2.4. HIỆN TƯỢNG SONG NGỮ CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
2.4.1. Hiện tượng song ngữ trong văn học Nhật Bản
Văn học Nhật Bản thời trung đại cũng có hai thành phần như văn học Việt Nam và Hàn Quốc, những nước cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán. Trong văn học Nhật Bản thời kỳ trung đại, ngoài thành phần văn học viết bằng ngôn ngữ vay mượn là chữ Hán cịn có thành phần văn học viết bằng bản ngữ là chữ Kana.
Thời trung đại trong lịch sử văn học Nhật Bản gồm hai thời kỳ: trung cổ và trung thế. Trong cả hai thời kỳ này, văn học chữ Hán được sáng tác bởi chủ yếu là tầng lớp quý tộc. Thời kỳ trung thế, tầng lớp Võ sĩ đạo (Samurai) có những đóng góp lớn với thể loại quân ký. Văn học chữ Hán ở Nhật Bản thời Heian trong các thế kỷ IX-XII chủ yếu là các sáng tác của giới quý tộc Heian với các bài ca Sabara và Kagura - uta ; truyện cổ tích và truyền thuyết dân gian trong Konjaku
Monogatari (Kim tích vật ngữ, khoảng năm 1120) và Kokon Chomonshū (Cổ kim trứ văn tập).
Văn học viết bằng chữ Hán để lại nhiều tác phẩm có giá trị như Hogen Monogatari (Bảo Nguyên vật ngữ), Heiji monogatari (Bình Trị vật ngữ)
và Heike monogatari. Lực lượng sáng tác chủ yếu của thành phần văn học này là tầng lớp Võ sĩ đạo (Samurai) và những người thuộc tầng lớp trên của xã hội.
Trong khi đó, thành phần văn học viết bằng tiếng Nhật, chữ Kana chủ yếu lại là các sáng tác văn học của các tầng lớp dưới và phụ nữ có đẳng cấp hạn hẹp. Những thành tựu của thành phần văn học này phải kể đến hợp tuyển Kokin Wakashū (Cổ kim Hòa ca tập, năm 905 hay 914 niên đại Engi) hay còn gọi là Kokinshū (Cổ kim tập); tiểu thuyết Taketori Monogatari (Trúc thủ vật ngữ, tức “chuyện ông già đốn trúc”),
Monogatari (Nguyên Thị vật ngữ, khoảng 1004-1011); nhật ký với Tosa Nikki (Thổ Tá
nhật ký, 935) và tùy bút với Makura no Soshi (Chẩm thảo tử, “sách gối đầu” 936 hay 1001?).
Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Nhật Bản cũng là song ngữ bất bình đẳng như trong văn học trung đại Việt Nam và Hàn Quốc. Chữ Hán là văn tự chính thức cịn chữ Nhật là Kana, loại chữ viết chỉ dành cho phụ nữ và những tầng lớp dưới. Chữ Hán chỉ dành cho tầng lớp quý tộc và tầng lớp Samurai. Vì vậy văn học Nhật Bản có thể được chia ra thành văn học của tầng lớp trên, sáng tác bằng chữ Hán và của tầng lớp dưới bao gồm cả phụ nữ, sáng tác bằng chữ Kana.