2.2. Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp quy mô lớn tại Chi nhánh
Sở Giao dịch 1
2.2.1. Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Sở Giao dịch 1
Hiện nay BIDV chưa xây dựng quy trình cho vay riêng áp dụng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp quy mơ lớn. Việc cho vay hiện tại vẫn áp dụng theo Quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam và được triển khai đồng bộ trên toàn bộ các chi nhánh trong hệ thống. Về nguyên tắc, việc triển khai cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Sở Giao dịch 1 được thực hiện qua các bước sau:
Bộ phận Quan hệ khách hàng (QHKH) Bộ phận Quản lý rủi ro (QLRR) Ban lãnh đạo (Giám đốc/Hội đồng tín dụng/Hội sở chính) Bộ phận QHKH và Quản trị tín dụng (QTTD) Bộ phận QHKH, QTTD, Giao dịch khách hàng DN
Bộ phận QHKH phối hợp với QLRR, QTTD
Bộ phận QHKH, QTTD
Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tại chi nhánh Sở Giao dịch 1
(1) Tiếp thị Khách hàng/tiếp nhận đề xuất của khách hàng và hướng dẫn Khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn
Cán bộ QHKH/bộ phận QHKH tại các phòng GD (sau đây gọi là cán bộ tín dụng) là đầu mối tiếp thị; Tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của BIDV từ Khách hàng. Cán bộ tín dụng tiến hành phỏng vấn khách hàng để nắm bắt sơ bộ thơng tin về tình hình hoạt động của khách hàng, nhu cầu tín dụng, điều kiện của khách hàng. Trên cơ sở đó xác định và tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất, sau đó hướng dẫn Khách hàng hồn thiện hồ sơ vay vốn theo quy định.
(2) Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ, cán bộ tín dụng kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo yêu cầu; tính phù hợp của thơng tin trên bề mặt hồ sơ; đối với hồ sơ bản sao có đối chiếu với các hồ sơ gốc (nếu có); đảm bảo sự phù hợp về thông tin giữa các hồ sơ…và yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ còn thiếu.
(3) Đánh giá, phân tích hồ sơ, lập và phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng
Trên cơ sở Bộ hồ sơ vay vốn đầy đủ của khách hàng, cán bộ tín dụng nghiên cứu, thu thập thơng tin, lập Báo cáo đề xuất cấp tín dụng trong đó đánh giá phân tích thơng tin khách hàng và khoản vay.
Sau khi hồn thiện, cán bộ Báo cáo đề xuất tín dụng trình lãnh đạo phịng xem xét, rồi trình Phó Giám đốc phụ trách/Giám đốc phê duyệt. Trường hợp khoản vay không phải qua TĐRR, cán bộ tín dụng thơng báo cho khách hàng và thực hiện tiếp bước (5). Trường hợp khoản vay phải qua TĐRR, báo cáo đề xuất tín dụng sau khi đã được Phó giám đốc QHKH phê duyệt đồng ý sẽ được chuyển cùng với tồn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng cho Bộ phận QLRR để thẩm định rủi ro.
Trên cơ sở thông tin trên Báo cáo đề xuất và hồ sơ do khách hàng cung cấp, cán bộ QLRR1 tiến hành thẩm định lại tất cả các nội dung liên quan đến tình hình khách hàng và khoản vay từ đó đưa ra các rủi ro tiềm ẩn trong quan hệ với khách hàng và các biện pháp phòng ngừa, bổ sung các phương thức quản lý tín dụng đi kèm.
(5) Phê duyệt cấp tín dụng
Trên cơ sở ý kiến của các cấp có thẩm quyền, phịng QLRR tổng hợp, soạn thảo Quyết định cấp tín dụng cho khách hàng, trình Giám đốc phê duyệt. Quyết định cấp tín dụng bao gồm đầy đủ các thông tin: Tên khách hàng, số tiền cho vay, thời hạn, chính sách lãi suất phí, tài sản bảo đảm, các biện pháp quản lý tín dụng.
Trường hợp khoản vay vượt thẩm quyền phê duyệt của chi nhánh, cán bộ tín dụng chuyển tồn bộ hồ sơ phê duyệt tại chi nhánh trình Hội sở chính xem xét, chấp thuận. Sau khi có quyết định cấp tín dụng do Hội sở chính phê duyệt, cán bộ tín dụng thực hiện tiếp bước (6)
(6) Ký kết các Hợp đồng, hoàn thiện các thủ tục pháp lý, lưu giữ hồ sơ và nhập thông tin vào hệ thống
Căn cứ nội dung, điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các Hợp đồng mẫu, Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm soạn thảo Hợp đồng tín dụng/Hợp đồng cấp bảo lãnh/Hợp đồng bảo đảm và các văn bản tín dụng có liên quan khác. Các Hợp đồng phải được ký kết bởi Người đại diện có thẩm quyền của BIDV và Khách hàng theo quy định của pháp luật. Sau khi các Hợp đồng đã được ký kết, Bộ phận QHKH bàn giao tồn bộ Hồ sơ tín dụng của khách hàng sang Bộ phận QTTD. Bộ phận QTTD thực hiện nhập thông tin khách hàng vào hệ thống và lưu giữ hồ sơ theo quy trình quản lý, lưu trữ hồ sơ
(7) Đề xuất và quyết định giải ngân
Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân, hạn mức tín dụng của khách hàng; lập đề xuất giải ngân và chuyển cho bộ phận QTTD
Bộ phận Quản trị tín dụng kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ giải ngân, việc thực hiện các điều kiện được phê duyệt, các điều kiện giải ngân được quy định trong hợp đồng tín dụng…và phê duyệt đề xuất giải ngân, duyệt đồng ý giải ngân và trình lãnh đạo chấp thuận. Phòng dịch vụ khách hàng DN sau khi nhận hồ sơ giải ngân từ bộ phận Quản trị tín dụng, thực hiện giải ngân theo nội dung được duyệt
(8) Kiểm tra, giám sát khách hàng, khoản vay
Sau khi cho vay, cán bộ tín dụng thường xun thu thập thơng tin khách hàng, theo dõi phân tích các biến động về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản; tài sản đảm bảo của khách hàng để kịp thời nhận diện các rủi ro tiềm ẩn; kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tình hình thực hiện các cam kết với Ngân hàng để có ứng xử tín dụng phù hợp.
Bộ phận QTTD chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến trạng thái các khoản nợ vay/Bảo lãnh của các khách hàng, qua đó cảnh báo các dấu hiệu rủi ro cho Bộ phận QHKH, định kỳ hàng tháng lập thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn, danh sách các khoản vay điều chỉnh lãi suất, ngày hết hạn của chứng thư bảo hiểm tài sản, danh sách Bảo lãnh đến hạn, phí đến hạn thanh tốn nhưng chưa thu gửi Bộ phận QHKH để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn.
(9) Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ
- Tất toán khoản vay: Khi khách hàng trả hết nợ, cán bộ tín dụng đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí... để tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng.
- Giải toả các hợp đồng bảo đảm tiền vay đối với khách hàng theo quy định hiện hành của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.
- Cán bộ quản trị tín dụng thực hiện lưu trữ toàn diện hồ sơ và quản lý theo quy định của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam.
2.2.2. Phân tích thực trạng chất lượng cho vay đối với các doanh nghiệp quy môlớn tại Chi nhánh Sở Giao dịch 1 lớn tại Chi nhánh Sở Giao dịch 1
2.2.2.1. Cách xác định doanh nghiệp quy mô lớn tại Chi nhánh Sở Giao dịch 1
Tại tất cả các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, quy mô doanh nghiệp được xác định cụ thể như sau:
Đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ
(các doanh nghiệp có báo cáo tài chính đầy đủ số đầu kỳ, cuối kỳ trong đó số liệu phản ánh đủ tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính)
Đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm này, dựa vào việc nhập thơng tin trên hệ thống xếp hạng, hệ thống sẽ chấm điểm quy mô doanh nghiệp dựa trên 04 tiêu chí: Vốn chủ sở hữu, số lượng lao động, doanh thu thuần và tổng tài sản. Trong đó quy mơ khách hàng phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế mà khách hàng đang hoạt động. Trong hệ thống chấm điểm này, chia ra làm 35 ngành nghề kinh tế, tương ứng với 35 ngành nghề sẽ có 35 bộ chỉ tiêu xác định quy mơ. Mỗi chỉ tiêu sẽ có 8
khoảng giá trị chuẩn tương ứng là thang điểm từ 1-8 điểm. Tổng hợp điểm của 04 chỉ tiêu trên sẽ được dùng để xác định quy mô khách hàng theo nguyên tắc khách hàng có điểm tổng hợp càng lớn thì quy mơ khách hàng càng lớn. Trong đó quy mơ được chia ra làm 03 loại tương ứng số điểm từng loại như sau:
- Khách hàng quy mơ lớn: Có tổng điểm quy mơ từ 22 đến 32 điểm - Khách hàng quy mơ vừa: Có tổng điểm từ 12 đến 21 điểm
- Khách hàng quy mơ nhỏ: Có tổng điểm đạt dưới 12 điểm
Ví dụ như đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng:
+ Vốn chủ sở hữu được chia theo 8 khoảng giá trị mỗi khoảng cách nhau 2 đơn vị: từ
0-3 tỷ được 1 điểm, từ 3 tỷ - 5 tỷ được 2 điểm…từ 15 tỷ trở lên được 8 điểm.
+ Số lao động được chia làm 8 khoảng giá trị mỗi khoảng cách nhau 140 người: từ 0
– 150 người được 1 điểm, từ 150-290 được 2 điểm, từ 290-430 được 3 điểm….từ 1.000 người trở lên được 8 điểm.
+ Doanh thu thuần gồm 8 khoảng giá trị: từ 0 tỷ - 1 tỷ đồng được 1 điểm, từ 1-3 tỷ
được 2 điểm…từ 10 tỷ - 15 tỷ được 6 điểm, 15 tỷ - 20 tỷ được 7 điểm, 20 tỷ trở lên được 8 điểm.
+ Tổng tài sản gồm 8 khoảng giá trị, từ 15 tỷ - 37 tỷ được 2 điểm, từ 37 tỷ - 59 tỷ
được 3 điểm…từ 125 tỷ - 150 tỷ được 7 điểm, 150 tỷ trở lên được 8 điểm.
Như vậy một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp, nếu vốn chủ sở hữu là 20 tỷ đồng, có 200 lao động, doanh thu được 100 tỷ và tổng tài sản 230 tỷ sẽ được 26 điểm quy mơ, xếp vào nhóm doanh nghiệp quy mơ lớn.
Đối với các doanh nghiệp không đủ điều kiện chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ
Việc xác định quy mô doanh nghiệp dựa trên nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính Phủ v/v trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó các doanh nghiệp có quy mơ tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình qn năm (trong đó tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên) lớn hơn so với quy định về doanh nghiệp vừa theo từng nhóm ngành sẽ được xếp vào nhóm doanh nghiệp quy mơ lớn. Cụ thể quy định về cách xác định quy mô doanh nghiệp vừa theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP như sau:
Bảng 2.9: Tiêu chí xác định quy mơ doanh nghiệp vừa
Quy mô Khu vực
Doanh nghiệp vừa
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Từ trên 200 người đến 300 ngườiII. Công nghiệp và xây dựng Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Từ trên 200 người đến 300 người