0
Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

Quy mô, cơ cấu vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP QUY MÔ LỚN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1 (Trang 40 -41 )

Bất kỳ ngân hàng nào muốn cho vay cũng phải có vốn. Các nguồn vốn ngân hàng có thể sử dụng để cho vay bao gồm: vốn tự có, vốn huy động từ tiền gửi, huy động thông qua phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, vốn vay từ thị trường liên ngân hàng.

Trong đó nguồn vốn quan trọng nhất là vốn huy động từ tiền gửi của dân cư và tổ chức. Ngoài ra để đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng, kỳ hạn của nguồn vốn huy động cũng cần ở mức tương đối phù hợp với kỳ hạn của khoản vay. Đối với các khoản cho vay doanh nghiệp quy mơ lớn có một số đặc trưng khác biệt như sau: (1) quy mơ khoản vay có giá trị rất lớn, có thể lên đến hàng ngàn tỷ đồng; (2) các doanh nghiệp thường phát sinh nhu cầu vay vốn trung dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư lớn hoặc có những khoản vay thiếu hụt tài chính tạm thời chỉ phát sinh với thời hạn rất ngắn từ 07-10 ngày. Do đó để đáp ứng nhu cầu vốn với đối tượng khách hàng này, ngân hàng phải có nguồn vốn dồi dào với kỳ hạn phù hợp để sẵn sàng cung ứng vốn cho khách hàng ngay khi có nhu cầu. Nếu nguồn vốn huy động của ngân hàng đa phần là vốn ngắn hạn thì việc đáp ứng nhu cầu vay vốn trung dài hạn của ngân hàng cũng hạn chế. Tuy nhiên hiện nay nhiều ngân hàng thường thực hiện cân đối cơ cấu vốn tập trung tại Hội sở chính nên tại các chi nhánh, cơ cấu kỳ hạn của nguồn huy động và cho vay không quá ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng vốn theo kỳ hạn của khách hàng mà chủ yếu các chi nhánh phải tuân thủ hệ số Q về quy mô dư nợ và quy mô huy động vốn. Hệ số này được tính như sau:

Hệ số Q =

Mỗi chi nhánh được giao một hệ số Q và phải đáp ứng tại mọi thời điểm hoặc tại các thời điểm cuối năm theo quy định từng thời kỳ. Để đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng, thông thường hệ số Q nhỏ hơn 1. Do đó đối với các chi nhánh sau khi tính tốn các phương án cho vay, trường hợp vượt hệ số Q chi nhánh phải lựa chọn các giải pháp (1) từ chối cho khách hàng vay (2) giảm dư nợ của các khách hàng khác (3) tăng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên các giải pháp trên đều cần khoảng thời gian nhất định để thực hiện dẫn đến chi nhánh không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng. Do đó các nhân tố liên quan đến quy mô, cơ cấu vốn của chi nhánh là một trong những nhân tố quyết định tới chất lượng cho vay với khách hàng, đặc biệt đối với các khách hàng doanh nghiệp quy mô lớn.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP QUY MÔ LỚN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1 (Trang 40 -41 )

×