Tiền đề văn học

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. (Trang 39 - 42)

2.1. CƠ SỞ LỊCH SỬ XÃ HỘI, TƯ TƯỞN G VĂN HOÁ VĂN HỌC CỦA HIỆN

2.1.3. Tiền đề văn học

Tiền đề ngôn ngữ

Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam là sản phẩm của quá trình du nhập và sử dụng chữ Hán và quá trình hình thành và phát triển của chữ Nơm. Hai q trình này khơng xuất hiện cùng nhau nhưng đã gặp gỡ nhau từ thế kỷ XIII khi việc sử dụng chữ Nôm vào sáng tác văn học được sử sách ghi nhận. Dưới đây là khái lược hai quá trình này.

Quá trình du nhập và sử dụng chữ Hán

Quá trình này gắn với vai trị của Sĩ Nhiếp (làm Thái Thú Giao Chỉ vào khoảng 137–226) với tư cách là người đầu tiên tổ chức việc học ở Việt Nam. Tổ Sĩ Nhiếp là người gốc Hoa nhưng tị nạn sang Giao Châu, đến ơng là 6 đời, có thể xem Sĩ Nhiếp đã “Nam hóa”. Thời ơng làm Thái thú có nhiều trí thức, nho sĩ Trung Hoa sang lánh nạn, được ông dung nạp. Ông cùng họ mở trường dạy Thi, Thư, Lễ, Nhạc, tiến cử, sử dụng người hiền tài.

như Trương Trọng, Lí Cầm, Lí Tiến, Khương Cơng Phụ. Trong đó, Khương Cơng Phụ cịn có tài văn hay, bài Bạch Vân Chiếu xuân hải phú (Phú mây trắng chiếu bể xuân) được người đời Đường tôn làm kiệt tác. Cho đến trước thế kỉ XI, những người tiêu biểu cho văn hoá Việt Nam vẫn là các nhà sư.

Từ sau chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại năm 938 của Ngô Quyền, Việt Nam chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc hàng ngàn năm, bước vào kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập tự chủ. Nhà nước đã lấy chữ Hán văn ngơn làm ngơn ngữ chính thức trong giao tiếp hành chính, giáo dục, thi cử và đặc biệt là trong sáng tác văn chương. Di sản văn chương trước thời Lí - Trần cịn lại đến ngày nay rất ít ỏi. Nên có thể nói văn học trung đại Việt Nam bắt đầu thừ thời Lí – Trần. Văn chương viết bằng chữ Hán thời Lí – Trần chủ yếu là sáng tác của các nhà sư, vua, quan, tầng lớp quý tộc và các nhà nho. Từ thế kỷ XV trở về sau, xã hội phong kiến Vệt Nam tôn sùng Nho giáo. Tuy nhiên, cả ba học thuyết tư tưởng – tôn giáo là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo vẫn luôn ảnh hưởng tới đời sống tư tưởng, đời sống văn hóa nhất là trong văn chương. Văn học viết bằng chữ Hán không chỉ sử dụng ngơn ngữ, văn tự mà cịn chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết học – tôn giáo, văn hóa, thẩm mĩ, thi pháp và thi liệu văn học Trung Quốc.

Q trình hình thành, phát triển của chữ Nơm và sự xuất hiện của văn học viết bằng chữ Nôm

Trong bài viết “Việt Nam ta biết chữ Hán từ đời nào?” đăng trên Nam Phong tạp chí, Phạm Huy Hổ cho rằng chữ Nơm có từ đời các vua Hùng. Văn Đa cư sĩ Nguyễn Văn San lại cho rằng chữ Nơm có từ thời Sĩ Nhiếp cuối đời Đông Hán thế kỷ thứ 2. Nguyễn Văn Tố dựa vào hai chữ “bố cái” trong danh xưng “Bố Cái đại vương” do nhân dân Việt Nam suy tơn Phùng Hưng mà cho rằng chữ Nơm có từ thời Phùng Hưng thế kỷ thứ VIII. Ý kiến khác lại dựa vào chữ “cồ” trong quốc hiệu “Đại Cồ Việt” để cho rằng chữ Nơm có từ thời Đinh Tiên Hoàng. (Dẫn theo Nguyễn Tài Cẩn [19, tr.19- 20]).

Văn học viết Việt Nam ra đời trong thời kỳ phong kiến tự chủ. Những tác phẩm được biết đến đầu tiên của văn học viết lại viết bằng ngôn ngữ vay mượn nước ngồi (tiếng Hán và chữ Hán). Mặc dù có những giả thuyết khác nhau nhưng các học giả nghiên cứu về vấn đề này đều có chung một nhận định là nước Việt bước vào kỉ nguyên mới mà chưa có chữ viết để ghi âm tiếng Việt.

Đến thời nhà Trần thì chữ Nơm được sử dụng để sáng tác văn học. Việc sử dụng chữ Nôm vào sáng tác văn học có ý nghĩa rất lớn, nó khơng chỉ thể hiện ý thức và niềm tự hào của dân tộc lên cao mà cịn khẳng định sự phát triển của ngơn ngữ dân tộc trong việc thể hiện các giá trị tinh thần của người Việt trong đó có văn học viết bằng chữ Nơm. Đây cũng là điều kiện cần thiết để hình thành

hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. Do đó, nghiên cứu sự hình thành, vận động biến đổi và phát triển của hiện tượng song ngữ không thể khơng nghiên cứu q trình hình thành, vận động biến đổi và phát triển của chữ Nôm trong lịch sử tiếng Việt.

Những điểm tương đồng giữa chữ Hán và chữ Nơm có ảnh hưởng tới hiện tượng song ngữ

Theo Lã Nhâm Thìn, “tiếng Việt và tiếng Hán có sự gần gũi tương đồng ở ba phương diện cơ bản nhất: khơng biến hình, đơn âm và tuyến tính. Thêm vào đó là sự gần gũi về thanh điệu” [142, tr.22]. Như vậy, có thể thấy, ngơn ngữ cũng như văn tự của người Hán và người Việt có sự giao thoa với nhau ở bốn đặc điểm cơ bản. Đây đều là loại hình ngơn ngữ đơn lập khơng biến hình, đơn âm, có tính tuyến tính và có sự tương đồng nhất định về thanh điệu. Lã Nhâm Thìn cho rằng bốn yếu tố này là điều kiện cơ bản tạo nên hiện tượng thơ Nôm Đường luật. Ở mức độ khái quát cao hơn, chúng tôi cho rằng những sự tương đồng đó của ngơn ngữ/văn tự Hán – Việt góp phần tạo nên hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam.

Đặc điểm tiên quyết của tiếng Hán và tiếng Việt tác động đến hiện tượng song ngữ chính là đặc điểm khơng biết hình của hai loại ngơn ngữ/văn tự này. Trong cơng trình nghiên cứu Một số vấn đề về chữ Nôm, Nguyễn Tài Cẩn cho rằng: “Tiếng Triều Tiên, Nhật Bản là những ngơn ngữ có cơ cấu khác xa tiếng Hán. Đây là những ngơn ngữ chắp dính, từ có hình thái, trong từ có sự đối lập giữa căn tố, phụ tố rất rõ. Đây chính là tình hình khách quan đã bắt buộc chữ Triều Tiên và Nhật Bản phải sớm tạo ra một lối ghi chuẩn thống nhất theo hướng ngữ âm học cho các yếu tố làm công cụ ngữ pháp trong câu” [20, tr.16].

Những sự tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Hán về tiếng đơn âm, tính tuyến tính và thanh điệu cũng như cách đọc Hán Việt trong tiếng Việt là những yếu tố quan trọng trong việc hình thành hiện tượng sáng tác bằng song ngữ dưới góc độ ngơn ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. Điều này cũng góp phần lí giải vì sao văn học viết bằng chữ Hán lại trội hơn ở các thể loại văn học chức năng và văn xi tự sự trữ tình. Trong khi đó, văn học viết bằng chữ Nơm phát triển mạnh ở các thể loại văn học nội sinh. Các thể loại thơ Đường luật và phú phát triển mạnh cả về chữ Hán và chữ Nôm là các thể loại văn học được dân tộc hóa từ thể loại tiếp thu từ Trung Quốc.

Tiền đề thể loại

Việc lựa chọn chữ Hán văn ngơn làm ngơn ngữ chính thức trong giao tiếp hành chính, giáo dục, thi cử và sáng tác nghệ thuật dẫn đến việc chúng ta tiếp thu các thể loại văn học của người Trung Hoa. Trong các thể loại tiếp thu đó có các thể loại văn sử dụng trong giao tiếp hành chính như hịch, cáo, chiếu, biểu, sử kí, sớ, tấu,…; các thể loại văn chương nghệ thuật như thơ, phú, từ, truyện,…

Những thể loại văn học đã có sẵn từ Trung Quốc được ông cha ta tiếp thu một cách xuất sắc với nhiều tác phẩm viết bằng chữ Hán có giá trị ở hầu hết các thể loại. Bên cạnh đó, với sự phát triển ngày càng cao của ý thức dân tộc, nhiều thể loại văn học tiếp thu từ nước ngồi có những tác phẩm viết bằng tiếng Việt/chữ Nơm. Điều đó cho thấy, thể loại cũng là một tiền đề quan trọng góp phần tạo nên hiện tượng song ngữ trong văn

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w