2.4. HIỆN TƯỢNG SONG NGỮ CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
2.4.2. Hiện tượng song ngữ trong văn học Triều Tiên/Hàn Quốc
Bởi yếu tố lịch sử nên hiện nay Triều Tiên và Hàn Quốc là hai quốc gia khác nhau về thể chế chính trị trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, ở thời trung đại, Triều Tiên về cơ bản là một quốc gia thống nhất bên cạnh những giai đoạn bị phân chia thành ba nước là Bách Tế, Tân La và Cao Ly. Nhưng cái tên quốc tế được dùng phổ biến nhất là Korea. Do đó, ở phần này, chúng tơi gọi chung văn học Triều Tiên/ Hàn Quốc là văn học Korea. Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Korea xuất hiện muộn hơn nhiều so với văn học Nhật Bản và Việt Nam. Văn học trung đại Korea bao gồm văn học chữ Hán và văn học chữ Hàn. Riêng văn học chữ Korea lại gồm hai thành phần: văn học bằng chữ Ydu và văn học bằng chữ Hangul. Chữ Ydu là kiểu chữ mượn tiếng Hán để ghi âm tiếng Hàn còn chữ Hangul là chữ Hàn do người Korea sáng tạo ra (vào khoảng cuối tháng 12 năm 1443, hoặc tháng 1 năm 1444, ấn bản năm 1446, trong một tài liệu có tựa Huấn dân chính âm) với vai trị quan trọng của vua Sêjong (Thế Tông (1418 - 1450)). Như vậy, văn học trung đại Korea được sáng tác bằng ba loại văn tự là chữ Hán, chữ Ydu, chữ Hangul (chữ Hàn). Tuy nhiên, chữ Ydu lúc đầu được sử dụng trong phạm vi khá rộng nhưng sau đó chỉ được dùng trong các giấy tờ cơng và tư cịn “về mặt văn học mà nói, chữ Ydu chỉ xuất hiện trong các bài ca dân gian (hương ca) của Shilla và Koryo mà thơi, cịn các tác phẩm văn học bằng chữ Ydu hầu như khơng có”[134, tr.22]. Vì thế, văn học trung đại Korea, trong thực tế là nền văn học song ngữ với việc sử dụng cùng một lúc cả chữ Hán và chữ Hangul.
Hiện tượng song ngữ chỉ xuất hiện từ giai đoạn Trung kỳ trung đại trong văn học Korea. Giai đoạn này văn học chữ Hán rất phát triển nhất là văn học chức năng. Những tác phẩm sử học được viết bằng chữ Hán để ca tụng triều đại Lý và để củng cố lịng trung thành của sĩ dân đối với triều đình: Thái Tổ thực lục, Triều Tiên vương
triều thực lục, Xuân thu quán, Cao Ly sử… Văn học nghệ thuật viết bằng chữ Hán
Chính/ So Ko-jong biên tập hồn thành vào năm 1478.
Bên cạnh đó, văn học viết bằng chữ Hàn (Hangul) cũng đạt được những thành tựu rất đáng kể. Hai thể thơ dân tộc nội sinh là Sijo/ Thời điệu và Kasa/ Ca từ đều xuất hiện vào cuối giai đoạn Cao Ly/ Koryo (Sơ kỳ trung đại), nhưng phải đến giai đoạn Triều Tiên/ Choson (Trung kỳ trung đại) mới thực sự phát triển. Kasa (ca từ) có thể coi như một loại từ khúc của người Triều Tiên. Nhà thơ kasa nổi danh nhất giai đoạn này là Trịnh Triệt/ Chong Chol (1536-1593), tác giả của những bài kasa bất hủ: Quan Đông biệt khúc, Tư mỹ nhân khúc, Tục mỹ nhân khúc… Thể thơ tiêu biểu nhất cho tâm hồn dân tộc Triều Tiên là sijo/ thời điệu, với tên tuổi của các nhà thơ: Lý Hoảng/ Yo Hwang (1501-1570), Lý Nhĩ/ Yi I (1536-1584), Phác Nhân Lão/ Pak Il-lo (1561-1643), Thân Khâm/ Sin Hum (1566-1628), và nhất là nữ sĩ Hoàng Chân Y/ Hwang Chin Y(1506-1544) và nhà thơ Doãn Thiện Đạo/ Yun Son-do (1587-1671), hai thi sĩ đã đưa thể thơ này lên đến đỉnh cao.
Hiện tượng song ngữ trong văn học Korea hậu kỳ trung đại diễn ra khá sôi nổi. Văn học viết bằng ngôn ngữ bản địa với các thể thơ sijo/ thời điệu và kasa/ ca từ thay đổi theo hướng tăng cường tính hiện thực, thể hiện những rung cảm chân thực trong lịng người, nhất là về tình yêu, và cả những khát khao tính dục. Các nhà thơ tiêu biểu là: Kim Thiên Trạch/ Kim Chon-taek, Kim Thọ Trường/ Kim Su-jang và cả một số người xuất thân từ ca kỹ - những “Kỹ sinh” theo cách gọi Triều Tiên. Tiểu thuyết chữ Hán Hậu kỳ trung đại có những thay đổi quan trọng. Chịu ảnh hưởng của tư tưởng thực học (sirhak), tiểu thuyết chữ Hán tăng cường tính hiện thực, sử dụng loại Hán văn giản dị, hướng vào việc phê phán tính chất ăn bám của tầng lớp “Lưỡng ban”, tiêu biểu là Hứa Sinh truyện, Hổ Sất Lưỡng ban truyện, Mẫn Ông truyện của Phác Chi Nguyên/ Pak Chi-won. Tiểu thuyết viết bằng chữ Hangưl xuất hiện từ cuối thời Trung kỳ trung đại với tác phẩm đầu tiên là Hồng Cát Đồng truyện (Hong Kil-tong chon) của Hứa Quân/ Huh Gyun (1569-1618) và tác phẩm gây được tiếng vang lớn là tiểu thuyết thần tiên Cửu vân mộng của Kim Vạn Trùng/ Kim Man-jung (1637-1692). Tuy nhiên phải đến Hậu kỳ trung đại thì tiểu thuyết bằng tiếng Hàn mới thực sự nở rộ: Tường Hoa Hồng Liên truyện, Thẩm Thanh truyện, Ngọc lâu mộng, Thục Hương
truyện … Theo Đồn Lê Giang, “tác phẩm được u thích nhất là tiểu thuyết kỹ
nữ Xuân Hương truyện. Các truyện trên đều có chủ đề phê phán xã hội, phê phán sự kỳ thị giàu nghèo, sang hèn, ca ngợi tình yêu tự do. Văn học chữ Hàn Hậu kỳ trung đại của Korea chứng kiến sự lên ngơi của một thể loại văn học diễn xướng có tính chất đại chúng rõ nét là thể hát kể pansori, tức là “ca truyện” theo cách gọi của người Triều Tiên. Pansori là một loại truyện kể xen kẽ với thơ được ngâm kể kèm theo điệu bộ, tiêu biểu là các tác phẩm: Truyện nàng Xuân Hương (phỏng theo tiểu thuyết cùng
tên), Truyện nàng Shim Cheong, Truyện Heung Boo v.v” [54, tr.90].
Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Korea cũng là song ngữ bất bình đẳng. Chữ Hán là văn tự chính thức cịn chữ Hàn là Am - gưl (chữ phụ), chữ Hán là “chân thư” còn chữ Hàn là “ngạn văn” (chữ viết trong dân gian). “Chữ Hàn được sử dụng nhiều trong tiểu thuyết, ca từ, thư từ, nhật ký, tức những thứ được coi là giá trị thấp và khơng chính thức. Vì vậy, văn học Korea có thể được chia ra thành văn học của tầng lớp trên, sáng tác bằng chữ Hán và của tầng lớp dưới bao gồm cả phụ nữ, sáng tác bằng chữ Hàn” [134, tr. 24] .
Theo Phan Thị Thu Hiền thì “song trùng ngơn ngữ - văn tự tác động nhiều mặt đến tiến trình cũng như bản sắc của một nền văn học” [65, tr.51] trong đó có văn học Korea.
Trong phần lớn thời trung đại Korea, khi các nhà văn lớn sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Hàn thì thường tác phẩm viết bằng chữ Hán chủ yếu gắn với những thể loại, đề tài, cảm hứng từ thơ ca cổ điển Trung Quốc, thường nói về những vấn đề quốc gia, dân tộc, nói chí, chở đạo. Trong khi đó, văn học chữ Hàn thường gắn với các thể loại, đề tài, cảm hứng từ văn học dân gian, thể hiện phương diện xúc cảm, cá nhân, bình dị, thường nhật.
Quan hệ giữa thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Hàn ban đầu ưu thế nghiêng tuyệt đối về chữ Hán. Về sau có sự giao thoa hơn và ngày càng chuyển hóa đảo ngược thành vai trị thống lĩnh của văn học viết bằng ngôn ngữ bản địa.