáp ứng, thực hiện các điều kiện của từng khách hàng là khác nhau và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khoản vay của khách hàng. Thông thường các điều kiện thể hiện ở các mặt sau:
Năng lực tài chính khách hàng: Thể hiện ở vốn tự có tham gia phương án
vay vốn, khả năng tự chủ tài chính của khách hàng, chất lượng các khoản mục tài chính, khả năng thanh tốn, cơ cấu tài sản – nguồn vốn của khách hàng…Năng lực tài chính của khách hàng tốt, khả năng tự chủ tài chính cao thì khả năng trả nợ của khách hàng càng lớn, chất lượng cho vay càng được đảm bảo.
Năng lực sản xuất kinh doanh: Thể hiện ở doanh thu, lợi nhuận khách hàng
đạt được hàng năm; khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng, giá cả sản phẩm…Trường hợp doanh nghiệp có năng lực sản xuất kinh doanh tốt, ổn định thì mức độ đảm bảo trong quan hệ với ngân hàng càng cao. Ngoài ra với đặc thù cho vay các doanh nghiệp quy mô lớn, một số doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực độc quyền hoặc các lĩnh vực được Nhà nước bảo hộ, đây là các lĩnh vực có đầu ra, đầu vào tương đối ổn định, thường được các Ngân hàng ưu tiên tiếp cận, xem xét cho vay.
Các điều kiện cho vay khác: Bên cạnh các điều kiện về năng lực tài chính,
năng lực sản xuất kinh doanh hay các điều kiện về tài sản bảo đảm, hồ sơ pháp lý… còn một số điều kiện khách hàng phải đáp ứng sau khi cho vay như: chuyển doanh thu về tài khoản mở tại ngân hàng để ngân hàng quản lý được dòng tiền của khách hàng; cam kết bổ sung vốn tự có tham gia khi tổng mức đầu tư thực hiện dự án/phương án tăng; bổ sung các tài sản bảo đảm khác để bảo đảm cho khoản vay… Tuy nhiên trong một số trường hợp khách hàng chỉ đáp ứng các điều kiện trước khi cho vay, sau khi đã được ngân hàng giải ngân, nhiều khách hàng không đáp ứng tiếp các cam kết đã ký với Ngân hàng, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc quản lý khách hàng và khoản vay, tiềm ẩn rủi ro tín dụng trong giao dịch với khách hàng. Do đó chất lượng khoản vay trên thực tế phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí của khách hàng cũng như mức độ đáp ứng các điều kiện tín dụng Ngân hàng yêu cầu. Trường hợp
khách hàng đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện, chất lượng cho vay của Ngân hàng sẽ tăng lên đáng kể, giảm thiểu được tối đa rủi ro thất thoát vốn.
Khả năng quản lý và sử dụng vốn của khách hàng
Đối với vốn vay nói chung và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nói riêng, nếu được sử dụng phù hợp, đúng mục đích, quản lư chặt chẽ sẽ góp phần hạn chế các chi phí tài chính phát sinh, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thêm vào đó doanh nghiệp cũng phát huy được hiệu quả trong việc sử dụng địn bẩy tài chính, một đồng vốn vay sẽ tạo ra được lớn hơn một đồng doanh thu đủ để trả gốc Ngân hàng, bù đắp cho các chi phí phát sinh và tạo ra thêm một phần lợi nhuận. Có như vậy khả năng trả nợ của doanh nghiệp mới được đảm bảo, nâng cao chất lượng khoản vay.
Ngoài hai yếu tố kể trên, chất lượng cho vay thông qua việc doanh nghiệp hồn trả vốn vay đầy đủ, đúng hạn cịn chịu tác động của một số yếu tố như: năng lực quản lý, công nghệ của doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, chất lượng đội ngũ cán bộ…