3.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÁC GIẢ SONG NGỮ TIÊU BIỂU TRONG VĂN HỌC
3.2.2. Nguyễn Bỉnh Khiêm
3.2.2.1. Những yếu tố về thời đại, gia đình, cuộc đời và con người có ảnh hưởng tới sáng tác bằng song ngữ
Về thời đại, Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là người chứng kiến cảnh
tranh giành quyền lực trong tông thất nhà Hậu Lê. Hết vua quỷ Lê Uy Mục bạo ngược lại đến vua lợn Lê Tương Dực dâm bơn. Trước khi ra ứng thí và làm quan dưới triều Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sống ẩn cư một thời gian mấy mươi năm. Đến năm 44 tuổi, sau khi Thái Tổ Mạc Đăng Dung phế bỏ nhà Lê lập ra nhà Mạc, ơng đã ra ứng thí, thi đỗ trạng ngun và làm quan với nhà Mạc. Ông cũng là nhân chứng của một giai đoạn lịch sử đầy hỗn loạn, chiến tranh chết chóc với các sự kiện tiêu biểu như Nguyễn Hồng cát cứ Đàng trong, nhà Lê trung hưng, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng rồi thời đại của vua Lê chúa Trịnh. Điều thú vị là ơng cũng chính là người góp phần kiến tạo nên những sự kiện đó với tài tiên tri của mình. Như vậy, có thể thấy rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng xuất hiện trên chính trường và văn đàn trong bối cảnh giao thời giữa hai triều đại Hậu Lê và nhà Mạc. Yếu tố giao thời ấy là đặc trưng về thời đại xuất hiện tác giả song ngữ tiêu biểu sẽ được chúng tơi trình bày trong phần Đặc điểm loại hình tác giả song ngữ.
Về gia đình, Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất thân là một nhà nho, gia đình có nhiều
người đỗ đạt cao và làm quan to trong triều. Cha của ông là Nguyễn Văn Định, một người nổi tiếng hay chữ nhưng chưa hiển đạt trên con đường khoa cử. Mẹ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là bà Nhữ Thị Thục. Bà là con gái của Nhữ Văn Lan, tiến sĩ triều Lê Thánh Tông. Bà là người phụ nữ có bản lĩnh khác thường, học rộng biết nhiều lại giỏi tướng số và lí học. Bản thân Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi thi đỗ Tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (tức trạng nguyên) khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ơng được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Cơng mà dân gian quen gọi ơng là Trạng Trình. Với truyền thống khoa bảng của gia đình, bản thân
lại là người được học hành bài bản và đỗ đạt cao, những yếu tố về xuất thân đó đã ảnh hưởng đến việc sáng tác bằng song ngữ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Về cuộc đời, con người, trước khi ra ứng thí và làm quan dưới triều Mạc,
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sống ẩn cư một thời gian mấy mươi năm cùng bạn bè đọc sách, ngâm thơ. Sau khi đỗ đạt, ra làm quan, được thời “xuất thế” Nguyễn Bỉnh Khiêm từng đem quân đi đánh dẹp khắp nơi để mang thái bình đến mn dân như một nhà nho hành đạo. Nhưng khi mất thời “xử thế” ông dâng sớ xin chém mười tám lộng thần, không được chấp nhận ông đã cáo quan về quê dạy học, làm thơ, trở thành một nhà nho ẩn dật với biệt hiệu Bạch Vân cư sĩ, học trị tơn xưng là Tuyết Giang phu tử. Thời kì dùi mài kinh sử trước khi đi thi, ra làm quan với nhà Mạc, hay khi cáo quan về ẩn cư tại quê nhà, Nguyễn Bỉnh Khiêm có điều kiện sống cuộc đời nơi thơn dã và gắn bó với người dân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc Bạch Vân cư sĩ sáng tác thơ bằng chữ Nơm và thơ Nơm của ơng vừa bình dị vừa triết lí sâu sắc.
Về tư tưởng, quan niệm văn chương nghệ thuật, Nguyễn Bỉnh Khiêm là một
hiện tượng phức tạp khi trong tư tưởng của ông luôn có sự tồn tại của ba học thuyết tư tưởng và tôn giáo là Nho, Phật và Đạo. Quan niệm văn chương của ơng mang tính triết lí và giáo huấn cao. Đây là một điểm đáng chú ý trong sự thay đổi quan niệm về văn chương của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bởi từ trước đến nay, khi viết về những đề tài trang nghiêm, trang trọng và tao nhã, những vấn đề về nói chí, chở đạo, giáo huấn người ta thường sáng tác bằng chữ Hán, giờ đây ông lại viết bằng cả chữ Nơm.
3.2.2.2. Đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam
Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại chi hậu thế khoảng 180 bài thơ viết bằng chữ Nôm, khoảng 800 bài thơ viết bằng chữ Hán và nhiều sấm kí khác. Sáng tác văn chương của ơng có một phong cách riêng rất độc đáo – phong cách triết gia.
Bảng 3.2a dưới đây là kết quả khảo sát và thống kê số lượng tác phẩm theo thể
loại ở cả thành phần sáng tác bằng chữ Hán và sáng tác bằng chữ Nôm của Bạch Vân cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Bảng 3.2a Hiện tượng song ngữ trong sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm
STT THỂ LOẠI SỐ LƯỢNG KHẢO SÁT SÁNG TÁC CHỮ HÁN SÁNG TÁC CHỮ NÔM Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Ký 62 62 100 0 0 2 Văn bia 02 02 100 0 0
3 Văn tế 01 01 100 0 0
4 Thơ 960 800 81,6 180 19,4
5 Phú 01 0 0 01 100
(Nguồn: Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm tổng tập, Nxb Văn học, 2014).
Từ kết quả khảo sát có thể thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là một tác gia song ngữ tiêu biểu trong văn học trung đại Việt Nam. Ông sáng tác rất nhiều bằng chữ Hán với khoảng 800 bài thơ, 62 câu sấm ký, 02 bài văn bia, 1 bài văn tế. Ở địa hạt chữ Nôm ông chỉ đứng sau Nguyễn Trãi về số lượng tác phẩm ở thể loại thơ với khoảng 180 bài so 254 bài.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là người kế thừa và phát triển sự nghiệp sáng tác bằng song ngữ của Nguyễn Trãi ở giai đoạn mở đầu. Sáng tác bằng song ngữ Hán Nôm sau Nguyễn Trãi và trước Nguyễn Bỉnh Khiêm cịn có tác gia Lê Thánh Tơng. Tuy nhiên, phần sáng tác bằng chữ Nôm của Lê Thánh Tông vẫn chưa xác định được đầy đủ, rõ ràng. Do đó, ở cơng trình này, chúng tơi tạm xếp Nguyễn Bỉnh Khiêm ở vị trí kế tục và phát triển sự nghiệp sáng tác bằng song ngữ của Nguyễn Trãi.
Điểm dễ nhận thấy nhất trong những đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với hiện tượng song ngữ đó là ơng đã để lại một di sản văn chương rất đồ sộ. Về thơ
chữ Hán, ơng có Bạch Vân am thi tập. Trong khi đó số lượng đơn vị tác phẩm trong
Bạch Vân quốc ngữ thi tập là khoảng 180 bài. Tác phẩm được đánh giá là một sự kế
thừa và tiếp nối xứng đáng tập thơ Nôm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ở nửa đầu thế kỷ XV, đồng thời đánh dấu một bước phát triển mới trên hành trình hồn thiện của văn học viết Việt Nam bằng chữ Nôm.
Cũng giống như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đóng góp số lượng sáng tác chữ Nôm đáng kể với khoảng 180 bài thơ trong Bạch Vân quốc ngữ
thi tập. Đây cũng là tập thơ thể hiện những sự khác biệt nhất định đối với thể loại
tương ứng tiếp thu từ thơ Đường luật. Những sự khác biệt đó là câu lục ngơn xen thất ngơn, luật, niêm và nhịp thơ như đã phân tích ở phần tác gia Nguyễn Trãi.
Bên cạnh đó, hiện tượng song ngữ trong sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm có một số điểm khác đáng chú ý:
Thứ nhất, trong thơ chữ Hán, tính dân tộc thể hiện ở chỗ ơng thường vượt ra ngoài “phong cách cao quý” của văn chương bác học, để miêu tả một cách phong phú và đa dạng thiên nhiên đất nước và cuộc sống của dân tộc ta, hay nói cách khác là bên cạnh những hình ảnh mang tính chất ước lệ tượng trưng của văn học trung đại nói chung, Bạch Vân am thi tập cịn miêu tả một cách chân thực và sinh động thiên nhiên đất nước và cuộc sống của người Việt. Chẳng hạn khi tả về cây bên cạnh những hình ảnh quen thuộc của thơ ca trung đại như tùng, cúc, trúc, mai, lan, liễu, hạnh, hịe, quỳ,
… cịn có chanh, cam, cau, mía,…
Thứ hai, ông viết văn tế bằng chữ Hán. Văn tế là một thể loại văn học chức năng mang tính lễ nghi, tập tục có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vậy thì việc Nguyễn Bỉnh Khiêm viết văn tế bằng chữ Hán phải khơng có gì là lạ mới đúng. Thế nhưng, theo chúng tôi khảo sát, văn học trung đại Việt Nam chỉ ghi nhận hai bài văn tế viết bằng chữ Hán. Một bài là của Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi viết về một vị công chúa khi đi sứ với bốn chữ nhất (-) đã trở thành một giai thoại văn học nổi tiếng và một bài nữa chính là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đây rõ ràng là một sự khác biệt so với quy luật phát triển của thể loại văn tế.
Thứ ba, thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiếp thu ảnh hưởng của thi liệu Hán học và thi liệu văn học dân gian. Văn học dân gian là yếu tố dân tộc nên ở đây chúng tơi chỉ phân tích những ảnh hưởng của yếu tố ngoại lai trong Bảng 3.2b dưới đây.
Bảng 3.2b Ảnh hưởng của thi liệu Hán học đối với thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm
STT THI LIỆU
HÁN HỌC
THƠ NƠM
NGUYỄN BỈNH KHIÊM 1 Trượng phu vi chí, cùng đương ích
kiên, lão đương ích tráng
(Kẻ trượng phu lập chí, lúc cùng càng phải bền vững, lúc già càng phải hang khỏe)
Vời vợi xuân xanh nữa tiên, Già càng khỏe, khó càng bền.
(Thơ chữ Nơm: Bài 7)
2 Bạch câu q khích
(Bóng ngựa vụt qua khe cửa)
Tuổi đà ngoại tám mươi già,
Thoăn thoắt xem bằng bóng ngựa qua.
(Thơ chữ Nôm: Bài 16)
3 Hậu sinh khả úy (Luận ngữ)
(Kẻ sinh sau là đáng sợ)
Dẫu thấy hậu sinh thì dễ sợ, Sừng kia chẳng mọc, mọc hơn tai.
(Thơ chữ Nôm: Bài 43)
4 Thương dăng phụ kí vĩ nhi chi thiên lý
(Con nhặng xanh bám vào đuôi con ngựa ký mà đi được tới ngàn dặm)
Cáo đội oai hùm mà nát chúng,
Ruồi nương đi kí luống khoe người.
(Thơ chữ Nơm: Bài 99)
Một đóng góp lớn, đóng góp riêng của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với hiện tượng song ngữ trong văn học trung đại Việt Nam là ông đã dùng chữ Nôm để triết lí và phản ánh thế sự. Thơ Nơm của Trạng Trình phản ánh cuộc đời dưới lăng kính của một bậc hiền triết đạo cao đức trọng. Những biến đổi về cuộc đời và con
người, đặc biệt là các giá trị đạo đức được nhà thơ thể hiện mang tính chất “thanh nghị” (vừa nghị luận, vừa phê phán) và giàu tính triết lí.
Nhìn chung, Nguyễn Bỉnh Khiêm là một tác gia sáng tác bằng song ngữ tiêu biểu. Những đóng góp đối với hiện tượng song ngữ là tích cực và rất quan trọng. Nếu Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho sự phát triển vững chắc và mạnh mẽ của hiện tượng song ngữ thì Nguyễn Bỉnh Khiêm là người xây những viên gạch thành bức tường để đưa hiện tượng song ngữ lên đỉnh cao trong thơ văn và thời đại của Nguyễn Du sau đó.