Nghiên cứu so sánh hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam vớ

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. (Trang 26 - 29)

1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI

1.2.4. Nghiên cứu so sánh hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam vớ

Nam với văn học các nước khu vực văn hóa chữ Hán thời trung đại

Thời trung đại, Việt Nam nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán. cũng như các nước đồng văn như Triều Tiên/Hàn Quốc và Nhật Bản; Do đó, nghiên cứu văn học Việt Nam trong thế so sánh với văn học các nước này hoặc nghiên cứu nền văn học của Triều Tiên/Hàn Quốc và Nhật Bản thời trung đại cũng được các nhà nghiên cứu chú ý theo hướng so sánh. Ở đây, chúng tôi chỉ điểm qua các cơng trình nghiên cứu có đề cập tới hiện tượng song ngữ.

1. Đoàn Lê Giang với bài viết Thời trung đại trong văn học các nước khu vực

văn hóa chữ Hán đã có một cái nhìn khái quát về nền văn học của các nước Hàn

Quốc/ Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam thời trung đại từ đó chỉ ra những điểm chung và riêng của những nền văn học này. Đáng chú ý, về hiện tượng song ngữ

trong văn học trung đại, ông cũng khẳng định: “Trong các nước Đơng Á đều có hiện tượng song tồn hai thành phần văn học: thành phần viết bằng Hán văn và thành phần viết bằng ngôn ngữ dân tộc”. Sau đó, tác giả dẫn giải thêm “có thể kể thêm loại văn trung gian giữa hai loại trên, pha trộn giữa tiếng Hán và tiếng bản địa mà người Nhật gọi là Hồ Hán hỗn hào. Ở Việt Nam có lẽ cũng có hiện tượng đó, chẳng hạn như bài phú Cư trần lạc đạo của Trần Nhân Tông là một loại văn Việt Hán hỗn hào”. Như vậy, Đoàn Lê Giang cũng khẳng định trong văn học trung đại của Việt Nam và của các nước Đơng Á có hiện tượng song ngữ.

2. Theo cuốn Văn học sử Hàn Quốc của Ko Mi Sook, Jung Min và Jung Byung Sun (Jeon Hye Kyung và Lý Xuân Chung dịch) thì văn học trung đại Triều Tiên/ Hàn Quốc cũng tồn tại hiện tượng song ngữ tức là bao gồm cả văn học chữ Hán và văn học chữ Hàn. “Người Hàn Quốc thời trung đại cũng mượn chữ Hán dùng làm văn tự để ghi chép và sau đó mượn chữ Hán để ghi âm tiếng nước mình, tức chữ Y – Du” [134, tr.23]. Nhưng “ sự ra đời của tác phẩm Huấn dân chính âm của vua Sêjong (Thế Tông) đánh dấu sự ra đời của một hệ thống văn tự có thể ghi chép một cách đầy đủ tiếng Hàn tức là chữ Hangưl” [134, tr. 22]. Như vậy, ở Hàn Quốc thời trung đại có ba loại văn tự ghi chép đó là chữ Hán, chữ Y – Du và chữ Hàn (Hangưl). Theo nhóm tác giả này thì “văn học của Hàn Quốc có thể được chia ra thành văn học của tầng lớp trên, sáng tác bằng chữ Hán và của tầng lớp dưới bao gồm cả phụ nữ, sáng tác bằng chữ Hàn” [134, tr.24]. Lại thêm một nhận định nữa cho thấy sự bất bình đẳng của hiện tượng song ngữ trong văn học Triều Tiên/Hàn Quốc cũng như ở Việt Nam.

3. Trong cuốn Văn học cổ điển Hàn Quốc – Tiến trình và bản sắc, Phan Thị Thu Hiền đã trực tiếp đề cập tới hiện tượng song ngữ trong văn học Korea thời trung đại: “Tương tự các nước khác ở Đơng Á thuộc vùng văn hóa chữ Hán (văn hóa đồng văn) như Nhật Bản, Việt Nam, ngơn ngữ và văn chương thời trung đại ở Korea mang đặc điểm song ngữ. Đó là sự tồn tại song trùng của ngôn ngữ - văn tự Hán trong tư cách yếu tố ngoại nhập và ngôn ngữ - văn tự dân tộc (quốc ngữ) là yếu tố bản địa” [65, tr.33-34]. Ở cơng trình này nhà nghiên cứu cịn bàn nhiều đến những vấn đề liên quan đến hiện tượng song ngữ như đặc điểm và tiến trình phát triển của chữ Hán và văn học viết bằng chữ Hán cũng như đặc điểm và tiến trình phát triển của chữ Hàn và văn học viết bằng chữ Hàn trong văn học cổ điển Hàn Quốc. Luận án sẽ tiếp thu, kế thừa và phát triển những luận điểm này trong khi triển khai nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

4. Nguyễn Nam Trân trong cuốn Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản cho rằng: “Người Nhật biết đến tiếng Hán thông qua người Triều Tiên. Trước khi sáng tạo

ra chữ viết của riêng mình, văn học Nhật đã đạt những thành tựu rực rỡ với văn tự vay mượn [151, tr.16].

Cũng theo Nguyễn Nam Trân, tác phẩm đầu tiên của văn học Nhật Bản có nhan đề Kojiki (Cổ sự kí). Đây là tập hợp các truyền thuyết dân gian được bắt đầu biên soạn từ thế kỉ VII nhưng đến năm 712 mới hoàn thành. Lúc này, người Nhật chưa sáng tạo ra hệ thống chữ viết riêng nên viết hồn tồn bằng chữ Hán, nhưng có điều đặc biệt trong việc sử dụng chữ Hán ở tác phẩm này đó là sự pha trộn khi thì chữ Hán thuần túy, khi thì mượn chữ Hán như ngữ âm, khi thì mượn chữ Hán như ngữ nghĩa. Sự độc quyền của chữ Hán trong văn học Nhật Bản kết thúc bằng tập thơ Manyoshu (Vạn diệp tập) – đỉnh cao của thơ ca Nhật Bản, “xứng đáng được xếp vào những hợp tuyển thơ ca vĩ đại của thế giới” [151, tr.22].

5. Trong bài “Những đặc điểm của văn học Nhật Bản” của Shuichi Kato do Nguyễn Thị Khánh dịch thì việc dùng chữ Trung Quốc của người Nhật để viết ngôn ngữ của chính mình cũng sáng tạo ra một phương pháp đọc thơ và văn xuôi gốc Trung Quốc theo kiểu cách của Nhật. Bằng cách dùng những phương pháp dịch tiếng Trung Quốc, người Nhật có thể viết thơ và văn xi của chính mình bằng ngơn ngữ Trung Quốc. Đồng thời, từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX văn học Nhật bản cũng được viết bằng hai ngôn ngữ, Nhật Bản và Trung Quốc (hay ít ra là cách chuyển tiếng Trung Quốc thành tiếng Nhật Bản) và tình trạng văn học song ngữ này tồn tại cho đến cuộc Duy tân Minh Trị (tr.15).

Như vậy, qua việc điểm các cơng trình nghiên cứu của các tác giả Đoàn Lê Giang, Phan Thị Thu Hiền, Ko Mi Sook, Jung Min và Jung Byung Sun, Nguyễn Nam Trân và một số nhà nghiên cứu khác, chúng ta thấy rằng, những nghiên cứu so sánh giữa văn học trung đại Việt Nam với văn học các nước chịu ảnh hưởng của khu vực văn hóa chữ Hán cho thấy một số điểm tương đồng đó là sự tồn tại của hiện tượng song ngữ và hiện tượng song ngữ của văn học thời trung đại những nước này cũng như ở Việt Nam đều là song ngữ bất bình đẳng.

Những cơng trình nghiên cứu chun biệt về hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam chưa nhiều, có khi dừng lại trong giới hạn khảo sát hẹp ở một tác giả, một số cơng trình nghiên cứu khác có đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. Nhìn chung, các cơng trình, bài viết nghiên cứu về hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam đã mang đến những quan niệm, đánh giá tương đối phong phú, đa chiều. Về cơ bản, những vấn đề đã được triển khai đó là khái niệm về hiện tượng song ngữ, khẳng định về sự tồn tại và tiến trình phát triển của hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. Những nhận định đó mang ý nghĩa định hướng cho người viết trong quá trình triển khai đề tài để nhìn

nhận rõ hơn, hệ thống hơn, toàn diện hơn vấn đề được nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam vẫn còn là một vấn đề phức tạp, cần được nghiên cứu chuyên sâu hơn, từ khái niệm, cơ sở hình thành, đặc điểm, quá trình phát triển cũng như biểu hiện trên phương diện tác giả, thể loại và ngôn ngữ văn học. Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam cần được nghiên cứu một cách hệ thống và tồn diện hơn nữa. Và đây cũng chính là mục đích, nhiệm vụ chúng tơi đặt ra khi thực hiện luận án.

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w