ĐẶC ĐIỂM CỦA LOẠI HÌNH TÁC GIẢ SONG NGỮ

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. (Trang 82 - 85)

Loại hình tác giả song ngữ với xuất thân nho học và khoa bảng

Một điều dễ nhận thấy là hầu hết các tác giả sáng tác bằng song ngữ đều xuất thân trong gia đình có truyền thống nho học, khoa bảng, có truyền thống thi thư. Bản thân họ là các nhà nho, được đào tạo một cách bài bản trong nhà trường phong kiến, nhiều người đỗ đạt cao và làm quan trong triều như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du và Nguyễn Khuyến.

Trong số này, tiêu biểu có thể kể đến Nguyễn Trãi từng đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) và làm đến chức Nhập nội hành khiển. Ông cũng xuất thân trong gia đình có truyền thống u nước và truyền thống văn học. Cụ tổ nhiều đời là Nguyễn Bặc là một danh tướng dưới triều Đinh Tiên Hoàng; Một người khác trong dòng tộc là Nguyễn Thuyên, người khởi xướng phong trào sáng tác thơ ca bằng quốc âm (chữ Nơm); Ơng ngoại Nguyễn Trãi là Đại tư đồ Trần Nguyên Đán cũng là thi sĩ nổi tiếng cuối triều Trần.

Nguyễn Bỉnh Khiêm từng thi đỗ Trạng nguyên và làm quan đến tước Trình quốc cơng. Ơng chịu ảnh hưởng nhiều từ bên ngoại đặc biệt là về lí học. Ơng ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Tiến sĩ Nhữ Văn Lan và mẹ ông là Nhữ Thị Thục là những người giỏi lí học đương thời.

Nguyễn Du làm quan đến chức Hữu tham tri bộ Lễ, có cha là Nguyễn Nghiễm và anh cả là Nguyễn Khản đều từng là Tể tướng trong triều. Gia tộc của Nguyễn Du – họ Nguyễn là Tiên Điền nổi tiếng là gia tộc có truyến thống khoa bảng và truyền thống văn học.

Nguyễn Khuyến được học hành bài bản trong nhà trường phong kiến, thi đỗ Tam nguyên và cũng làm nhiều chức quan to trong triều,…

Loại hình tác giả song ngữ gắn với bối cảnh lịch sử, xã

hội buổi giao thời

Nhiều tác giả sáng tác bằng song ngữ đều sống và hoạt động trong giai đoạn giao thời của các triều đại; Giai đoạn kiến tạo, xây dựng và phát triển đất nước hoặc triều đại phong kiến sau những năm chống ngoại xâm hoặc nội loạn và ngược lại.

Nguyễn Trãi (1380 – 1442), là nhân chứng của việc Hồ Q Ly thốn ngơi, người trải qua hai mươi năm dưới ách thống trị của giặc Minh, cũng là một trong những người kiến tạo nền thái bình sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là người chứng kiến cảnh tranh giành quyền lực trong tông thất nhà Hậu Lê. Hết vua quỷ Lê Uy Mục bạo ngược lại đến vua lợn Lê Tương Dực dâm bôn. Và sau khi Thái Tổ Mạc Đăng Dung phế bỏ nhà Lê lập ra nhà Mạc, ông đã ra làm quan với nhà Mạc.

Trong số các tác giả sáng tác bằng song ngữ, Nguyễn Du (1766 – 1820) có lẽ là người chứng kiến sự thay tên đổi chủ của giang sơn, đất nước một cách ghê gớm nhất. Phong trào Tây Sơn đã quét sạch tập đoàn Lê, Trịnh nhưng Tây Sơn cũng nhanh chóng sụp đổ để nhường chỗ cho nhà Nguyễn.

Trong khi đó, Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) lại là nhân chứng của một triều đại phong kiến đang đi vào con đường sụp đổ, nước ta rơi vào tay giặc Pháp xâm lược ở những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Khi ấy nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Đấy là một xã hội chưa định hình; chế độ phong kiến đang lụi tàn dần cịn xã hội tư bản thì cũng chưa rõ rạng. Một buổi giao thời với những giá trị truyền thống đang lùi vào dĩ vãng thay vào đó là những giá trị mới đến theo những kẻ xâm lược mà chưa được chấp nhận trong ngày một ngày hai. Và đó cũng là nguồn cơn của thơ trào phúng Nguyễn Khuyến.

Loại hình tác giả song ngữ gắn với kiểu nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật

Các tác giả song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam đều có một chặng đường học hành, đỗ đạt và ra làm quan để thi hành lý tưởng tu thân – tề gia – trị quốc – bình thiên hạ, lý tưởng kinh bang tế thế, trí quân trạch dân của một nhà Nho hành đạo. Đồng thời, trong cuộc đời họ cũng có những khoảng thời gian gắn bó sâu sắc với nhân dân của một nhà Nho có tư tưởng thân dân, một nhà Nho ẩn dật sống gần những con người bình thường, lam lũ.

Một người anh hùng dân tộc rong ruổi khắp đất nước đánh giặc, một vị quan thanh liêm, cần mẫn vì sự nghiệp lo cho dân cho nước như Nguyễn Trãi cũng có khoảng thời gian ẩn dật ở Côn Sơn khi không được thời để thực hiện ước mơ, lý tưởng.

Một Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm đi đánh dẹp khắp nơi để mang thái bình đến mn dân và cũng chính con người ấy khi dâng sớ xin chém mười tám lộng thần không được chấp nhận đành cáo quan về quê sống cuộc đời ẩn dật, dạy học, làm thơ mà người đời thường biết tới những cái tên như Bạch Vân cư sĩ hay Tuyết Giang phu tử.

Nguyễn Du lại có gần hai mươi năm bơn tẩu khắp trong Nam ngoài Bắc trước khi ra làm quan với nhà Nguyễn. Nguyễn Khuyến đỗ đạt cao, được người đời gọi là Tam nguyên Yên Đổ cũng có hơn mười năm làm quan và khó khăn lắm trong quyết định cáo quan về ở ẩn khi đang ở đỉnh cao danh vọng.

Với Nguyễn Khuyến, cái đáng chú ý không phải là làm quan mà là từ quan. Ơng có một khoảng thời gian rất lâu (khoảng hai mươi lăm năm) sống ở nơng thơn và gắn bó với người nơng dân. Điều này, tác động đến việc lựa chọn sáng tác song ngữ Hán – Nơm của loại hình tác giả này.

Loại hình tác giả song ngữ với tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của nho gia

Về tư tưởng, quan niệm nghệ thuật của các tác giả sáng tác bằng song ngữ

trong văn học Việt Nam thời trung đại, trước hết là tư tưởng và quan niệm nghệ thuật của Nho gia. Dẫu rằng Nho – Phật – Đạo là các học thuyết tư tưởng và tôn giáo chi phối mạnh mẽ đời sống xã hội và đời sống văn học nhưng Nho giáo mới chính là học thuyết ăn sâu bén rễ lâu nhất và có ảnh hưởng lớn nhất. Ta thấy, trong giai đoạn đầu của văn học từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, hệ tư tưởng Phật giáo là ý thức hệ của giai cấp phong kiến và chi phối các sáng tác văn học. Giai đoạn này xuất hiện một vài cái tên sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm như Hàn Thuyên, Trần Nhân Tông, Huyền Quang Lý Đạo Tái,… Nhưng sau đó Phật giáo khơng cịn ảnh hưởng nhiều như giai đoạn này nữa, thay vào đó là Nho giáo. Nho giáo trở thành độc tôn trong một thời gian rất dài hàng mấy thế kỷ.

Nho giáo ảnh hưởng đến nước ta chủ yếu là Tống Nho. Các nhà nho đời Tống đã khái quát nên những quan niệm về văn chương mà nó theo mãi trong đời sống văn học của người Việt. Quan niệm “Văn dĩ tải đạo”, “Văn dĩ qn đạo”, “Thi dĩ ngơn chí” trở thành những luận đề trong sáng tác văn học, là mục đích của việc sáng tác văn chương và cũng là đề tài của kiểu tác giả nhà nho. Họ sáng tác bằng chữ Hán, các tác phẩm viết bằng chữ Hán mới là tác phẩm văn chương đích thực, cịn những sáng tác bằng chữ Nơm khơng phải là văn chương đích thực hoặc văn chương tầm thường

chỉ mang tính chất giải trí, mua vui. Nhà nho quan niệm văn chương phải chở đạo, nói chí, phải viết về thánh nhân, quân tử mới là văn chương cao cả, tao nhã còn văn chương viết về những chuyện nhỏ nhặt, vụn vặt (tiểu thuyết), văn chương viết về phong tình, nhục cảm là văn chương thấp hèn, tầm thường. Do đó, văn học chữ Hán được chú ý, coi trọng, ngược lại sáng tác văn học bằng chữ Nôm khơng được coi trọng. Thậm chí, dưới những triều đại của những vị vua anh minh, tiến bộ như Lê Thánh Tơng, sáng tác chữ Nơm được khuyến khích nhưng cũng chỉ để ngâm vịnh. Cho nên “Hồng Đức quốc âm thi tập” của Lê Thánh Tông và các tác giả thời Hồng Đức không được người đời và các học giả đánh giá cao. Hay dưới triều đại Tây Sơn của Quang Trung Nguyễn Huệ, chữ Nôm đã đứng trước cơ hội trở thành ngơn ngữ chính thức trong hành chính và trong xã hội mà một vị cận thần của nhà vua như Ngơ Thì Nhậm lại khơng có một cơng trình nghệ thuật nào sáng tác bằng ngôn ngữ dân tộc – chữ Nôm. Rõ ràng, tư tưởng, quan niệm văn chương Nho giáo chính là nguồn gốc sâu xa của hiện tượng sáng tác bằng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam.

Như vậy, loại hình tác giả song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam là kiểu tác giả sáng tác bằng hai ngôn ngữ khác nhau là chữ Hán và chữ Nôm trong sự nghiệp sáng tác của mình. Việc xác định tác giả đó có phải là tác giả song ngữ tiêu biểu hay khơng khơng hồn toàn phụ thuộc vào số lượng đơn vị tác phẩm của hai thành phần ngôn ngữ sáng tác có nhiều và ngang bằng nhau hay khơng mà phụ thuộc vào giá trị tư tưởng, nội dung và nghệ thuật của hai thành phần sáng tác ấy. Cùng với đó, các đặc điểm về nguồn gốc, xuất thân; về thời đại; về cuộc đời hoạt động và về tư tưởng, quan niệm văn chương của các tác giả này phải nổi bật. Thực tế, văn học trung đại Việt Nam đã cho thấy rõ điều đó (xem Phụ lục 1).

Một phần của tài liệu Hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w