Các công cụ được sử dụng trong đề tài này

Một phần của tài liệu Phân tích khả năng cạnh tranh của nhà sách phương nam nha trang (Trang 40 - 124)

1.4.1. Công cụ ma trận hình ảnh cạnh tranh

Ma trận hình ảnh cạnh tranh được dùng để so sánh doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ảnh hưởng đến khả năng của các doanh nghiệp trong ngành. Ma trận hình ảnh cạnh tranh giúp doanh nghiệp nhận ra được các đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng ưu, nhược điểm của đối thủ. Đồng thời doanh nghiệp cũng thấy rõ những lợi thế cạnh tranh của mình và các điểm yếu kém cần khắc phục. Ma trận hình ảnh cạnh tranh dùng phương pháp chuyên gia để đánh giá.

Năm bước xây dựng một Ma trận hình ảnh cạnh tranh:

- Bước 1: Lập một danh mục khoảng 10-15 yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các yếu tố được đưa ra ở đây sẽ được phỏng vấn chuyên gia để đưa ra. Cụ thể ta sẽ làm một bảng câu hỏi đi điều tra ý kiến chuyên gia yếu tố nào là quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các nhà sách.

- Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của từng yếu tố phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến khả năng canh tranh của doanh nghiệp trong ngành và sẽ được tính ra khi đã đi điều tra các chuyên gia. Tổng số các mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố phải bằng 1,0.

- Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, loại của mỗi yếu tố phụ thuộc vào mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với yếu tố đó, trong đó: 4-phản ứng tốt; 3-phản ứng khá; 2-phản ứng trung bình; 1-phản ứng yếu. Các hệ số này xác định

bằng phương pháp chuyên gia dựa vào kết quả của việc phản ứng lại các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh.

- Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với loại của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng.

- Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận hình ảnh cạnh tranh cho từng doanh nghiệp so sánh.

Tổng số điểm của ma trận hình ảnh cạnh tranh quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hay khả năng ứng phó của doanh nghiệp với các yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp.

1.4.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ( EFE Matrix – External Factor Evaluation Matrix) Evaluation Matrix)

Đây là công cụ thường được sử dụng trong phân tích môi trường bên ngoài. Ma trận EFE giúp các nhà quản trị đánh giá được mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với các cơ hội và nguy cơ, từ đó đưa ra những nhận định môi trường bên ngoài tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Năm bước để xây dựng ma trận EFE:

- Bước 1: Lập một danh mục từ 10 đến 20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu của có ảnh hưởng đến sự thành bại của doanh nghiệp và ngành kinh doanh của nó. Các yếu tố này được đưa ra sau một quá trình phòng vấn ý kiến chuyên gia.

- Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. Mức độ quan trọng cho từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến sự thành bại của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh của nó. Thông thường, các cơ hội có mức phân loại quan trọng cao hơn các nguy cơ; tuy nhiên một số nguy cơ cũng có thể nhận được mức phân loại cao nếu nó đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Mức phân loại được xác định trên cơ sở so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoặc bằng phương pháp chuyên gia, thảo luận nhóm; kết quả đạt được trên cơ sở sự nhất trí của nhóm. Ở đề tài này sẽ sử dụng phương pháp chuyên gia để tính tầm quan trọng nên việc tính ra tầm

quan trọng sẽ được thực hiện sau quá trình điều tra chuyên gia. Tổng số điểm của tầm quan trọng phải bằng 1,0.

- Bước 3: Xác định hệ số phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, hệ số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của doanh nghiệp với yếu tố đó, trong đó: 4 – phản ứng tốt; 3 – phản ứng khá; 2 – phản ứng trung bình; 1 – phản ứng yếu. các hệ số này sẽ được xác định bằng phương pháp chuyên gia dựa trên kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

- Bước 4: Nhân tầm quan trọng của yếu tố với hệ số của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng.

- Bước 5: cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng của doanh nghiệp.

Tổng số điểm càng gần 4 bao nhiêu thì doanh nghiệp càng phản ứng với các yếu tố bên ngoài tốt bấy nhiêu có nghĩa là doanh nghiệp đang tận dụng được cơ hội và né tránh nguy cơ tốt ngày càng tốt.

1.4.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE Matrix – Internal Factor Evaluation Matrix) Evaluation Matrix)

Đây là công cụ thường được sử dụng trong phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp. Ma trận IFE tổng hợp, tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp. Ma trận cho thấy, những điểm mạnh mà doanh nghiệp cần phát huy và những điểm yếu doanh nghiệp cần cải thiện để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình.

Năm bước để xây dựng ma trận IFE:

- Bước 1: Lập một danh mục từ 10 đến 20 yếu tố gồm điểm mạnh và điểm yếu chủ yếu của có ảnh hưởng đến sự thành bại của doanh nghiệp và ngành kinh doanh của nó. Các yếu tố này được đưa ra sau một quá trình phòng vấn ý kiến chuyên gia.

- Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố. mức độ quan trọng cho từng yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó đến sự thành bại của doanh nghiệp trong ngành kinh

doanh của nó. Bất kể là điểm mạnh hay điểm yếu, yếu tố được xem xét có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến kết qủa hoạt động của doanh nghiệp sẽ được phân loại tầm quan trọng ở mức cao nhất. Tổng số điểm của tầm quan trọng phải bằng 1,0.

- Bước 3: Xác định hệ số phân loại từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, hệ số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ mạnh yếu của doanh nghiệp với yếu tố đó, trong đó: 4 – rất mạnh; 3 – khá mạnh; 2 – khá yếu; 1 – rất yếu. các hệ số này sẽ được xác định bằng phương pháp chuyên gia dựa trên kết quả đánh giá môi trường bên trong của doanh nghiệp.

- Bước 4: Nhân tầm quan trọng của yếu tố với hệ số của nó để xác định số điểm về tầm quan trọng.

- Bước 5: cộng tổng số điểm về tầm quan trọng của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng của doanh nghiệp.

Tổng số điểm càng gần 4 bao nhiêu thì doanh nghiệp thì môi trường nội bộ của doanh nghiệp càng tốt bấy nhiêu tức là doanh nghiệp đang phát huy được điểm mạnh và khắc phục được điểm yếu nội tại của mình.

Trên đây là toàn bộ cơ sở lý thuyết về phân tích khả năng cạnh tranh mà em thu thập được. Từ những cơ sở lý thuyết này chúng tã sẽ tiến hành phân tích thực trạng và khả năng cạnh tranh của nhà sách Phương Nam Nha Trang trong chương II.

Chương II: THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NHÀ SÁCH PHƯƠNG NAM

NHA TRANG

2.1. Giới thiệu khái quát về nhà sách Phương Nam Nha Trang 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Nhà sách Phương Nam Nha Trang là một chi nhánh của Công Ty Cổ Phần Văn Hóa Phương Nam có trụ sở tại 940 Đường 3 tháng 2, Phường 15, Quận 11, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Nhà Sách Phương Nam Nha Trang được khai trương ngày 24/05/2008, tại số 17 Thái Nguyên, Phường Phước Tân, Thành Phố Nha Trang. Với tổng diện tích 2500 m2, vốn đầu tư khoảng 18 tỷ đồng, bao gồm hệ thống nhà sách và book cafe. Nhà sách Phương Nam Nha Trang là một trong những nhà sách lớn nhất Miền Trung hiện nay với hơn 30.000 tựa sách quốc văn và ngoại văn thuộc các lĩnh vực: văn học, kinh tế, khoa học, giáo dục, tâm lý giáo dục…cùng các mặt hàng văn phòng phẩm, dụng cụ học tập. Nhà Sách còn có khu Disney Corner với các sản phẩm dành cho trẻ em mang thương hiệu Disney (do Phương Nam mua bản quyền).

Ngoài thời gian mua sắm, tham khảo những sản phẩm có giá trị, khách hàng còn có thể được thư giãn khi đắm mình trong không gian Bookcafe sách thanh lịch, đầy ắp sách báo cập nhật và Wifi miễn phí. Đây cũng là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động giao lưu, biểu diễn, giới thiệu tác giả, tác phẩm, trưng bày tranh ảnh của tác giả, nghệ sỹ uy tín trong và ngoài nước.

Trải qua hơn ba năm hoạt động Nhà sách Phương Nam Nha Trang ngày càng nhận được sự tin cậy và yêu mến của các khách hàng tại Nha Trang.

3

6

2.1.2. Vị trí của nhà sách Phương Nam Nha Trang trong công ty cổ phần Văn Hóa Phương Nam:

Sơ đồ 2.1: Vị trí của nhà sách Phương Nam Nha Trang

P. kho vận NH băng đĩa Đại HĐCĐ Ban Kiểm Soát P. TC-KT HĐQT Ban HC – kế toán P. CNTT P. HC- tổng hợp Ban TGĐ NH tổng hợp P. Marketing PNB(100 %) NH sách NV Kiểm Toán Nội bộ P. Nhân sự NH sách QV Trung tâm mua hàng PNF(100 %) PNP(100 %) PNBC(59, 92%) PNSC(100 %) Chi nhánh Cần Thơ Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh Hải Phòng Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh TP HCM Chi nhánh Nha Trang Chi nhánh Huế Chi nhánh Đà Lạt BVN(25%) Mega PN(32%) Megastar( 10%)

Trong đó:

• PNB: tên viết tắt của công ty TNHH một thành viên Sách Phương Nam. • PNP: tên viết tắt của công ty TNHH một thành viên In Phương Nam. • PNF: tên viết tắt của công ty TNHH một thành viên Phương Nam Phim.

• PNSC: tên viết tắt của công ty THHH một thành viên văn phòng phẩm

Phương Nam.

• PNBC: tên viết tắt của công ty cổ phần nhãn hiệu Phương Nam. • BVN: công ty cổ phần truyền thông Bách Việt Phương Nam. • Megastar: công ty liên doanh Megastar.

• Mega PN: công ty cổ phần Mega Phương Nam. • NH: ngành hàng.

Cơ cấu tổ chức của nhà sách mới được thay đổi khi loại bỏ một số đơn vị kinh doanh của công ty và một chức danh là giám đốc bán hàng toàn quốc.

Qua sơ đồ trên ta thấy được rằng nhà sách Phương Nam thuộc công ty cổ phần văn hóa Phương Nam ở nhà sách sẽ giữ vai trò là bán các mặt hàng của các công ty con của công ty cổ phần văn hóa Phương Nam và bán một số sản phẩm của công ty khác tức giữ chức năng phân phối sản phẩm.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Nhà Sách Phương Nam Nha Trang 2.1.3.1. Cơ cấú tổ chức Nhà Sách Phương Nam Nha Trang như sau 2.1.3.1. Cơ cấú tổ chức Nhà Sách Phương Nam Nha Trang như sau

Cơ cấu của nhà sách Phương Nam mới đây được thay đổi cho chức của hàng trưởng kiêm cả chức giám đốc chi nhánh.

3

8

Sơ đồ 2.2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÀ SÁCH PHƯƠNG NAM NHA TRANG

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH/CỬA HÀNG TRƯỞNG NVBH TỔNG HỢP NV THÔNG TIN NV THU NGÂN NV HC-NS- THỦ QUỸ NHÂN VIÊN TẠP VỤ KẾ TOÁN VIÊN NV THU NGÂN TRƯỞNG CA BC NVBH SÁCH NHÂN VIÊN BẢO VỆ TỔ TRƯỞNG NGÀNH HÀNG SÁCH TỔ TRƯỞNG NGÀNH HÀNG TỔNG HỢP KẾ TOÁN TRƯỞNG TRƯỞNG CA NS TỔ TRƯỞNG BẢO VỆ QUẢN LÝ BOOKCAFE NV TẠP VỤ NV PHA CHẾ NV PHỤC VỤ

2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong nhà sách: Cửa hàng trưởng Cửa hàng trưởng

- Quản lý hiệu quả và tổ chức tốt hoạt động kinh doanh của nhà sách.

- Trực tiếp quản lý và điều hành toàn bộ các hoạt động kinh doanh tại cửa hàng theo mục tiêu kế hoạch của Tổng công ty.

- Phối hợp với bộ phận Marketing của chi nhánh và Công ty triển khai các chương trình khuyến mãi, các hoạt động hỗ trợ bán hàng nhằm tăng hiệu quả bán hàng cho đơn vị.

- Thực hiện phân tích, đánh giá nhu cầu Khách hàng, đưa ra cái nhìn chung về các biến động theo mùa vụ để có kế hoạch đặc hàng và bán hàng phù hợp.

- Trực tiếp giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng vượt quá thẩm quyền của trưởng ca.

- Thực hiện các báo cáo kinh doanh định kỳ hoặc các báo cáo khác theo yêu cầu của chi nhánh hoặc công ty.

Trưởng ca

- Quản lý hiệu quả và tổ chức tốt hoạt động kinh doanh của Nhà sách trong ca bán hàng được phân công.

- Chịu trách nhiệm về ngành hàng được phân công, tổ chức nhân sự và hàng hóa tại cửa hàng trong ca.

- Hổ trợ cửa hàng trưởng tổ chức các chương trình bán hàng lưu động hoặc chương trình bán hàng mùa vụ tại Nhà sách theo kế hoạch đã duyệt.

- Theo dõi hàng bán chạy và kiểm soát hàng tồn của các quầy, kiểm soát và duyệt phiếu đề nghị đặt hàng của quầy.

- Thực hiện phân tích, đánh giá nhu cầu của khách, đua ra nhìn nhận chung về các biến động theo mùa vụ để có kế hoạch đặt hàng, trưng bày hợp lý.

- Giám sát việc thực hiện và đề xuất các phương án khả thi để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm của nhà sách: doanh thu, trị giá hàng tồn kho, tỷ lệ thất thoát hàng hóa…

- Quản lý nhân sự tại Nhà sách. Giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự: lịch làm việc, chấm công, đánh giá, phân công công việc, đào tạo nhân viên…

- Kiểm soát lưu trữ hồ sơ, chứng từ của các quầy đảm bảo lưu trữ đầy đủ và khoa học.

Bán hàng

- Luôn hướng đến mục tiêu chung: sự hài lòng của khách hàng và bán được nhiều hàng.

- Chịu trách nhiệm về quầy hàng được phân công . Bán hàng và tư vấn cho Khách hàng khi có nhu cầu.

- Theo dõi hàng bán chạy, kiểm soát hàng tồn của quầy, chịu trách nhiệm đặt hàng, không để xảy ra trường hợp thiếu hàng. đồng thời thường xuyên vệ sinh hàng hóa, quầy kệ.

- Thường xuyên cập nhập thông tin về hàng mới và giới thiệu hàng hóa của quầy và/hoặc của cửa hàng đến với Khách hàng.

Bảo vệ

- Bảo vệ an toàn hàng hóa, tài sản của Khách hàng, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trong ca.

- Bảo vệ an toàn cho xe của Khách hàng và xe của NV chi nhánh gửi trong bãi xe của Nhà sách, tạo thuận lợi cho Khách hàng đến mua hàng.

- Giám sát lượng khách ra vào, hướng dẫn khách gửi hành lý, vật dụng đúng nơi quy định. Quản lý tủ gửi đồ của Khách hàng.

- Phối hợp với các nhân viên trong nhà sách thực hiện niêm phong, đóng cửa nhà sách hàng ngày.

Thu ngân

- Xử lý các hóa đơn thanh toán của khách nhanh, chính xác và khoa học. - Thu tiền đầy đủ, đúng và quản lý chặt chẽ tiền bán hàng của Nhà sách. - Theo dõi doanh thu thừa thiếu hàng ngày. Lập báo cáo thừa thiếu thu ngân.

Tạp vụ

- Làm vệ sinh sạch sẽ cho khu vực bên trong, xung quanh và mặt tiền của Nhà sách. Luôn đảm bảo cửa kính bóng sạch.

- Làm vệ sinh khu vực WC.

Bookcafe:

Quản lý

- Chịu trách nhiệm cao nhất về toàn bộ hoạt động của BC trước cấp trên về tài sản, nhân sự, tình hình hoạt động kinh doanh, tổ chức bán hàng, tổ chức các chương trình, sự kiện.

- Tổ chức, kiểm tra đảm bảo BookCafe (sàn, vách, bàn ghế, vật dụng, cây

Một phần của tài liệu Phân tích khả năng cạnh tranh của nhà sách phương nam nha trang (Trang 40 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)