STT THỂ LOẠI SỐ LƯỢNG KHẢO SÁT SÁNG TÁC CHỮ HÁN SÁNG TÁC CHỮ NÔM Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Truyện thơ 15 01 6,7 14 93,3 2 Ngâm khúc 07 02 22,2 05 77,8 3 Hát nói 14 0 0 14 100
Dưới đây sẽ khảo sát, phân tích hiện tượng song ngữ ở các thể loại cụ thể.
4.1.4.1. Truyện thơ
Sự vận động và phát triển không ngừng nghỉ của văn học cũng đồng nghĩa các thế hệ nhà văn, nhà thơ phải suy nghĩ và sáng tạo. Từ đầu thế kỷ XVIII, Truyện Song
Tinh của Nguyễn Hữu Hào ra đời. Sau đó, một loạt truyện thơ viết bằng chữ Nơm cả
bình dân và bác học cũng xuất hiện đánh dấu sự ra đời, phát triển rực rỡ và có những tác phẩm đạt đến đỉnh cao của thể loại truyện thơ Nôm hay gọi tắt là truyện Nôm như
Truyện Kiều của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Theo Hoàng Hữu Yên, “chúng ta ghi nhận rằng thể truyện tự sự bằng văn xuôi đều được viết bằng chữ Hán, và cũng thể ấy bằng văn vần đều được viết bằng chữ Nơm. Do đó khi nói truyện văn vần (truyện thơ) túc là đã bao hàm loại truyện này là truyện Nôm” [163, tr.232]. Về cơ bản, chúng tôi cũng nhất trí với nhận định này của Hồng Hữu n. Theo khảo sát, tác giả luận án nhận thấy chỉ có một tác phẩm tự sự văn vần viết bằng chữ Hán đó là tác phẩm Hương miệt hành (xem Phụ lục 7). Lâu nay, người ta vẫn cho rằng Hương miệt hành là truyện thơ viết bằng chữ Hán có lẽ vì yếu tố tự sự, cốt truyện của nó. Nhưng thiết nghĩ, trong văn học trung đại, tên tác phẩm thường hay gắn liền với thể loại. Có lẽ chữ “hành” ở đây có ý chỉ thể loại của tác phẩm này? Đây là một tác phẩm viết theo thể hành chăng?
Truyện Nôm là loại hình tự sự bằng thơ dùng ngơn ngữ văn tự dân tộc- chữ
Nôm để sáng tác. Truyện Nơm có thể chia thành hai tiểu loại nhỏ là truyện thơ Đường luật (như Truyện Vương Tường, Lâm tuyền kì ngộ, Truyện Tô Công phụng sứ,…); Truyện thơ lục bát: chiếm đa số, có giá trị lớn (như Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên,..).
Về nội dung, truyện Nơm bình dân thể hiện quan niệm đạo đức, mơ ước bình dân, đề cao tình nghĩa người với người, khẳng định quan điểm “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”. Ở nhóm này, những truyện tiêu biểu có thể kể đến như: Truyện
Phạm Tải – Ngọc Hoa, Truyện Tống Trân – Cúc Hoa, Truyện Phạm Công – Cúc Hoa, Truyện Thạch Sanh, Truyện trê cóc… Truyện Nơm bình dân thường khuyết
tên tác giả, cốt truyện lấy từ truyện dân gian. Trong khi đó, những truyện Nơm bác học như: Truyện Kiều, Truyện Phan Trần, Truyện Sơ kính tân trang, Truyện Lục
Vân Tiên,… có tên tác giả, cốt truyện thường lấy từ truyện cổ hoặc tiểu thuyết
Trung Quốc được phát triển sáng tạo. Tuy nhiên vẫn có một số tác phẩm do tác giả tự xây dựng cốt truyện (như Truyện Sơ kính tân trang – Phạm Thái, Truyện Lục
Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu,..). Nội dung truyện Nơm bác học thường khẳng
định lễ giáo phong kiến, đề cao tình u tự do, giải phóng tình cảm con người, mang ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.
Về nghệ thuật, truyện thơ Nôm được viết bằng hai thể thơ là thể thơ bát cú Đường luật (nhiều bài liên hoàn) và thể thơ lục bát. Trong khi thể thơ Đường luật là một yếu tố ngoại nhập, mang đậm dấu ấn văn hóa Hán thì thể lục bát là một thể thơ của dân tộc. Truyện thơ viết bằng chữ Hán chỉ có duy nhất một mình Truyện hương
miết hành. Truyện thơ Nơm viết bằng thể Đường luật khơng nhiều chỉ có ba truyện là Truyện Vương Chiêu Quân, Truyện Tô Công phụng sứ và Truyện lâm tuyền kỳ ngộ.
Cịn phần lớn truyện Nơm viết bằng thể lục bát bao gồm cả truyện Nơm bình dân và truyện Nôm bác học.Điều này cho thấy, ở thể loại truyện Nôm cho thấy sự ưu thắng của yếu tố Nôm của ngôn ngữ dân tộc.
Về ngôn ngữ, các yếu tố Hán về ngôn ngữ như từ Hán Việt, điển cố và thi liệu Hán học vẫn chi phối nhiều đến sáng tác truyện Nơm đặc biệt là ở nhóm truyện Nơm bác học. Ở chiều ngược lại, các yếu tố Nôm về ngôn ngữ như từ Việt, ngôn ngữ đời sống và thi liệu văn học dân gian lại ảnh hưởng sâu đậm hơn trong truyện Nơm bình dân. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa hai yếu tố này ở nhiều tác phẩm rất chặt chẽ, hài hịa, tạo nên những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, đặc biệt là
Truyện Kiều, đỉnh cao của thể loại truyện Nôm – tập đại thành của thi ca Việt Nam
(xem phụ lục 13, 14).
4.1.4.2. Ngâm khúc
Về khái niệm ngâm khúc, có lẽ Dương Quảng Hàm là người đưa ra sớm nhất. Trong Việt Nam văn học sử yếu, ông cho rằng: “Ngâm là một bài văn vần tả những tình cảm ở trong lịng, thứ nhất là những tình buồn sầu, đau, thương. Các khúc ngâm trong ta vẫn làm theo thể song thất lục bát” [58, tr. 302]. Sau Dương Quảng Hàm có rất nhiều người nữa đã đưa ra những nhận định về thể loại ngâm khúc. Về thể loại này cũng đã có ít nhất hai luận án tiến sĩ nghiên cứu của Ngô Văn Đức với đề tài “Ngâm khúc – quá trình hình thành phát triển và đặc trưng thể loại” và Đào Thị Thu Thủy với đề tài “Khúc ngâm song thất lục bát những chặng đường phát triển nghệ thuật”. Tuy nhiên,
những cơng trình này khơng nhắc đến vấn đề hiện tượng song ngữ vì đây không phải là mục tiêu nghiên cứu của những luận án đó.
Qua khảo sát các tác phẩm ở thể loại ngâm khúc thì có bảy tác phẩm ở thể loại này trong văn học trung đại Việt Nam, chủ yếu được sáng tác trong các thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX, các khúc ngâm ở thế kỷ XX không nằm trong đối tượng nghiên cứu của luận án nên không tiến hành khảo sát (xem phụ lục 10). Một điều đáng chú ý là trong số bảy khúc ngâm này thì có một tác phẩm được tác giả sáng tác và sau đó có một phong trào diễn Nơm nó đó là Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn. Các bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm khúc sau này chỉ có một bản có giá trị nghệ thuật cao, được nhiều người biết đến là bản diễn Nôm của bà Đồn Thị Điểm hoặc của ơng Phan Huy Ích (?).Vì lí do gì mà cùng một tác phẩm được viết bằng chữ Hán lại có nhiều bản dịch nó ra ngơn ngữ dân tộc (chữ Nơm)? Điều đầu tiên, ai cũng thừa nhận rằng Chinh phụ ngâm khúc là một tác phẩm thể hiện một khuynh hướng mới trong văn học, mang dấu ấn thời đại rõ nét và có nghệ thuật điêu luyện. Nhưng cái quan trọng hơn, theo Nguyễn Lộc thì “Chinh phụ ngâm là một tác phẩm viết bằng chữ Hán giữa một thời đại mà chữ Nôm đang phát triển, nhiều người khơng bằng lịng với ngun tác của nó, đã tìm cách dịch nó ra tiếng nói dân tộc để mọi người có thể thưởng thức dễ dàng” [100, tr. 154-155].
Bên cạnh đó, Tác phẩm Thu dạ lữ hồi ngâm của Đinh Nhật Thận cũng được sáng tác bằng nguyên văn chữ Hán theo thể song thất lục bát, sau đó tác phẩm được chính tác giả diễn Nơm cũng theo thể song thất lục bát, tạo nên nét đặc sắc riêng, trở thành một hiện tượng song ngữ độc đáo trong văn học trung đại Việt Nam. Đinh Nhật Thận sáng tác bằng chữ Hán rồi sau đó tự mình dịch ra chữ Nơm vì cớ gì? Phải chăng nhà thơ muốn khoe cái tài của mình ở cả văn chương chữ Hán vốn được coi là văn chương sách vở, cao quý và cả văn chương viết bằng ngôn ngữ dân tộc vốn nôm na đời thường? Hay bản chữ Hán ơng khơng thật hài lịng vì chưa diễn tả được đúng cái ý, cái tình với bao nhiêu tâm sự chất chứa? Có lẽ là cả hai.
4.1.4.3. Hát nói
Hát nói là một thể thi ca dân tộc, được sinh ra từ bộ môn nghệ thuật ca trù và trở thành một thể loại văn học dân tộc độc đáo trong nền văn học Việt Nam nói chung, văn học chữ Nơm nói riêng. Trần Đình Hượu trong Nho giáo và văn học Việt
Nam trung cận đại cho rằng: “Sau truyện Nơm, hát nói là một thành tựu mới của văn
học dân tộc. Hát nói tiếp nối các vấn đề của ngâm khúc và truyện Nơm một cách khác, cũng phản ánh tính khơng trọn vẹn sự phát triển đô thị của nước ta” [83, tr. 323].
triết lý nào đó. Văn chương hát nói khơng nhằm mục đích “văn dĩ tải đạo” mà thường sáng tác và biểu diễn theo lối tức tịch (ngay tại chiếu hát – sáng tác rồi hát ln) nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu giải trí. Tuy nhiên, khơng chỉ dừng lại ở đó, các nhà thơ xưa, tuy bề ngồi tả cuộc sống an nhàn, tự tại, hưởng lạc nhưng trong lòng vẫn canh cánh một nỗi lòng với nhân dân, đất nước.
Qua khảo sát 14 bài hát nói, kết quả cho thấy trong bài hát nói thường hay có 2 câu thơ bằng chữ Hán mượn của người xưa hoặc do chính tác giả làm ra viết theo thể ngũ ngơn hoặc thất ngơn. Cịn về cơ bản, thơ hát nói là một thể thơ dân tộc nhất trong các thể loại văn học nội sinh. Hát nói “sử dụng tiếng thơ, tiếng tục, tiếng lóng trong sinh hoạt hàng ngày, tạo ra giọng sống động, pha tạp vừa chữ, vừa nôm, vừa thanh, vừa tục” [132, tr. 191].
Thành cơng nhất ở thể loại hát nói trong văn học Việt Nam thời trung đại, khơng ai khác chính là Nguyễn Cơng Trứ với 81 bài. Bên cạnh đó, những cái tên như Nguyễn Bá Xuyến (23 bài), Cao Bá Quát (16 bài), Nguyễn Khuyến (9 bài), Dương Khuê (13 bài), Chu Mạnh Trinh (3 bài),… cũng rất nổi bật (Số lượng thống kê theo
Tuyển tập hát nói do Nguyễn Đức Mậu sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu). Dù khơng
hồn tồn đồng nhất nhưng cũng có thể chỉ ra được những điểm chung ở những con người này. Đó là những con người có tài, có khí phách hay là những con người tài tử mà theo Trần Đình Sử, thì tài tử khơng phải là người tài theo quan niệm thông thường, mà là kẻ lấy ngơng làm tài, tài thốt ra thói tục, vì vậy mà nó gắn rất chặt với tài tình. Trần Đình Hượu lại gọi là “đa tài và thị tài”.
Hát nói cùng với truyện Nơm và ngâm khúc, là ba thể loại do tự thân nền văn học dân tộc sản sinh ra trên cơ sở vận động, biến đổi và phát triển của ba thể thơ vừa có nguồn gốc ngoại nhập là thơ Đường luật, vừa thuần túy dân tộc là thơ song thất lục bát và lục bát của bộ phận văn học viết bằng chữ Nôm.
Bảng 4.2 dưới đây sẽ thống kê số lượng câu trong bài hát nói của Cao Bá Quát và các câu viết bằng chữ Hán trong các bài đó.