II Đối với nhóm khách hàng Doanh nghiệp QML
3 Số khách hàng Doanh nghiệp QML có nợ quá hạn 1 DN 1 DN 1 DN 2 DN
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1.Hạn chế
Bên cạnh các kết quả đã đạt được kể trên, chất lượng cho vay trong thời gian qua có dấu hiệu giảm sút, biểu hiện qua các nội dung sau:
Thứ nhất, tỷ trọng nợ xấu, nợ quá hạn, số lần cơ cấu nợ có xu hướng tăng.
Qua theo dõi cơ cấu nhóm nợ cho thấy dư nợ xấu đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp quy mơ lớn tăng mạnh trong 06 tháng đầu năm 2012 từ 29 tỷ tại thời điểm 31/12/2011 lên 136 tỷ vào 30/06/2012. Số lượng khách hàng doanh nghiệp có nợ xấu cũng tăng từ 01 lên 03 khách hàng. Mặc dù tỷ trọng nợ xấu/tổng dư nợ vẫn trong mức kiểm soát (1,55%) nhưng sự gia tăng tỷ lệ này cho thấy chất lượng cho
vay suy giảm. Một số doanh nghiệp khơng cân đối được dịng tiền thanh toán nợ đúng hạn như cam kết, số các khoản vay phải gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, khoản vay quá hạn tăng, tiềm ẩn rủi ro liên quan đến khả năng thu hồi vốn vay của chi nhánh. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần có những chính sách quản lý tín dụng chặt chẽ, thực hiện thẩm định chi tiết khả năng trả nợ của khách hàng từ đó đưa ra quyết định cấp tín dụng hợp lý, một mặt khơng ngừng mở rộng hoạt động cho vay nhóm khách hàng doanh nghiệp quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, mặt khác vẫn đảm bảo chất lượng hoạt động cho vay cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Thứ hai, mức độ tập trung tín dụng theo kỳ hạn và theo khách hàng đối với nhóm doanh nghiệp quy mơ lớn tương đối cao.
- Theo kỳ hạn:
Trong thời gian qua, dư nợ cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp quy mô lớn ở mức cao. Mặc dù dư nợ cho vay ngắn hạn có tăng về số tuyệt đối nhưng chưa có mức đột phá, khơng tác động đáng kể đến cơ cấu tín dụng theo thời hạn của nhóm khách hàng này. Trong 06 tháng đầu năm 2012, cơ cấu cho vay theo kỳ hạn có biến động theo hướng tích cực nhưng tỷ trọng cho vay trung dài hạn/tổng dư nợ vẫn duy trì ở mức trên 60%, cao so với bình quân toàn hệ thống. Tại 31/12/2011, tỷ trọng nợ trung dài hạn/tổng dư nợ Doanh nghiệp QML lớn bằng 68% và bằng 62,2% vào 30/06/2012. Bên cạnh đó các khoản vay trung dài hạn tập trung khá nhiều ở một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như sản xuất xi măng, cho vay bất động sản…
- Theo khách hàng:
Theo thống kê, dư nợ của 15 khách hàng doanh nghiệp quy mô lớn (trên tổng 78 khách hàng doanh nghiệp quy mô lớn) của chi nhánh Sở Giao dịch 1 đã chiếm đến 65% dư nợ cho vay nhóm khách hàng này và bằng 58% dư nợ tồn chi nhánh. Trong đó có một số doanh nghiệp có dư nợ rất cao tại thời điểm 30/06/2012 như Cơng ty CP Hóa Dầu và Xơ sợi Dầu khí (902 tỷ đồng), Ban QLDA Nhiệt điện 1 (760 tỷ), Tập đồn Viễn Thơng Qn đội Viettel (700 tỷ đồng), Cơng ty CP Xi măng Hạ Long (440 tỷ).
Giai đoạn 2009-2012, các khoản vay trung dài hạn duy trì tỷ trọng cao, mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng lớn, trong đó chủ yếu là ở các khoản vay đầu tư thực hiện dự án. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh
lời và vịng quay vốn tín dụng tồn chi nhánh đồng thời do các khoản vay có thời hạn dài, trong q trình hoạt động chịu tác động nhiều yếu tố ảnh hưởng đến dịng tiền thanh tốn nợ, kéo theo nguy cơ tiềm ẩn tỷ lệ nợ xấu, nợ nhóm 2 có thể tăng nhanh, khó kiểm sốt.
Thứ ba, tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm chưa cao.
Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm của nhóm khách hàng doanh nghiệp quy mơ lớn khơng có biến động đáng kể trong giai đoạn vừa qua và vẫn duy trì ở mức khá thấp. Đến 30/06/2012, tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm mới đạt 42%. Tỷ lệ này thấp dưới 50% cho thấy mức độ khắc phục, giảm thiểu tổn thất trong trường hợp các doanh nghiệp không trả được nợ ngân hàng không cao, tiềm ẩn nguy cơ phải trích quỹ dự phịng để xử lý rủi ro, ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động của chi nhánh.
Thứ tư, tiến độ xử lý các khoản cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp quy mơ lớn còn kéo dài.
Trong thời gian qua, chi nhánh Sở giao dịch đã thực hiện lấy ý kiến các khách hàng doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ, trong đó một trong các nội dung được phản hồi nhiều nhất là tiến độ xử lý các phát sinh còn chậm. Theo quy định, thời gian thẩm định đối với các khoản vay qua thẩm định rủi ro tại chi nhánh là 05 ngày, lên HSC là 10 ngày. Tuy nhiên trên thực tế có khoảng 20% khoản vay khơng đáp ứng thời gian quy định và thời gian thẩm định kéo dài chủ yếu liên quan đến công tác thu thập thông tin và lấy ý kiến tham gia của các bộ phận chức năng. Thời gian thẩm định đối với một số khoản vay không bảo đảm tiến độ như quy định đã gây khơng ít khó khăn cho doanh nghiệp, làm khách hàng khơng hài lịng và ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện hợp đồng/dự án của khách hàng, giảm tính cạnh tranh của chi nhánh.
Thứ năm, chất lượng thẩm định cấp tín dụng đơi lúc còn chưa xác thực, phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp.
Hiện tại chi nhánh Sở Giao dịch 1 vẫn phát sinh một số khoản vay của các doanh nghiệp quy mô lớn phải gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ mà nguyên nhân xuất phát từ phía cán bộ tín dụng do định thời hạn cho vay chưa hợp lý, khơng phù hợp với dịng tiền, chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó một số biện pháp quản lý tín dụng cịn lỏng lẻo, khơng đem lại hiệu quả trong việc quản lý khách hàng, khoản vay, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của chi nhánh.