SỐ LƯỢNG KHẢO SAT SÁNG TÁC CHỮ HÁN SÁNG TÁC CHỮ NÔM Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Thơ Đường luật 246 246 98,8 0 0
2 Thơ cổ thể 03 03 1,2 0 0
3 Thơ lục bát 01 0 0 01 100
4 Thơ song thất lục bát 01 0 0 01 100
5 Văn tế 01 0 0 01 100
6 Truyện thơ 01 0 0 01 100
Các sáng tác bằng chữ Hán là thơ, trong đó, đáng lưu ý thơ cổ thể chỉ có ba bài là Long thành cầm giả ca, Thái Bình mại ca giả và Sở kiến hành. Thơ Đường luật chiếm hầu hết thơ chữ Hán với 246/249 bài. Trong số này, đáng chú ý có những đề tài ơng viết liên tục nhiều bài thơ như: Thương Ngô trúc chi ca (11 bài), Mộng đắc thái
liên (5 bài), Tạp ngâm (4 bài), Biệt Nguyễn đại lang (3 bài),…
Các sáng tác bằng chữ Nôm số lượng đơn vị tác phẩm tuy không nhiều nhưng dung lượng rất lớn (3584 câu). Bao gồm các thể loại truyện thơ với Truyện
Kiều (3254 câu chiếm 90,7 %), văn tế với Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ (98 câu
chiếm 2,7 %), thơ lục bát với Thác lời trai phường nón (48 câu chiếm 1,5 %), thơ song thất lục bát với Văn tế thập loại chúng sinh (184 câu chiếm 5,1 %).
Nói đến hiện tượng song ngữ trong Truyện Kiều tức là nói đến yếu tố Hán và yếu tố Nôm về ngôn ngữ ở tác phẩm này. Chúng ta đều biết rằng, Truyện Kiều là một tác phẩm văn chương có sự kết hợp hài hịa ngơn ngữ bác học và ngơn ngữ bình dân. Ngơn ngữ bác học là yếu tố Hán với việc sử dụng chữ Hán, điển cố và thi liệu Hán học đạt đến độ thuần thục và điêu luyện. Yếu tố Hán làm cho tác phẩm của Nguyễn Du trở nên diễm lệ, trang trọng và tao nhã. Trong khi đó, ngơn ngữ bình dân là yếu tố Nôm mà với từ Việt, khẩu ngữ, thành ngữ, tục ngữ và ca dao. Việc sử dụng với số lượng nhiều và sáng tạo thi liệu của văn học dân gian làm cho Truyện Kiều trở thành một tác phẩm vừa dung dị, mộc mạc gần với tâm hồn của quảng đại quần chúng nhân dân (xem Phụ lục 10 và Phụ lục 11).
Hiện tượng song ngữ trong sáng tác của Nguyễn Du còn đáng chú ý ở thể loại văn tế. Văn tế là một thể loại văn học chức năng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tôi thấy rằng thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam chủ yếu được viết bằng chữ Nơm. Có lẽ vì thể loại này ban đầu được sử dụng để khóc người chết mà người Việt khơng thể khóc bằng tiếng Hán được nên phải viết bằng chữ Nôm. Vả lại từ Việt thường mang sắc thái biểu cảm, gần gũi, thân mật hơn
so với từ Hán Việt. Thứ hai, khi văn tế khơng dùng cho mục đích khóc người chết mà để khóc người sống thì nó lại mang tính chất trào lộng thì lại vẫn viết bằng chữ Nơm.
Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh) là bài văn tế được dùng để tế cô
hồn trong lễ Vu Lan cùng với Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ dài 98 câu. Điều này chúng tỏ, với một tài năng lớn, un bác như Nguyễn Du chữ Nơm vẫn có thể đi vào địa hạt của văn học chức năng một cách xuất sắc và tài tình đến thế.
Có thể nói, Nguyễn Du có đóng góp rất quan trọng đối với hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam. Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã khẳng định tài năng của một bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ, dùng chữ Nơm để tự sự và trữ tình. Ơng cũng khẳng định được tài năng văn chương viết bằng ngôn ngữ dân tộc được thể hiện rất thành công ở một thể loại văn học chức năng đó là văn tế. Nguyễn Du chính là người đưa hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam phát triển đến đỉnh cao.
3.2.4. Cao Bá Quát
3.2.4.1. Những yếu tố về thời đại, gia đình, cuộc đời và con người có ảnh hưởng tới sáng tác bằng song ngữ
Về thời đại, Cao Bá Quát sinh ra và lớn lên trong buổi triều đình nhà Nguyễn
đã đi vào giai đoạn ổn định và phát triển. Triều đình nhà Nguyễn với tư cách là triều đại thay thế nhà Nguyễn Tây Sơn đã thi hành nhiều chính sách đi ngược lại với những thành tựu được triều đại Tây Sơn đặc biệt là hoàng đế Quang Trung gây dựng. Trong đó, việc coi trọng chữ Hán và xem nhẹ chữ Nơm có lẽ là một tác nhân ảnh hưởng đến văn học đương thời trong đó có sáng tác của Cao Bá Qt. Đây có thể là ngun nhân chính của việc lựa chọn chữ Hán trong hầu hết các sáng tác của Chu Thần tiên sinh.
Về gia đình, Cao Bá Quát (1809 – 1855), tên chữ là Chu Thần, hiệu là Cúc
Đường và Mẫn Hiên, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay là huyện Gia Lâm, Hà Nội). Ơng xuất thân trong một gia đình có truyền thống về nghề y nhưng khơng đỗ đạt gì. Nhưng thân phụ là Cao Bá Tham muốn các con của mình sau này sẽ là những bậc hiền thần, nên đã đặt tên cho hai người con sinh đơi của mình là Cao Bá Đạt và Cao Bá Quát. Bản thân ông là một người nổi tiếng thông minh, văn hay chữ tốt từ lúc nhỏ. Việc được học hành bài bản lại văn hay chữ tốt có tác động đến việc lựa chọn chữ Hán là văn tự sáng tác chủ yếu trong sự nghiệp văn chương của ông.
Về cuộc đời, con người, Cao Bá Quát, ngay từ ngày cịn nhỏ đã nổi tiếng thơng
Theo Nguyễn Lộc, “những năm đeo đẳng việc thi cử, Cao Bá Quát sống thiếu thốn, chật vật. Bài Tài tử đa cùng phú phản ánh khá rõ quãng đời này của tác giả”[100, tr.552]. Bài phú chính là thành cơng lớn nhất của tài năng văn chương Cao Bá Quát, về khả năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc, được ghi bằng chữ Nôm. Cuộc sống long đong kéo dài suốt nhiều nhiều năm, ơng có dịp gần gũi, cảm và thấu hiểu với cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, với văn chương bình dân viết bằng ngơn ngữ dân tộc. Đây có lẽ cũng là nguồn cảm hứng để ơng sáng tác những bài hát nói. Số lượng các sáng tác bằng chữ Nôm của Cao Bá Quát không nhiều nhưng chỉ với thể hát nói và bài phú Tài tử đa cùng cũng có thể xếp Cao Bá Quát với tư cách là một trong những tác giả song ngữ tiêu biểu trong văn học trung đại Việt Nam.
Tư tưởng, quan niệm văn chương nghệ thuật của Cao Bá Quát được thể hiện
trực tiếp bằng cách nghị luận về các tác phẩm văn chương. Đôi khi lại được ông thể hiện một cách dán tiếp thơng qua việc xây dựng những hình tượng nghệ thuật. Liên quan đến vấn đề song ngữ là những lời bàn của ông về mối quan hệ giữa văn chương và quốc ngữ (chữ Nôm). Trong “Đệ bát tài tử Hoa tiên ký diễn âm hậu tự”, quan điểm của Cao Bá Quát thực rõ ràng về quốc ngữ. Ơng viết: “Sống ở đất này, có thể bỏ được tiếng quốc ngữ khơng? Khơng bỏ được. Đọc sách quốc ngữ, có thể bỏ được Truyện
Hoa tiên và Kim Vân Kiều khơng? Khơng bỏ được. Ơi, người xưa đã đem tâm chí
đúc chuốt thành lời hay ý đẹp, cốt để chắp lòng nối cánh cho văn chương của ta, mà lại coi thường được sao?” [95, tr.1684].
Một mặt ông thận trọng suy nghĩ: “Than ôi, lấy quốc ngữ làm văn chương thì ta chưa dám, nhưng lấy văn chương mà coi quốc ngữ thì ta có phần tán thành” [124, tr.1684]. Nhưng mặt khác ông đã thấy quá trình văn Nơm phát triển: “Nước ta từ sau Hàn Thuyên, các tác gia mọc lên như rừng: Ơn Như Hầu làm thơ cổ khn mẫu ngang với Thiếu Lăng; Bằng quận công đặt điệu cung từ, giong ruỗi không nhường Hán Nguỵ; đến như văn hay của truyện khúc nay ta đã được thấy Hoa Tiên và Kim Vân Kiều. Như vậy chỉ coi quốc ngữ là quốc ngữ thì hai cuốn truyện này khơng có
cũng được, nhưng nếu phải cần tiến lên, tìm cách làm cho rõ thế nào là văn chương của ta, thì các bạn cùng yêu văn với ta nghĩ sao đây?” [124, tr.1685] thì có vẻ như ơng cịn lưỡng lự. Thế nghĩa là lấy văn chương mà đánh giá quốc ngữ thì ơng có phần tán thành, bởi vì đã có Hoa Tiên và Kim Vân Kiều làm chứng. Nhưng lấy quốc ngữ làm văn chương thì ơng vẫn cẩn trọng. Vả chăng sáng tác văn chương bằng quốc ngữ đối với Cao là khó, là “chưa dám chăng?”
Có thể khẳng định rằng, mặc dù “chưa dám” viết văn chương chữ Nôm đã hạn chế sáng tác chữ Nôm của nhà thơ, song quan niệm thích tự do, trọng cá tính sáng tạo là nhân tố cơ bản làm nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của thơ Cao Bá Quát. Nhìn
chung, quan niệm văn chương của Cao Bá Quát về cơ bản là quan niệm văn học nho gia.
3.2.4.2. Đóng góp của Cao Bá Quát đối với hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam
Sáng tác văn chương của Cao Bá Quát bị thất lạc nhiều, hiện còn khoảng 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi , gồm 11 bài viết theo thể ký hoặc luận văn và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ . Trong số này về chữ Nơm , có 16 bài hát nói , 14 bài thơ Đường luật và bài phú Tài tử đa cùng (Bậc tài tử lắm cảnh khốn cùng). Về chữ Hán , khối lượng thơ nhiều hơn, được tập hợp trong các tập: Cao Bá Quát thi tập; Cao Chu Thần di thảo; Cao Chu Thần thi tập; Mẫn Hiên thi tập.
Dưới đây là Bảng 3.4 về thống kê số lượng tác phẩm theo thể loại cả sáng tác chữ Hán và chữ Nôm của Cao Bá Quát (nguồn Cao Bá Quát toàn tập, tập 1 và